M&A bất động sản và “nước cờ” của FLC
Doanh nghiệp này liên tiếp thâu tóm thành công hàng loạt dự án bất động sản có triển vọng với một mức giá hợp lý
Khi mà thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, cái tên FLC nổi lên hoạt động mua bán dự án (M&A) như một nhà đầu tư tham vọng.
Sôi động M&A bất động sản
Trong năm 2014, không ít doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã lên kế hoạch săn tìm những dự án bất động sản có nhiều lợi thế của các chủ đầu tư thiếu năng lực về tài chính lẫn kinh nghiệm quản lý.
Ngoài những thương vụ tại Tp.HCM của Novaland, Kepel Land, Địa ốc Phát Đạt, Hoà Bình và một số dự án được các nhà đầu tư ngoại mua vào… thì tại Hà Nội, một số doanh nghiệp tên tuổi như Vingroup, FLC, Mường Thanh… cũng đã hoàn tất nhiều bản hợp đồng mua lại dự án từ các doanh nghiệp, chủ đầu tư ban đầu.
Trong đó, cái tên FLC được giới đầu tư nhắc đến nhiều hơn cả, khi doanh nghiệp này liên tiếp thâu tóm thành công hàng loạt dự án bất động sản có triển vọng với một mức giá hợp lý.
Điển hình là dự án Alaska Garden City tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi mua lại thành công 99% cổ phần vốn điều lệ, Tập đoàn FLC đã cho đổi tên dự án thành FLC Garden City.
Theo tiết lộ của một lãnh đạo FLC, dự án này có quy mô hơn 5 ha, bao gồm cả chung cư, đất biệt thự, nhà liền kề và doanh nghiệp này chỉ phải bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng là có thể sở hữu được dự án tiềm năng tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng.
Một dự án khác cũng được FLC mua lại thành công trong năm 2014 là Ion Complex - 36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội có diện tích 4.000 m2, quy mô xây dựng 39 tầng.
Dự án này cũng được FLC mua lại 99% vốn điều lệ với mức giá 198 tỷ đồng và được đổi tên thành FLC Complex Phạm Hùng.
Tập đoàn này cũng hoàn tất bản hợp đồng mua lại dự án The Lavender, Hà Đông, Hà Nội với diện tích 3.000 m2, trị giá 300 tỷ đồng và hiện đã đổi tên thành FLC Star Tower.
Bên cạnh động thái “mua vào”, FLC cũng thực hiện các thương vụ M&A khác nhằm tăng hiệu quả tài chính cho tập đoàn.
“Hiện tượng” trong giới đầu tư
Mặc dù chưa được xem là “cây đa cây đề” trong làng bất động sản, song thực tế trong năm qua, FLC đã có bước phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này và được xem là “hiện tượng” trong giới đầu tư.
Ngoài các dự án tự phát triển như FLC Samson Beach & Golf Resort, FLC Complex Thanh Hóa, các dự án bất động sản khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc, Quảng Bình, dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa…, tên tuổi FLC cũng được dư luận chú ý với các thương vụ M&A kể trên.
Theo một lãnh đạo FLC, sở dĩ tập đoàn này tập trung vào các thương vụ mua lại dự án là bởi hoạt động này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí triển khai dự án nhờ mua được giá thấp đúng vùng đáy thị trường.
Chủ trương này đã được ban lãnh đạo FLC đưa ra từ hơn 3 năm trước nhằm tìm kiếm cơ hội mua vào các dự án bất động sản giá rẻ, tính khả thi cao để triển khai, do nhiều chủ đầu tư cũ gặp khó khăn.
Quan trọng hơn, theo vị lãnh đạo trên, việc mua lại các dự án dở dang sẽ giúp FLC tiết kiệm được thời gian phát triển dự án. Bởi, thông thường, để phát triển một dự án bất động sản, các doanh nghiệp ít nhất cũng phải mất từ 3 - 5 năm cho khâu chuẩn bị. Trong khi đó, các dự án mà FLC mua đều đã hoàn thành về mặt thủ tục, sẵn sàng cho triển khai và bán.
Thậm chí, dự án The Lavender - nay là FLC Star Tower - đã đủ điều kiện để mở bán do hoàn thành thi công hầm, móng.
Còn ở tầm vĩ mô, với kinh nghiệm và năng lực tài chính, việc FLC đẩy mạnh hoạt động M&A các dự án bất động sản sẽ góp phần giảm số lượng dự án bị treo, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Theo đánh giá của ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Môi giới bất động sản Soho Việt Nam - một doanh nghiệp chuyên đứng ra thu xếp các thương vụ M&A bất động sản, việc FLC đẩy mạnh mua vào các dự án dở dang trong giai đoạn hiện nay là một chiến lược đầu tư khôn ngoan.
