09:10 09/10/2024

Người cao tuổi Hàn Quốc đầu tư vào các cơ sở dưỡng lão cao cấp

Minh Anh

Năm 2023, tỷ lệ dân số già ở Hàn Quốc đạt mức thấp kỷ lục. Tổng tỷ suất sinh chỉ đạt 0,72 con/phụ nữ ở Hàn Quốc, thấp hơn nhiều so với mức duy trì 2,1 con/phụ nữ để đảm bảo ổn định dân số...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tại Hàn Quốc - một trong những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất thế giới - các khu dưỡng lão sang trọng này đang trở nên phổ biến với số tiền đầu tư lên đến hàng tỷ USD của các tập đoàn lớn như Lotte và Hyundai. Không giống như viện dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người cao tuổi bình thường khác, những khu dân cư này phục vụ những người già vẫn có thể tự lo cho bản thân nhưng muốn được cung cấp các dịch vụ như ăn uống, dọn dẹp và giao lưu với những người cao tuổi khác. 

NHIỀU DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI

Shinhan Life Care, một công ty con của ngân hàng cùng tên, gần đây đã công bố thỏa thuận hợp tác với chi nhánh xây dựng của Hyundai để xây dựng nhà ở và cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi. Vài năm trước đây, Hàn Quốc chỉ có rất ít khu dưỡng lão cao cấp như vậy do truyền thống con cái phải chăm sóc cha mẹ già. Vì không phục vụ những người mắc bệnh như mất trí nhớ và cũng không được bảo hiểm y tế công lập hỗ trợ, những khu “nghỉ dưỡng” này chủ yếu dành cho nhóm người già thiểu số giàu có.

Nhưng giờ đây, tài sản của những người mới về hưu ở Hàn Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại, nhờ vào quãng thời gian cống hiến của họ trùng hợp với thời kỳ bùng nổ kinh tế của đất nước. Trong năm nay, ít nhất đã có 9 dự án lớn về các khu nghỉ dưỡng tư nhân dành cho người cao tuổi được công bố tại Hàn Quốc.

Con số này có thể không lớn, nhưng theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg, đây là mức cao nhất trong thập kỷ qua. Chúng cũng là một phần của “ngành kinh tế bạc” dự kiến ​​trị giá 168 nghìn tỷ won (121 tỷ USD) vào năm 2023, khi tỷ lệ sinh giảm, đô thị hóa và sự gia tăng của tài sản cá nhân tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm phục vụ người cao tuổi Hàn Quốc.

Trong năm nay, ít nhất đã có 9 dự án lớn về các khu nghỉ dưỡng tư nhân dành cho người cao tuổi được công bố tại Hàn Quốc.
Trong năm nay, ít nhất đã có 9 dự án lớn về các khu nghỉ dưỡng tư nhân dành cho người cao tuổi được công bố tại Hàn Quốc.

“Chắc chắn có nhiều nhu cầu cho loại nhà ở cao cấp mới này,” Choi Younghak, giám đốc tại Igis Asset Management, một quỹ bất động sản có trụ sở tại Seoul đang quản lý 65 nghìn tỷ won (47 tỷ USD) tài sản, cho biết. Ông cho biết sự quan tâm mạnh mẽ của những người về hưu giàu có, những người không thể hoặc không muốn sống cùng người con trưởng thành của mình. Igis hiện đang lên kế hoạch xây dựng một khu nghỉ dưỡng tư nhân dành cho người cao tuổi tại Seoul và cũng đang đàm phán với nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho các dự án khác. 

The Signum Haus, điều hành một cơ sở dưỡng lão sang trọng gồm 230 phòng tại khu vực cao cấp Gangnam, dự kiến ​​sẽ mở một cơ sở tương tự tại Thành phố Quốc tế Cheongna trong vài tháng tới. Các phòng sẽ có sàn gỗ và những phòng ở tầng trên sẽ nhìn ra thành phố, trong khi các tiện nghi chung sẽ bao gồm sân tập golf trong nhà, rạp chiếu phim, phòng thiền và nhà hàng.

Tài liệu marketing của VL Le West 15 tầng cho thấy toà nhà này sẽ không giống như các viện dưỡng lão truyền thống trong nước. Các phòng sẽ có cửa sổ kính từ sàn đến trần, và dự kiến bao gồm rạp chiếu phim và dịch vụ đưa đón concierge. Mặc dù tiền đặt cọc là 1 triệu USD và tiền thuê nhà hàng tháng trung bình là 1.500 USD, nhưng theo Lotte, phần lớn trong số 810 phòng của toà nhà đã được bán hết. Lhour, một khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho người cao tuổi sẽ được xây dựng bởi Hanwha Engineering & Construction Corp và vận hành bởi Hotel Lotte tại thành phố biển Busan, đã nhanh chóng bán hết sạch phòng vào năm ngoái.

Vài năm trước đây, Hàn Quốc chỉ có rất ít khu dưỡng lão cao cấp như vậy.
Vài năm trước đây, Hàn Quốc chỉ có rất ít khu dưỡng lão cao cấp như vậy.

Tuy nhiên, nhắm mục tiêu vào khách hàng về hưu giàu có cũng đi kèm với rủi ro. Nếu giá bất động sản giảm như dự đoán của một số nhà kinh tế học, sẽ có ngày càng ít người có thể chi trả cho việc chuyển đến các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho người cao tuổi bằng cách bán căn nhà hiện tại của họ. Ngoài ra, một số nhà phân tích cũng cảnh báo rằng các nhà phát triển có thể đang đánh giá thấp chi phí vận hành, bao gồm cả chi phí lao động tăng cao.

“Do tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực tại các viện dưỡng lão nghiêm trọng hơn Nhật Bản,” Hyeri Shin, phó giáo sư về khoa lão khoa tại Đại học Kyunghee, cho biết.

Theo trang Nikkei Asia, cùng với sự già hóa dân số, nền kinh tế bạc ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tại Hàn Quốc, các nhà phân tích dự báo nền kinh tế bạc sẽ thu được giá trị hơn 120 tỷ đô la vào năm 2030. Ngày càng nhiều doanh nghiệp cũng hướng đến phát triển các loại hàng hóa và dịch vụ dành cho người cao tuổi – chiếm tỷ lên cao trong dân số.

Nghiên cứu của bà Kim Young-sun, Giám đốc Viện AgeTech & Silver Economy thuộc Đại học Kyunghee, dự báo rằng thị trường dành cho các doanh nghiệp hướng đến người cao tuổi sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2030, tăng gấp đôi so với năm 2020. "Chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế bạc của Hàn Quốc có tiềm năng rất lớn. Nhưng so với các nước châu Á khác, thị trường này vẫn còn ở mức rất thấp. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào Trung Quốc, thị trường ở đó rất phát triển", bà Kim Young-sun nói.

Tại Hàn Quốc, các nhà phân tích dự báo nền kinh tế bạc sẽ thu được giá trị hơn 120 tỷ đô la vào năm 2030.
Tại Hàn Quốc, các nhà phân tích dự báo nền kinh tế bạc sẽ thu được giá trị hơn 120 tỷ đô la vào năm 2030.

Theo ước tính của tập đoàn dịch vụ tài chính Trung Quốc Ping An, nền kinh tế bạc của Trung Quốc hiện có giá trị khoảng 966 tỷ USD. Trong khi đó, World Data Lab, một cơ quan nghiên cứu người tiêu dùng, ước tính nền kinh tế bạc của Nhật Bản sẽ tăng trưởng lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Bà Kim cũng chỉ ra tiềm năng của các hoạt động giải trí như du lịch và đào tạo nghề cho người cao tuổi muốn học các kỹ năng nghề nghiệp mới, cũng như tư vấn pháp lý và tài chính. Đây sẽ là những lĩnh vực tăng trưởng sắp xảy ra trong nền kinh tế bạc. "Hiện tại, có rất nhiều hoạt động R&D của nhà nước và các hoạt động khác đang được triển khai trên thị trường, và dự báo sẽ phát triển đáng kể trong tương lai", bà Kim nói.

 

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và dự báo sẽ tăng lên hơn 25% vào năm 2050.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng cơ sở chăm sóc và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi đặc biệt là cơ sở tư nhân còn hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, chỉ có 32/63 tỉnh có viện dưỡng lão. Cả nước chỉ có khoảng trên 400 viện dưỡng lão, chủ yếu là các trung tâm từ thiện hoặc trung tâm do nhà nước đầu tư.