Lính Triều Tiên tháo súng, xuống ruộng cày
Theo báo cáo từ Liên hiệp quốc, 2/3 dân số tại quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với cảnh thiếu thốn lương thực
Theo hãng tin AP, các binh sỹ của Triều Tiên tại khu vực phi quân sự giáp biên giới với Hàn Quốc bất ngờ buông súng trường và vai kề vai canh tác cùng những người nông dân nước này trên các thửa ruộng.
Hình ảnh ghi được cho thấy, phía bên kia hàng rào dây thép gai, các binh sỹ Triều Tiên đã sát cánh cùng nông dân gieo mạ, trồng cải bắp và đậu nành. Tại tất cả các thôn dọc khu vực phi quân sự, các binh sỹ Triều Tiên xắn quần lội bùn và nước ngập ngang gối để giúp nông dân hoàn thành việc gieo trồng vụ xuân.
Cảnh tượng này diễn ra trong bối cảnh các nước láng giềng đang cảnh giác cao độ nguy cơ Triều Tiên có thể tiến hành phóng tên lửa hoặc thử nghiệm hạt nhân. Mới đây nhất, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy, cũng cho rằng, Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần 4 bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, bên trong khu vực phi quân sự, hàng trăm người lính Triều Tiên khác vai mang ba lô đang hành quân. Trên một đỉnh đồi ở tỉnh Bắc Hwanghae, đại tá Kim Chang Jun nói rằng, những binh sỹ này đang được điều xuống nông trại, nhưng họ vẫn sẵn sàng chiến đấu khi cần, một khi chiến tranh bùng phát.
"Nhìn từ bên ngoài, khung cảnh có vẻ yên bình: những người nông dân đang canh tác trên cánh đồng, trẻ em thì đến trường", ông Kim nói. "Nhưng đằng sau khung cảnh ấy, họ đang sẵn sàng cho chiến tranh. Họ làm việc tới nửa đêm, nhưng tới sáng ngày hôm sau, nếu được kêu gọi, họ cũng sẽ sẵn sàng ra trận".
Ở phía tây, bên trong khu an ninh chung, trung tâm của khu phi quân sự, bầu không khí căng thẳng vẫn đang bao trùm. Đây là nơi khách du lịch nước ngoài có thể thấy những đài quan sát, chòi nghỉ chân, cây thông, hoa anh đào và hoa đỗ quyên, bên cạnh những chiếc xe tăng và các bẫy ẩn dọc vùng đệm dài 4 km.
Các binh sỹ Hàn Quốc đứng gác trong tư thế hai bàn tay nắm chặt lại để bên hông như đang luyện võ taekwondo. Ở bên kia, một đơn vị binh sỹ Triều Tiên cũng vào vị trí, súng đeo trên lưng. Một chiếc xe du lịch từ Hàn Quốc dừng lại để du khách xuống xe, tham quan tòa nhà Panmungak của phía Triều Tiên.
Do đang lúc căng thẳng, nên khách du lịch không được phép vào trong ba phòng hội nghị sơn màu xanh nằm gần biên giới, Trung tá Nam Dong Ho của phía Triều Tiên cho biết. Chỉ vào những phòng họp này, ông Nam nói, "đây là khu vực mà cả thế giới đang theo dõi, do đó, bề ngoài chúng trông rất là im ắng".
Tuy nhiên, trong đầu các binh sỹ đang canh gác tại khu vực quân sự hóa căng thẳng nhất thế giới luôn thường trực khả năng chiến tranh nổ ra, ông nói. "Có ai trên thế giới không sợ chiến tranh đâu? Chúng tôi không muốn chiến tranh. Nhưng nếu đế quốc Mỹ khiêu khích, chúng tôi sẽ trả lời bằng chiến tranh hạt nhân".
Từ đầu tháng 3, Triều Tiên nhiều lần đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, song gần đây, tình hình đã lắng xuống. Trước đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu binh sỹ đơn vị tên lửa luôn sẵn sàng và giới chức quân đội đang làm nhiệm vụ tại biên giới cắt liên lạc với quân đội Hàn Quốc.
Sự cứng rắn của Triều Tiên xuất phát từ việc Liên hiệp quốc áp đặt thêm trừng phạt với Bình Nhưỡng sau vụ phóng tên lửa tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân tháng 2/2013. Bình Nhưỡng cũng hết sức tức giận trước những cuộc tập trận chung Mỹ, Hàn với sự tham gia của cả máy bay ném bom và chiến đấu cơ.
Khi được hỏi về kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên, ông Nam cho hay "đây là bí mật hàng đầu của quốc gia. Nhưng chúng tôi muốn nói rõ rằng, quân đội chúng tôi có khả năng tấn công mọi nơi trên trái đất". Cả ông Nam và ông Kim đều nói Bình Nhưỡng muốn hòa bình, nhưng sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Kim cho rằng, vũ khí hạt nhân có liên quan tới sự "sinh tồn" của Triều Tiên. "Nếu chúng tôi không sở hữu vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục bị các thế lực bên ngoài đe dọa", vị đại tá quân đội Triều Tiên cho hay.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, các binh sỹ Triều Tiên tạm gác cây súng trên tay, để tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Bởi nền nông nghiệp yếu kém đang ảnh hưởng tới 24 triệu dân Triều Tiên. Theo báo cáo từ Liên hiệp quốc, 2/3 dân số tại quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với cảnh thiếu thốn lương thực.
Những người nông dân ở Panmunjom, ngôi làng Triều Tiên nằm bên trong khu phi quân sự, đang bận rộn trồng lúa, cải bắp, đậu tương và củ cải trên những cánh đồng được bao quanh bằng dây thép gai và hàng rào chống tăng.
Ở chỗ khác, nhưng nam nữ binh sỹ với gương mặt đỏ ửng và mặc nguyên quân phục, đang lội xuống bùn, cắm cúi gieo hạt rau bina. Quanh họ, những tấm băng rôn màu đỏ bay phất phơ trong gió. Một biểu ngữ cổ động người dân làm việc chăm chỉ, trong khi cái khác kêu gọi bảo vệ tổ quốc tới hơi thở cuối cùng.
Hình ảnh ghi được cho thấy, phía bên kia hàng rào dây thép gai, các binh sỹ Triều Tiên đã sát cánh cùng nông dân gieo mạ, trồng cải bắp và đậu nành. Tại tất cả các thôn dọc khu vực phi quân sự, các binh sỹ Triều Tiên xắn quần lội bùn và nước ngập ngang gối để giúp nông dân hoàn thành việc gieo trồng vụ xuân.
Cảnh tượng này diễn ra trong bối cảnh các nước láng giềng đang cảnh giác cao độ nguy cơ Triều Tiên có thể tiến hành phóng tên lửa hoặc thử nghiệm hạt nhân. Mới đây nhất, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy, cũng cho rằng, Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần 4 bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, bên trong khu vực phi quân sự, hàng trăm người lính Triều Tiên khác vai mang ba lô đang hành quân. Trên một đỉnh đồi ở tỉnh Bắc Hwanghae, đại tá Kim Chang Jun nói rằng, những binh sỹ này đang được điều xuống nông trại, nhưng họ vẫn sẵn sàng chiến đấu khi cần, một khi chiến tranh bùng phát.
"Nhìn từ bên ngoài, khung cảnh có vẻ yên bình: những người nông dân đang canh tác trên cánh đồng, trẻ em thì đến trường", ông Kim nói. "Nhưng đằng sau khung cảnh ấy, họ đang sẵn sàng cho chiến tranh. Họ làm việc tới nửa đêm, nhưng tới sáng ngày hôm sau, nếu được kêu gọi, họ cũng sẽ sẵn sàng ra trận".
