Lo vì phòng khách sạn tăng giá!
Gần đây, "hai anh em" lữ hành và khách sạn lúc nào cũng “cơm không lành canh không ngọt” vì tình trạng thiếu phòng trầm trọng
Trong khi tổng giám đốc một khách sạn 5 sao đang đọc tham luận, kể về những việc mà khách sạn đã làm để nâng cao chất lượng dịch vụ thì một số giám đốc lữ hành thì thầm “giờ thì khách sạn đâu cần làm, chỉ việc kê gối ngủ”.
Sau giai đoạn “gắn bó keo sơn”cùng hợp tác thu hút khách đến nhằm vực dậy ngành du lịch sa sút vì dịch SARS năm 2003, vài năm trở lại đây "hai anh em" lữ hành và khách sạn lúc nào cũng “cơm không lành canh không ngọt”.
Nguyên nhân của việc không tìm được tiếng nói chung là do phòng khách sạn đang bị thiếu trầm trọng, đặc biệt là phòng có tiêu chuẩn từ 3-5 sao để phục vụ khách du lịch.
Khách tăng, giá tăng mà ai cũng lo lắng
Câu chuyện mở đầu của bài viết này tác giả ghi lại từ cuộc họp tổng kết về du lịch Tp.HCM năm 2007vào cuối tuần trước. Chuyện này không mới vì nạn thiếu phòng đã được doanh nghiệp liên tục nêu ra trong các buổi họp tổng kết, hoặc hội thảo của ngành, kể từ năm 2005 trở lại đây. Thế nhưng, nhiều năm trôi qua, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.
Vì thành phố đang thiếu phòng nên các công ty lữ hành nhiều lúc phải từ chối khách. Có khi, để giữ uy tín với các chủ hãng ở nước ngoài, nhà tour phải chịu lỗ để bán đúng giá đã cam kết.
Cơ quan quản lý du lịch cũng biết điều này và cũng đã xem đây là vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch Tp.HCM. Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM, nói:“Một công ty lữ hành chuyên về khách Úc đã phải hủy tour cho 50 khách/ngày vì không có phòng”.
H, trưởng phòng tiếp thị và bán hàng của một khách sạn 4 sao ở Tp.HCM, cho biết giá bán phòng trung bình của khách sạn cô đã tăng trên 100% trong vòng một năm qua. Năm 2006, giá bán trung bình là 57 USD/phòng thì năm 2007 lên đến 120 USD.
Đây là mức tăng giá kỷ lục nhưng bản thân cô và cả hàng chục người trong phòng lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng. Hàng tuần, một số khách sạn trong thành phố có thông báo với nhau về giá bán phòng trong tuần. Vì thế, nếu giá bán của khách sạn này thấp hơn thì phòng kinh doanh là nơi bị hỏi đầu tiên.
Ông Tào Văn Nghệ, Tổng giám đốc khách sạn 5 sao Majestic, cũng cho rằng ông cũng không sung sướng gì với chuyện tăng giá hiện nay. Giá tăng chót vót thì khách sạn phải chạy đua để nâng cấp dịch vụ, thêm thắt cái này, làm mới cái kia để khách hàng nhận thấy khách sạn cũng đã tăng giá trị cho sản phẩm.
Ông bộc bạch: “Không có một sản phẩm nào có thể bán trên giá trị thực của nó mãi vì đến một lúc nào đó khách sẽ quay lưng”.
Ở các nước khác, mức tăng giá bao giờ cũng dao động trong khoảng 5-10%/năm trong khi ở Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung giá đã tăng vài chục phần trăm mỗi năm. “Tại Tp.HCM, chúng ta đang bán phòng với một mức giá đỉnh điểm”, John Gardner, Tổng giám đốc khách sạn Caravelle, thừa nhận.
Chính mức giá này sẽ làm cho ngành du lịch kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Khi xét về mặt bằng giá chung thì phải xét về chất lượng của cả điểm đến chứ không phải chỉ về chất lượng của một khách sạn hay dịch vụ nào đó. “Vì thế, nếu một khách sạn hạng sang nằm trong một điểm đến chưa mấy nổi bật như Tp.HCM mà có giá bán ngang với Singapore, Hồng Kông... thì đó là mức giá không hợp lý”, giám đốc một công ty lữ hành nói.
Vì đâu nên nỗi
Theo tính toán của Sở Du lịch Tp.HCM, đến năm 2010 thành phố sẽ thiếu khoảng 14.500 phòng, trong đó có khoảng 7.000 phòng khách sạn từ 3-5 sao. Trước tình hình này, vào năm ngoái UBND Tp.HCM đã chỉ đạo Sở Du lịch cùng các sở ngành có liên quan lập danh sách những khu đất có thể nhanh chóng xây khách sạn.