Sôi động M&A bất động sản
Trong năm 2014, không ít doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã lên kế hoạch săn tìm những dự án bất động sản có nhiều lợi thế của các chủ đầu tư thiếu năng lực về tài chính lẫn kinh nghiệm quản lý.
Ngoài những thương vụ tại Tp.HCM của Novaland, Kepel Land, Địa ốc Phát Đạt, Hoà Bình và một số dự án được các nhà đầu tư ngoại mua vào… thì tại Hà Nội, một số doanh nghiệp tên tuổi như Vingroup, FLC, Mường Thanh… cũng đã hoàn tất nhiều bản hợp đồng mua lại dự án từ các doanh nghiệp, chủ đầu tư ban đầu.
Trong đó, cái tên FLC được giới đầu tư nhắc đến nhiều hơn cả, khi doanh nghiệp này liên tiếp thâu tóm thành công hàng loạt dự án bất động sản có triển vọng với một mức giá hợp lý.
Điển hình là dự án Alaska Garden City tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi mua lại thành công 99% cổ phần vốn điều lệ, Tập đoàn FLC đã cho đổi tên dự án thành FLC Garden City.
Theo tiết lộ của một lãnh đạo FLC, dự án này có quy mô hơn 5 ha, bao gồm cả chung cư, đất biệt thự, nhà liền kề và doanh nghiệp này chỉ phải bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng là có thể sở hữu được dự án tiềm năng tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng.
Một dự án khác cũng được FLC mua lại thành công trong năm 2014 là Ion Complex - 36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội có diện tích 4.000 m2, quy mô xây dựng 39 tầng.
Dự án này cũng được FLC mua lại 99% vốn điều lệ với mức giá 198 tỷ đồng và được đổi tên thành FLC Complex Phạm Hùng.
Tập đoàn này cũng hoàn tất bản hợp đồng mua lại dự án The Lavender, Hà Đông, Hà Nội với diện tích 3.000 m2, trị giá 300 tỷ đồng và hiện đã đổi tên thành FLC Star Tower.
Bên cạnh động thái “mua vào”, FLC cũng thực hiện các thương vụ M&A khác nhằm tăng hiệu quả tài chính cho tập đoàn.
“Hiện tượng” trong giới đầu tư
Mặc dù chưa được xem là “cây đa cây đề” trong làng bất động sản, song thực tế trong năm qua, FLC đã có bước phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này và được xem là “hiện tượng” trong giới đầu tư.
Ngoài các dự án tự phát triển như FLC Samson Beach & Golf Resort, FLC Complex Thanh Hóa, các dự án bất động sản khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc, Quảng Bình, dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa…, tên tuổi FLC cũng được dư luận chú ý với các thương vụ M&A kể trên.
Theo một lãnh đạo FLC, sở dĩ tập đoàn này tập trung vào các thương vụ mua lại dự án là bởi hoạt động này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí triển khai dự án nhờ mua được giá thấp đúng vùng đáy thị trường.
Chủ trương này đã được ban lãnh đạo FLC đưa ra từ hơn 3 năm trước nhằm tìm kiếm cơ hội mua vào các dự án bất động sản giá rẻ, tính khả thi cao để triển khai, do nhiều chủ đầu tư cũ gặp khó khăn.
Quan trọng hơn, theo vị lãnh đạo trên, việc mua lại các dự án dở dang sẽ giúp FLC tiết kiệm được thời gian phát triển dự án. Bởi, thông thường, để phát triển một dự án bất động sản, các doanh nghiệp ít nhất cũng phải mất từ 3 - 5 năm cho khâu chuẩn bị. Trong khi đó, các dự án mà FLC mua đều đã hoàn thành về mặt thủ tục, sẵn sàng cho triển khai và bán.
Thậm chí, dự án The Lavender - nay là FLC Star Tower - đã đủ điều kiện để mở bán do hoàn thành thi công hầm, móng.
Còn ở tầm vĩ mô, với kinh nghiệm và năng lực tài chính, việc FLC đẩy mạnh hoạt động M&A các dự án bất động sản sẽ góp phần giảm số lượng dự án bị treo, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Theo đánh giá của ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Môi giới bất động sản Soho Việt Nam - một doanh nghiệp chuyên đứng ra thu xếp các thương vụ M&A bất động sản, việc FLC đẩy mạnh mua vào các dự án dở dang trong giai đoạn hiện nay là một chiến lược đầu tư khôn ngoan.