Nghị định mới giúp “giải thoát” cổ phần hóa
Con đường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang hứa hẹn có nhiều thay đổi
Con đường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang hứa hẹn có nhiều thay đổi, sau những quy định mở trong Nghị định 59/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/7/2011 và dự thảo thông tư hướng dẫn mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi.
Không chỉ tháo gỡ những vướng mắc để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa nhanh hơn mà chất lượng doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2012 sẽ được đặc biệt chú trọng, qua đó tạo ra hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán.
Tính đến ngày 31/7/2011, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa 3.949 doanh nghiệp, chiếm 67% tổng số doanh nghiệp sắp xếp lại, trong đó 1.655 doanh nghiệp thuộc Trung ương và 2.294 doanh nghiệp thuộc địa phương.
Riêng 7 tháng đầu năm 2011, 4 doanh nghiệp lớn đã thực hiện cổ phần hóa là: Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Miền Trung - Bộ Xây dựng và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng thừa nhận, thời gian qua (không chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2011), quá trình cổ phần hóa đã chậm hơn so với lộ trình sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn 2007 - 2010, số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa chỉ đạt 25% theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sự chậm chạp của tiến trình cổ phần hóa vừa qua dự kiến sẽ được khai thông bởi những quy định mới của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2011).
Đó là mở rộng phương thức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tham gia tái cơ cấu lại doanh nghiệp.
Nghị định mới đã điều chỉnh mở rộng thêm cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước cuộc đấu giá công khai, giá bán là giá thoả thuận hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được duyệt.
Trường hợp thực hiện bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược sau khi bán đấu giá công khai ra công chúng như cơ chế hiện nay thì nghị định đã điều chỉnh giá bán là giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.
Đồng thời, để các nhà đầu tư chiến lược thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp sau chuyển đổi, nghị định mới cũng quy định số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia tại mỗi doanh nghiệp là không quá 3 nhà đầu tư và thời gian nắm giữ cổ phần được mua ít nhất là 5 năm.
Về xác định giá đất trong giá trị doanh nghiệp, nghị định mới hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai. Riêng đối với diện tích đất doanh nghiệp được thuê tiếp tục sử dụng phải trả tiền thuê đất theo quy định của chính sách phát luật về đất đai.
Không tính tiền thuê đất và giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, vì giá thuê đất các địa phương đều phải tính toán xác định lại sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định tại nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Theo Bộ Tài chính, nội dung quy định này được xác định là một tháo gỡ cho vướng mắc cơ bản trong quá trình định giá doanh nghiệp cổ phần hóa thời gian qua, vì trước đây doanh nghiệp cổ phần hóa phải tính giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thuê vào giá trị doanh nghiệp.
Quy định này đã đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về đất đai; tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc thu - nộp giá trị quyền sử dụng đất cũng như tiền thuê đất theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định đối với diện tích đất tiếp tục sử dụng; không còn tình trạng giá trị doanh nghiệp được xác định quá lớn do được thuê nhiều diện tích đất trong khi đó vẫn phải trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định.
Để tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp, đồng thời có chính sách thu hút được lao động giỏi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, Nghị định 59 quy định người lao động được mua cổ phần ưu đãi với mức giá bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá (thay bằng 60% giá đấu thành công bình quân như quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP); hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước khi bán đấu giá công khai.
Ngoài ra, nghị định mới đã quy định thêm nội dung người lao động được mua thêm cổ phần ưu đãi với mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Đối với người lao động giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/1năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động.
Nhằm tăng cường giám sát, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước, nghị định đã bổ sung quy định việc áp dụng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán lại kết quả định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác); các công ty mẹ thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Không chỉ tháo gỡ những vướng mắc để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa nhanh hơn mà chất lượng doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2012 sẽ được đặc biệt chú trọng, qua đó tạo ra hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán.
Tính đến ngày 31/7/2011, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa 3.949 doanh nghiệp, chiếm 67% tổng số doanh nghiệp sắp xếp lại, trong đó 1.655 doanh nghiệp thuộc Trung ương và 2.294 doanh nghiệp thuộc địa phương.
Riêng 7 tháng đầu năm 2011, 4 doanh nghiệp lớn đã thực hiện cổ phần hóa là: Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Miền Trung - Bộ Xây dựng và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng thừa nhận, thời gian qua (không chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2011), quá trình cổ phần hóa đã chậm hơn so với lộ trình sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn 2007 - 2010, số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa chỉ đạt 25% theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sự chậm chạp của tiến trình cổ phần hóa vừa qua dự kiến sẽ được khai thông bởi những quy định mới của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2011).
Đó là mở rộng phương thức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tham gia tái cơ cấu lại doanh nghiệp.
Nghị định mới đã điều chỉnh mở rộng thêm cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước cuộc đấu giá công khai, giá bán là giá thoả thuận hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được duyệt.
Trường hợp thực hiện bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược sau khi bán đấu giá công khai ra công chúng như cơ chế hiện nay thì nghị định đã điều chỉnh giá bán là giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.
Đồng thời, để các nhà đầu tư chiến lược thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp sau chuyển đổi, nghị định mới cũng quy định số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia tại mỗi doanh nghiệp là không quá 3 nhà đầu tư và thời gian nắm giữ cổ phần được mua ít nhất là 5 năm.
Về xác định giá đất trong giá trị doanh nghiệp, nghị định mới hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai. Riêng đối với diện tích đất doanh nghiệp được thuê tiếp tục sử dụng phải trả tiền thuê đất theo quy định của chính sách phát luật về đất đai.
Không tính tiền thuê đất và giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, vì giá thuê đất các địa phương đều phải tính toán xác định lại sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định tại nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Theo Bộ Tài chính, nội dung quy định này được xác định là một tháo gỡ cho vướng mắc cơ bản trong quá trình định giá doanh nghiệp cổ phần hóa thời gian qua, vì trước đây doanh nghiệp cổ phần hóa phải tính giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thuê vào giá trị doanh nghiệp.
Quy định này đã đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về đất đai; tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc thu - nộp giá trị quyền sử dụng đất cũng như tiền thuê đất theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định đối với diện tích đất tiếp tục sử dụng; không còn tình trạng giá trị doanh nghiệp được xác định quá lớn do được thuê nhiều diện tích đất trong khi đó vẫn phải trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định.
Để tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp, đồng thời có chính sách thu hút được lao động giỏi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, Nghị định 59 quy định người lao động được mua cổ phần ưu đãi với mức giá bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá (thay bằng 60% giá đấu thành công bình quân như quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP); hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước khi bán đấu giá công khai.
Ngoài ra, nghị định mới đã quy định thêm nội dung người lao động được mua thêm cổ phần ưu đãi với mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Đối với người lao động giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/1năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động.
Nhằm tăng cường giám sát, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước, nghị định đã bổ sung quy định việc áp dụng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán lại kết quả định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác); các công ty mẹ thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.