Sau khi xem xét danh sách hàng chục khu đất có tiềm năng, cuối tháng 11 vừa rồi, Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân đã giao hai khu đất tại trung tâm thành phố và một khu tại Thủ Đức cho Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn xây khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng.
Lãnh đạo thành phố đề nghị hai chủ đầu tư phải nhanh chóng thực hiện để đưa công trình vào sử dụng trong năm 2010. Ngoài ra, một khu đất khác, rộng gần 5.000 mét vuông trên đại lộ Lê Duẩn cũng được đưa vào danh sách chọn lựa nhà thầu để xây khách sạn năm sao.
Hơn hai năm là khoảng thời gian đủ để một chủ đầu tư xây khách sạn, tuy nhiên, nếu tính cả khâu đền bù giải tỏa để lấy mặt bằng xây dựng thì khoảng thời gian này là quá ngắn. Nếu thời gian qua, thành phố mạnh tay hơn trong việc giải quyết mặt bằng cho chủ đầu tư thì tình hình thiếu phòng cho khách không căng thẳng như hiện nay.
Thử nhìn lại một số dự án. Chẳng hạn như dự án mở rộng khách sạn Rex đáng lẽ đến thời điểm này đã hoàn tất nhưng hiện vẫn còn xây dựng vì công tác giải tỏa thực hiện quá lâu. Dự án xây dựng khách sạn Kim Đô và cao ốc văn phòng, khách sạn... cao 40 tầng trên phần đất kế đó cũng chậm.
Chủ đầu tư dự kiến sẽ khởi công dự án vào quí 2 này nhưng hiện vẫn còn một hộ chưa chịu di dời. Hay dự án mở rộng khách sạn Majestic cũng định sẽ khởi công trong năm nay nhưng hiện vẫn chưa giải quyết xong mặt bằng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bị động trong việc phát triển phòng khách sạn là do ngành du lịch thành phố đã không lường trước được sự phát triển của thị trường, không dự báo được xu thế tăng trưởng của những đối tượng khách hàng chính của ngành du lịch để có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Vì thế, trong tổng số hơn 25.700 phòng của Tp.HCM, chỉ có gần 6.500 phòng tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao là thường xuyên đầy do lượng khách có nhu cầu dùng những phòng có dịch vụ tốt và khách thương nhân đến ngày càng tăng.
Trong một lần trò chuyện với báo giới, bà Đổng Thị Kim Vui, Giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM, cho biết những năm trước ngành du lịch đã chú trọng nhiều tới việc phát triển sản phẩm và quảng bá tiếp thị chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, lập một kế hoạch đầy đủ về cơ sở hạ tầng đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững. Vì thế, theo bà, cơ sở hạ tầng sẽ là vấn đề trọng tâm trong đề án phát triển du lịch thành phố giai đoạn từ 2010-2020.
Sau giai đoạn “gắn bó keo sơn”cùng hợp tác thu hút khách đến nhằm vực dậy ngành du lịch sa sút vì dịch SARS năm 2003, vài năm trở lại đây "hai anh em" lữ hành và khách sạn lúc nào cũng “cơm không lành canh không ngọt”.
Nguyên nhân của việc không tìm được tiếng nói chung là do phòng khách sạn đang bị thiếu trầm trọng, đặc biệt là phòng có tiêu chuẩn từ 3-5 sao để phục vụ khách du lịch.
Khách tăng, giá tăng mà ai cũng lo lắng
Câu chuyện mở đầu của bài viết này tác giả ghi lại từ cuộc họp tổng kết về du lịch Tp.HCM năm 2007vào cuối tuần trước. Chuyện này không mới vì nạn thiếu phòng đã được doanh nghiệp liên tục nêu ra trong các buổi họp tổng kết, hoặc hội thảo của ngành, kể từ năm 2005 trở lại đây. Thế nhưng, nhiều năm trôi qua, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.
Vì thành phố đang thiếu phòng nên các công ty lữ hành nhiều lúc phải từ chối khách. Có khi, để giữ uy tín với các chủ hãng ở nước ngoài, nhà tour phải chịu lỗ để bán đúng giá đã cam kết.
Cơ quan quản lý du lịch cũng biết điều này và cũng đã xem đây là vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch Tp.HCM. Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM, nói:“Một công ty lữ hành chuyên về khách Úc đã phải hủy tour cho 50 khách/ngày vì không có phòng”.
H, trưởng phòng tiếp thị và bán hàng của một khách sạn 4 sao ở Tp.HCM, cho biết giá bán phòng trung bình của khách sạn cô đã tăng trên 100% trong vòng một năm qua. Năm 2006, giá bán trung bình là 57 USD/phòng thì năm 2007 lên đến 120 USD.
Đây là mức tăng giá kỷ lục nhưng bản thân cô và cả hàng chục người trong phòng lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng. Hàng tuần, một số khách sạn trong thành phố có thông báo với nhau về giá bán phòng trong tuần. Vì thế, nếu giá bán của khách sạn này thấp hơn thì phòng kinh doanh là nơi bị hỏi đầu tiên.
Ông Tào Văn Nghệ, Tổng giám đốc khách sạn 5 sao Majestic, cũng cho rằng ông cũng không sung sướng gì với chuyện tăng giá hiện nay. Giá tăng chót vót thì khách sạn phải chạy đua để nâng cấp dịch vụ, thêm thắt cái này, làm mới cái kia để khách hàng nhận thấy khách sạn cũng đã tăng giá trị cho sản phẩm.
Ông bộc bạch: “Không có một sản phẩm nào có thể bán trên giá trị thực của nó mãi vì đến một lúc nào đó khách sẽ quay lưng”.
Ở các nước khác, mức tăng giá bao giờ cũng dao động trong khoảng 5-10%/năm trong khi ở Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung giá đã tăng vài chục phần trăm mỗi năm. “Tại Tp.HCM, chúng ta đang bán phòng với một mức giá đỉnh điểm”, John Gardner, Tổng giám đốc khách sạn Caravelle, thừa nhận.
Chính mức giá này sẽ làm cho ngành du lịch kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Khi xét về mặt bằng giá chung thì phải xét về chất lượng của cả điểm đến chứ không phải chỉ về chất lượng của một khách sạn hay dịch vụ nào đó. “Vì thế, nếu một khách sạn hạng sang nằm trong một điểm đến chưa mấy nổi bật như Tp.HCM mà có giá bán ngang với Singapore, Hồng Kông... thì đó là mức giá không hợp lý”, giám đốc một công ty lữ hành nói.
Vì đâu nên nỗi
Theo tính toán của Sở Du lịch Tp.HCM, đến năm 2010 thành phố sẽ thiếu khoảng 14.500 phòng, trong đó có khoảng 7.000 phòng khách sạn từ 3-5 sao. Trước tình hình này, vào năm ngoái UBND Tp.HCM đã chỉ đạo Sở Du lịch cùng các sở ngành có liên quan lập danh sách những khu đất có thể nhanh chóng xây khách sạn.
Sau khi xem xét danh sách hàng chục khu đất có tiềm năng, cuối tháng 11 vừa rồi, Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân đã giao hai khu đất tại trung tâm thành phố và một khu tại Thủ Đức cho Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn xây khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng.
Lãnh đạo thành phố đề nghị hai chủ đầu tư phải nhanh chóng thực hiện để đưa công trình vào sử dụng trong năm 2010. Ngoài ra, một khu đất khác, rộng gần 5.000 mét vuông trên đại lộ Lê Duẩn cũng được đưa vào danh sách chọn lựa nhà thầu để xây khách sạn năm sao.
Hơn hai năm là khoảng thời gian đủ để một chủ đầu tư xây khách sạn, tuy nhiên, nếu tính cả khâu đền bù giải tỏa để lấy mặt bằng xây dựng thì khoảng thời gian này là quá ngắn. Nếu thời gian qua, thành phố mạnh tay hơn trong việc giải quyết mặt bằng cho chủ đầu tư thì tình hình thiếu phòng cho khách không căng thẳng như hiện nay.
Thử nhìn lại một số dự án. Chẳng hạn như dự án mở rộng khách sạn Rex đáng lẽ đến thời điểm này đã hoàn tất nhưng hiện vẫn còn xây dựng vì công tác giải tỏa thực hiện quá lâu. Dự án xây dựng khách sạn Kim Đô và cao ốc văn phòng, khách sạn... cao 40 tầng trên phần đất kế đó cũng chậm.
Chủ đầu tư dự kiến sẽ khởi công dự án vào quí 2 này nhưng hiện vẫn còn một hộ chưa chịu di dời. Hay dự án mở rộng khách sạn Majestic cũng định sẽ khởi công trong năm nay nhưng hiện vẫn chưa giải quyết xong mặt bằng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bị động trong việc phát triển phòng khách sạn là do ngành du lịch thành phố đã không lường trước được sự phát triển của thị trường, không dự báo được xu thế tăng trưởng của những đối tượng khách hàng chính của ngành du lịch để có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Vì thế, trong tổng số hơn 25.700 phòng của Tp.HCM, chỉ có gần 6.500 phòng tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao là thường xuyên đầy do lượng khách có nhu cầu dùng những phòng có dịch vụ tốt và khách thương nhân đến ngày càng tăng.
Trong một lần trò chuyện với báo giới, bà Đổng Thị Kim Vui, Giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM, cho biết những năm trước ngành du lịch đã chú trọng nhiều tới việc phát triển sản phẩm và quảng bá tiếp thị chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, lập một kế hoạch đầy đủ về cơ sở hạ tầng đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững. Vì thế, theo bà, cơ sở hạ tầng sẽ là vấn đề trọng tâm trong đề án phát triển du lịch thành phố giai đoạn từ 2010-2020.