Ở phía tây, bên trong khu an ninh chung, trung tâm của khu phi quân sự, bầu không khí căng thẳng vẫn đang bao trùm. Đây là nơi khách du lịch nước ngoài có thể thấy những đài quan sát, chòi nghỉ chân, cây thông, hoa anh đào và hoa đỗ quyên, bên cạnh những chiếc xe tăng và các bẫy ẩn dọc vùng đệm dài 4 km.
Các binh sỹ Hàn Quốc đứng gác trong tư thế hai bàn tay nắm chặt lại để bên hông như đang luyện võ taekwondo. Ở bên kia, một đơn vị binh sỹ Triều Tiên cũng vào vị trí, súng đeo trên lưng. Một chiếc xe du lịch từ Hàn Quốc dừng lại để du khách xuống xe, tham quan tòa nhà Panmungak của phía Triều Tiên.
Do đang lúc căng thẳng, nên khách du lịch không được phép vào trong ba phòng hội nghị sơn màu xanh nằm gần biên giới, Trung tá Nam Dong Ho của phía Triều Tiên cho biết. Chỉ vào những phòng họp này, ông Nam nói, "đây là khu vực mà cả thế giới đang theo dõi, do đó, bề ngoài chúng trông rất là im ắng".
Tuy nhiên, trong đầu các binh sỹ đang canh gác tại khu vực quân sự hóa căng thẳng nhất thế giới luôn thường trực khả năng chiến tranh nổ ra, ông nói. "Có ai trên thế giới không sợ chiến tranh đâu? Chúng tôi không muốn chiến tranh. Nhưng nếu đế quốc Mỹ khiêu khích, chúng tôi sẽ trả lời bằng chiến tranh hạt nhân".
Từ đầu tháng 3, Triều Tiên nhiều lần đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, song gần đây, tình hình đã lắng xuống. Trước đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu binh sỹ đơn vị tên lửa luôn sẵn sàng và giới chức quân đội đang làm nhiệm vụ tại biên giới cắt liên lạc với quân đội Hàn Quốc.
Sự cứng rắn của Triều Tiên xuất phát từ việc Liên hiệp quốc áp đặt thêm trừng phạt với Bình Nhưỡng sau vụ phóng tên lửa tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân tháng 2/2013. Bình Nhưỡng cũng hết sức tức giận trước những cuộc tập trận chung Mỹ, Hàn với sự tham gia của cả máy bay ném bom và chiến đấu cơ.
Khi được hỏi về kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên, ông Nam cho hay "đây là bí mật hàng đầu của quốc gia. Nhưng chúng tôi muốn nói rõ rằng, quân đội chúng tôi có khả năng tấn công mọi nơi trên trái đất". Cả ông Nam và ông Kim đều nói Bình Nhưỡng muốn hòa bình, nhưng sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Kim cho rằng, vũ khí hạt nhân có liên quan tới sự "sinh tồn" của Triều Tiên. "Nếu chúng tôi không sở hữu vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục bị các thế lực bên ngoài đe dọa", vị đại tá quân đội Triều Tiên cho hay.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, các binh sỹ Triều Tiên tạm gác cây súng trên tay, để tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Bởi nền nông nghiệp yếu kém đang ảnh hưởng tới 24 triệu dân Triều Tiên. Theo báo cáo từ Liên hiệp quốc, 2/3 dân số tại quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với cảnh thiếu thốn lương thực.
Những người nông dân ở Panmunjom, ngôi làng Triều Tiên nằm bên trong khu phi quân sự, đang bận rộn trồng lúa, cải bắp, đậu tương và củ cải trên những cánh đồng được bao quanh bằng dây thép gai và hàng rào chống tăng.
Ở chỗ khác, nhưng nam nữ binh sỹ với gương mặt đỏ ửng và mặc nguyên quân phục, đang lội xuống bùn, cắm cúi gieo hạt rau bina. Quanh họ, những tấm băng rôn màu đỏ bay phất phơ trong gió. Một biểu ngữ cổ động người dân làm việc chăm chỉ, trong khi cái khác kêu gọi bảo vệ tổ quốc tới hơi thở cuối cùng.