“Mong đến 2021, kinh tế hàng hải thay vị trí dầu khí”
Nội dung đột phá nhất tại dự thảo luật, theo Bộ trưởng Thăng là quy định về cảng biển
Sáng 8/4, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, điều nung nấu khi sửa luật là tạo đột phá, để đến năm 2021, kinh tế hàng hải sẽ xếp thứ nhất, thay vị trí của dầu khí hiện nay.
Việc sửa luật góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, Bộ trưởng trình bày.
Trong tổng số 261 điều của Bộ luật năm 2005, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung 58/261 điều, Bộ trưởng Thăng cho biết.
Quyền vận tải nội địa là một trong những nội dung được sửa đổi. Ban soạn thảo cho rằng cần có quy định xác định rõ hàng hoá, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển phải được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam, trừ 4 trường hợp cụ thể quy định tại bộ luật.
Việc cho phép tàu biển nước ngoài vào vận tải nội địa phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện vì vậy quy định vào luật nội dung này và giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định chi tiết, Chính phủ giải thích.
Điểm mới nữa là dự thảo luật đã bổ sung quy định về đăng ký tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Nội dung đột phá nhất tại dự thảo luật, theo Bộ trưởng Thăng là quy định về cảng biển.
Theo Chính phủ, việc thực hiện quy định về quy hoạch phát triển cảng biển chưa hiệu quả vì vậy cần có quy định bổ sung để chống đầu tư manh mún.
Dự thảo luật đã quy định rõ hơn về đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và bổ sung quy định về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
Phần thảo luận ghi nhận không ít băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sự thống nhất của dự án luật với hệ thống pháp luật hiện hành cũng như nhiều quy định cụ thể.
Tuy nhiên, "dự thảo luật không có sự đột phá", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, trong bối cảnh độc lập chủ quyền, phân chia ranh giới trên biển còn có vấn đề thì mục tiêu đặt ra là lấy kinh tế hàng hải là mũi nhọn nhưng bảo đảm an ninh chứ không chỉ kinh tế hàng hải là đủ.
Cần nghiên cứu sâu hơn để làm sao luật tạo cơ sở chính trị bảo vệ chủ quyền và cơ chế để phát triển kinh tế, Chủ tịch Quốc hội góp ý.
Giải trình thêm về các góp ý, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh điều nung nấu khi sửa luật là tạo đột phá về thể chế chính sách để phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện chiến lược biển với mục tiêu đến 2021 kinh tế hàng hải sẽ xếp thứ nhất, thay vị trí của dầu khí hiện nay.
Khẳng định nội dung đột phá nhất của dự án luật là quy định về cảng biển, trước băn khoăn về mô hình chính quyền cảng, ông Thăng giải thích là hầu hết các nước đều có mô hình này. Song chính quyền cảnh không tổ chức trên cả nước mà chỉ ở các cụm cảng lớn.
Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vào tháng 5 tới, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hàng hải việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét.
Việc sửa luật góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, Bộ trưởng trình bày.
Trong tổng số 261 điều của Bộ luật năm 2005, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung 58/261 điều, Bộ trưởng Thăng cho biết.
Quyền vận tải nội địa là một trong những nội dung được sửa đổi. Ban soạn thảo cho rằng cần có quy định xác định rõ hàng hoá, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển phải được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam, trừ 4 trường hợp cụ thể quy định tại bộ luật.
Việc cho phép tàu biển nước ngoài vào vận tải nội địa phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện vì vậy quy định vào luật nội dung này và giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định chi tiết, Chính phủ giải thích.
Điểm mới nữa là dự thảo luật đã bổ sung quy định về đăng ký tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Nội dung đột phá nhất tại dự thảo luật, theo Bộ trưởng Thăng là quy định về cảng biển.
Theo Chính phủ, việc thực hiện quy định về quy hoạch phát triển cảng biển chưa hiệu quả vì vậy cần có quy định bổ sung để chống đầu tư manh mún.
Dự thảo luật đã quy định rõ hơn về đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và bổ sung quy định về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
Phần thảo luận ghi nhận không ít băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sự thống nhất của dự án luật với hệ thống pháp luật hiện hành cũng như nhiều quy định cụ thể.
Tuy nhiên, "dự thảo luật không có sự đột phá", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, trong bối cảnh độc lập chủ quyền, phân chia ranh giới trên biển còn có vấn đề thì mục tiêu đặt ra là lấy kinh tế hàng hải là mũi nhọn nhưng bảo đảm an ninh chứ không chỉ kinh tế hàng hải là đủ.
Cần nghiên cứu sâu hơn để làm sao luật tạo cơ sở chính trị bảo vệ chủ quyền và cơ chế để phát triển kinh tế, Chủ tịch Quốc hội góp ý.
Giải trình thêm về các góp ý, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh điều nung nấu khi sửa luật là tạo đột phá về thể chế chính sách để phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện chiến lược biển với mục tiêu đến 2021 kinh tế hàng hải sẽ xếp thứ nhất, thay vị trí của dầu khí hiện nay.
Khẳng định nội dung đột phá nhất của dự án luật là quy định về cảng biển, trước băn khoăn về mô hình chính quyền cảng, ông Thăng giải thích là hầu hết các nước đều có mô hình này. Song chính quyền cảnh không tổ chức trên cả nước mà chỉ ở các cụm cảng lớn.
Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vào tháng 5 tới, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hàng hải việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét.