Ngưỡng nợ công: An toàn hay báo động?
Tiền tệ thắt chặt, song tài khóa chưa nhất quán, chi tiêu công còn máy móc, lãng phí, nợ công đã đến ngưỡng báo động
Tiền tệ thắt chặt, song tài khóa chưa nhất quán, chi tiêu công còn máy móc, lãng phí, nợ công đã đến ngưỡng báo động…
Hàng loạt bất cập, yếu kém trong thu chi ngân sách đã được nhấn mạnh tại các tổ thảo luận của Quốc hội, sáng 24/10.
Nợ công đã ở mức báo động
Mở đầu phiên thảo luận tại đoàn Tp.HCM, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch dùng hình ảnh cùng là rượu nặng, với anh A thì 3 chén không hề gì, nhưng với anh B thì chỉ 1 chén là “chết” để nói về cách tính và so sánh mức nợ công của Việt Nam với các nước khác hiện nay khi chỉ đề cập một con số chiếm bao nhiêu phần trăm GDP.
Theo đại biểu Lịch, vấn đề quan trọng là phải xem xét số nợ phải trả so với nguồn thu tăng hay giảm. Như 2011 trả nợ 86 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% nguồn thu, dự kiến đến 2012 trả 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,5%. Cứ tăng như vậy thì sẽ đến lúc tăng thu chỉ để trả nợ, ông Lịch lo ngại.
Vì vậy, đại biểu Lịch đề nghị phải làm bản chu chuyển tài chính 5 năm về thu và trả nợ. Đồng thời xem xét 10 năm qua việc vay nợ để đầu tư có mang lại hiệu quả hay không qua tỷ lệ tăng nợ và nguồn thu.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân thì bội chi ngân sách liên tục kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến nợ công và nợ nước ngoài đã đến mức báo động chứ không phải ở ngưỡng an toàn, trong phạm vi an toàn.
“Tôi cho rằng nợ công Việt Nam đã ở mức báo động”, ông Ngân quả quyết.
Ông Ngân phân tích, theo ước tính, đến cuối 2011 là 54,5% GDP, nợ nước ngoài là 41,5%GDP, tương đương 50 tỷ USD. Nếu so với dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (chỉ khoảng 14 - 15 tỷ USD) thì số nợ nước ngoài gấp tới hơn 3 lần.
So sánh với các nước trong khu vực thì thấy, hiện Thái Lan nợ công (gồm nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh) chỉ có 44,1%GDP thôi trong khi dự trữ ngoại hối của họ là 176 tỷ USD. Indonesia, Malaysia nợ công chỉ có 26,9% GDP, Philippines 47,3%...
“Nhìn họ để thấy nợ của mình lên tới 54,5%GDP là ở mức nguy hiểm rồi. Với lại, nợ công, nợ nước ngoài của các nước là thặng dư cán cân thương mại, là xuất siêu có dư để trả nợ nước ngoài, còn ta thì ngược lại, năm nào cũng nhập siêu cao, lấy đâu để trả nợ nước ngoài”, ông Ngân lo lắng.
Tiền tệ thắt chặt, chi tiêu công vẫn lãng phí
Điều khiến các đại biểu phiền lòng nhất trong chi ngân sách là chi tiêu công vẫn vừa máy móc, vừa lãng phí, trong khi tinh thần của Nghị quyết 11 là phải thắt chặt.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra có tới 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Nhưng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đưa ra ví dụ qua giám sát, có nơi cần trang bị đèn cho an toàn giao thông, đã bố trí chi rồi, tiền có sẵn trong tủ rồi nhưng vì là dự án mới nên cắt, không chi. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng than phiền rằng quá vô lý, khi cán bộ hỏng máy vi tính mà không được mua thay thế...
Sự thiếu nhất quán về chính sách cũng được đại biểu Lịch chứng minh qua những con số. Đó là trong khi tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng dự kiến 12%, tổng cung tiền khoảng 12,5%, đều thấp hơn con số tại Nghị quyết 11. Còn chi tiêu công vẫn vượt dự toán đến 15%.
Năm 2012 định hướng là tiếp tục kiềm chế lạm phát song dự toán tăng thu nội địa vẫn tăng 26%, trong khi tăng GDP + trượt giá cũng chỉ bằng 15%. Sự thiếu nhất quán này phải chăng là vì áp lực chi? Đại biểu Lịch đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm cần kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11 trong nhiều năm nữa để ổn định vĩ mô bền vững, đại biểu Trần Hoàng ngân không đồng tình thông qua dự toán ngân sách 2012 khi vẫn còn những khoản chi bất hợp lý.
Đại biểu Ngân và nhiều vị đại biểu khác đều đề nghị mức bội chi ngân sách năm 2012 không quá 4,5%, thay vì 4,8% như đề nghị của Chính phủ.
Bí thư Thành ủy Tp.HCM Lê Thanh Hải đề nghị, chi ngân sách tới đây cần thể hiện nhiệm vụ chính trị của 2012 và 5 năm sắp tới, trong đó có việc tái cấu trúc kinh tế. Chi ngân sách phải phản ánh được quan điểm tái cấu trúc đó bằng các cơ chế, hành động cụ thể.
Vì thế, trong cơ cấu chi 2012 phải có mục dành cho tái cơ cấu kinh tế, bởi vì quan điểm chủ trương định hướng gì đã nhất quán mà không thể hiện trong chi ngân sách thì không thể nào tái cấu trúc được, ông Hải nhấn mạnh.
Hàng loạt bất cập, yếu kém trong thu chi ngân sách đã được nhấn mạnh tại các tổ thảo luận của Quốc hội, sáng 24/10.
Nợ công đã ở mức báo động
Mở đầu phiên thảo luận tại đoàn Tp.HCM, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch dùng hình ảnh cùng là rượu nặng, với anh A thì 3 chén không hề gì, nhưng với anh B thì chỉ 1 chén là “chết” để nói về cách tính và so sánh mức nợ công của Việt Nam với các nước khác hiện nay khi chỉ đề cập một con số chiếm bao nhiêu phần trăm GDP.
Theo đại biểu Lịch, vấn đề quan trọng là phải xem xét số nợ phải trả so với nguồn thu tăng hay giảm. Như 2011 trả nợ 86 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% nguồn thu, dự kiến đến 2012 trả 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,5%. Cứ tăng như vậy thì sẽ đến lúc tăng thu chỉ để trả nợ, ông Lịch lo ngại.
Vì vậy, đại biểu Lịch đề nghị phải làm bản chu chuyển tài chính 5 năm về thu và trả nợ. Đồng thời xem xét 10 năm qua việc vay nợ để đầu tư có mang lại hiệu quả hay không qua tỷ lệ tăng nợ và nguồn thu.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân thì bội chi ngân sách liên tục kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến nợ công và nợ nước ngoài đã đến mức báo động chứ không phải ở ngưỡng an toàn, trong phạm vi an toàn.
“Tôi cho rằng nợ công Việt Nam đã ở mức báo động”, ông Ngân quả quyết.
Ông Ngân phân tích, theo ước tính, đến cuối 2011 là 54,5% GDP, nợ nước ngoài là 41,5%GDP, tương đương 50 tỷ USD. Nếu so với dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (chỉ khoảng 14 - 15 tỷ USD) thì số nợ nước ngoài gấp tới hơn 3 lần.
So sánh với các nước trong khu vực thì thấy, hiện Thái Lan nợ công (gồm nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh) chỉ có 44,1%GDP thôi trong khi dự trữ ngoại hối của họ là 176 tỷ USD. Indonesia, Malaysia nợ công chỉ có 26,9% GDP, Philippines 47,3%...
“Nhìn họ để thấy nợ của mình lên tới 54,5%GDP là ở mức nguy hiểm rồi. Với lại, nợ công, nợ nước ngoài của các nước là thặng dư cán cân thương mại, là xuất siêu có dư để trả nợ nước ngoài, còn ta thì ngược lại, năm nào cũng nhập siêu cao, lấy đâu để trả nợ nước ngoài”, ông Ngân lo lắng.
Tiền tệ thắt chặt, chi tiêu công vẫn lãng phí
Điều khiến các đại biểu phiền lòng nhất trong chi ngân sách là chi tiêu công vẫn vừa máy móc, vừa lãng phí, trong khi tinh thần của Nghị quyết 11 là phải thắt chặt.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra có tới 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Nhưng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đưa ra ví dụ qua giám sát, có nơi cần trang bị đèn cho an toàn giao thông, đã bố trí chi rồi, tiền có sẵn trong tủ rồi nhưng vì là dự án mới nên cắt, không chi. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng than phiền rằng quá vô lý, khi cán bộ hỏng máy vi tính mà không được mua thay thế...
Sự thiếu nhất quán về chính sách cũng được đại biểu Lịch chứng minh qua những con số. Đó là trong khi tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng dự kiến 12%, tổng cung tiền khoảng 12,5%, đều thấp hơn con số tại Nghị quyết 11. Còn chi tiêu công vẫn vượt dự toán đến 15%.
Năm 2012 định hướng là tiếp tục kiềm chế lạm phát song dự toán tăng thu nội địa vẫn tăng 26%, trong khi tăng GDP + trượt giá cũng chỉ bằng 15%. Sự thiếu nhất quán này phải chăng là vì áp lực chi? Đại biểu Lịch đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm cần kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11 trong nhiều năm nữa để ổn định vĩ mô bền vững, đại biểu Trần Hoàng ngân không đồng tình thông qua dự toán ngân sách 2012 khi vẫn còn những khoản chi bất hợp lý.
Đại biểu Ngân và nhiều vị đại biểu khác đều đề nghị mức bội chi ngân sách năm 2012 không quá 4,5%, thay vì 4,8% như đề nghị của Chính phủ.
Bí thư Thành ủy Tp.HCM Lê Thanh Hải đề nghị, chi ngân sách tới đây cần thể hiện nhiệm vụ chính trị của 2012 và 5 năm sắp tới, trong đó có việc tái cấu trúc kinh tế. Chi ngân sách phải phản ánh được quan điểm tái cấu trúc đó bằng các cơ chế, hành động cụ thể.
Vì thế, trong cơ cấu chi 2012 phải có mục dành cho tái cơ cấu kinh tế, bởi vì quan điểm chủ trương định hướng gì đã nhất quán mà không thể hiện trong chi ngân sách thì không thể nào tái cấu trúc được, ông Hải nhấn mạnh.