Luật hóa việc khuyến khích ngư dân ra biển làm ăn
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sáng 25/6
Sáng 25/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Cụ thể, số đại biểu tham gia biểu quyết là 456, trong đó tán thành là 452 đại biểu, có 1 đại biểu không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.
Trước khi biểu quyết, ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo luật này.
Theo báo cáo này, về quản lý tài nguyên hải đảo, có ý kiến đề nghị cần có quy định về chính sách khuyến khích ngư dân ra biển làm ăn, khai thác nguồn lợi từ biển, đảo.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đây cũng là nội dung đã được quy định trong Luật biển Việt Nam và Luật thủy sản đã được ban hành.
Đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về phòng ngừa sự cố tràn dầu trên biển vì dự thảo Luật trước đó chỉ mới đề cập đến việc ứng phó và khắc phục sự cố.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định các cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải là nước dằn tàu, nước súc rửa tàu từ các phương tiện trên biển.
Các ý kiến này đều đã được tiếp thu vào dự thảo luật trên tinh thần có tham chiếu đầy đủ với các văn bản pháp luật khác liên quan.
Đáng chú ý là có ý kiến cho rằng Dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành chưa rõ, việc phân cấp cho các địa phương có biển trong hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo chưa cụ thể.
Theo ông Phan Xuân Dũng, trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo đối với các loại tài nguyên cụ thể đã được quy định và thực hiện theo pháp luật chuyên ngành như về thủy sản, khoáng sản, dầu khí, du lịch...
Tuy nhiên, trong luật này chỉ tập trung quy định về các công cụ, cơ chế, chính sách điều phối, phối hợp liên ngành, liên vùng; giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ.
Trước khi biểu quyết, ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo luật này.
Theo báo cáo này, về quản lý tài nguyên hải đảo, có ý kiến đề nghị cần có quy định về chính sách khuyến khích ngư dân ra biển làm ăn, khai thác nguồn lợi từ biển, đảo.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đây cũng là nội dung đã được quy định trong Luật biển Việt Nam và Luật thủy sản đã được ban hành.
Đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về phòng ngừa sự cố tràn dầu trên biển vì dự thảo Luật trước đó chỉ mới đề cập đến việc ứng phó và khắc phục sự cố.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định các cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải là nước dằn tàu, nước súc rửa tàu từ các phương tiện trên biển.
Các ý kiến này đều đã được tiếp thu vào dự thảo luật trên tinh thần có tham chiếu đầy đủ với các văn bản pháp luật khác liên quan.
Đáng chú ý là có ý kiến cho rằng Dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành chưa rõ, việc phân cấp cho các địa phương có biển trong hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo chưa cụ thể.
Theo ông Phan Xuân Dũng, trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo đối với các loại tài nguyên cụ thể đã được quy định và thực hiện theo pháp luật chuyên ngành như về thủy sản, khoáng sản, dầu khí, du lịch...
Tuy nhiên, trong luật này chỉ tập trung quy định về các công cụ, cơ chế, chính sách điều phối, phối hợp liên ngành, liên vùng; giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ.