Nguy cơ khủng bố tấn công ngành dầu lửa
Arabia Saudi vừa đập tan một âm mưu khủng bố quy mô lớn nhằm vào các cơ sở năng lượng của nước này
Mạng tin trực tuyến "Thông tin về năng lượng và lợi ích" (PINR) của Anh cho biết, Arabia Saudi vừa đập tan một âm mưu khủng bố quy mô lớn nhằm vào các cơ sở năng lượng của nước này.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại các điểm khai thác, vận chuyển dầu trên thế giới đang ngày càng trở thành mục tiêu tiến công của các phần tử khủng bố.
Theo Bộ Nội vụ Arabia Saudi, những phần tử bị bắt đã lên kế hoạch sử dụng máy bay thực hiện các vụ tấn công phá hủy các mục tiêu năng lượng trong và ngoài Arabia Saudi nhằm gây nên một cú sốc đối với các thị trường năng lượng thế giới. Không chỉ các cơ sở sản xuất dầu lửa, mà các đường ống dẫn dầu và các tàu vận tải dầu cũng đã và đang trở thành mục tiêu tiến công của các nhóm khủng bố.
Theo mạng tin trên, các nhà chức trách Arabia Saudi đã bắt giữ 172 phần tử liên quan đến âm mưu khủng bố của các phần tử cực đoan thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Sau khi A-rập Xêút thông báo về âm mưu khủng bố nói trên, giá dầu mỏ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua, tới 66,46 USD/thùng. Nhưng ngày 1/5, sau khi nước này thông báo đã kiểm soát được tình hình, thì giá dầu lập tức giảm xuống dưới 66 USD/thùng.
Tuy nhiên, Bill OGrady, Giám đốc phụ trách nghiên cứu giá tại A.G. Edwards & Sons ở St. Louis (Mỹ) cho rằng: “Ở Arabia Saudi rõ ràng có vấn đề về an ninh. Dù họ phá được một vụ tấn công, nhưng chính quyền còn phải cảnh giác một thời gian dài sắp tới”.
Âm mưu khủng bố mới nhất này chứng tỏ các lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn âm mưu tấn công các cơ sở năng lượng của Arabia Saudi, vì sự leo thang giá dầu mỏ sẽ phá hủy kinh tế của những nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng này như Mỹ - một trong những kẻ thù chủ yếu của phong trào Hồi giáo cực đoan toàn cầu.
Arabia Saudi hiện sản xuất khoảng 8 -10 triệu thùng dầu/ngày và chiếm 1/4 trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện của thế giới. Vì thế, bất cứ sự gián đoạn nào trong việc khai thác dầu mỏ của nước này đều làm tăng giá dầu mỏ trên thị trường thế giới.
Đây là lý do khiến Arabia Saudi trở thành mục tiêu thường xuyên trong các cuộc tấn công của bọn khủng bố, làm thị trường năng lượng của nước này dễ bị tổn thương. Tháng 2 vừa qua, các phần tử Al-Qaeda cũng đã mở cuộc tấn công bất thành vào nhà máy lọc dầu Abqaiq của Arabia Saudi, trung tâm tinh lọc dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Còn nhớ giá dầu hồi tháng 7 năm ngoái từng tăng tới mức kỷ lục 78,4 USD/thùng ở New York sau những lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah có thể lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông, nơi cung cấp 1/3 lượng dầu toàn thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng dầu mỏ là xương sống của các nền kinh tế, vì vậy chủ nghĩa khủng bố đã, đang và sẽ tiếp tục tiến công vào nơi sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu dầu mỏ như một chiến lược hành động. Cuối tháng 4 vừa qua, một nhóm tay súng đã tấn công mỏ dầu do một công ty Trung Quốc khai thác ở miền đông Ethiopia và bắn chết 65 người bản xứ cùng 9 công nhân Trung Quốc. Nơi hứng chịu nạn khủng bố nhiều nhất là “rốn dầu” của thế giới-Trung Đông. Chỉ cần vài chục phần tử đánh bom liều chết phối hợp cùng hành động một lúc cũng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nhằm chống lại sự chiếm đóng của Mỹ và đồng minh, các nhóm du kích và khủng bố đã tiến công liên tục vào các huyết mạch dầu mỏ ở nhiều nước trong khu vực này.
Đáng chú ý, các đường ống dẫn dầu, tàu chở dầu khí trên toàn thế giới cũng đang trở thành mục tiêu tiến công khủng bố. Thời gian gần đây, ở miền Bắc Iraq, các vụ tiến công đã được mở rộng ra các khu vực có tuyến đường ống dẫn dầu nối sang Địa Trung Hải thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và đến nay, hệ thống dẫn dầu ở miền Nam nước này cũng đang chịu chung số phận. Tại khu vực Nigeria, Colombia, Sudan và Yemen..., các đường ống dẫn dầu thường xuyên bị phá hoại và giới chức trách ở các nước này hầu như bất lực trong việc ngăn chặn các vụ tiến công. Hệ thống đường ống dẫn dầu là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới. Đường ống càng được xây dựng nhiều thì nguy cơ bị tổn thương càng lớn khi bị khủng bố phá hoại.
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục xảy ra các vụ khủng bố nhằm vào dầu lửa như ở Arabia Saudi, chắc chắn giá dầu thế giới sẽ tăng đến mức khó có thể dự đoán và có thể gây hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu.
Để bảo đảm nguồn dầu lửa cho nhu cầu khổng lồ của mình, Mỹ đang tăng cường sự có mặt ở châu Phi, Trung Đông, Trung Á và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ có thể càng làm gia tăng các hành động chống đối.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại các điểm khai thác, vận chuyển dầu trên thế giới đang ngày càng trở thành mục tiêu tiến công của các phần tử khủng bố.
Theo Bộ Nội vụ Arabia Saudi, những phần tử bị bắt đã lên kế hoạch sử dụng máy bay thực hiện các vụ tấn công phá hủy các mục tiêu năng lượng trong và ngoài Arabia Saudi nhằm gây nên một cú sốc đối với các thị trường năng lượng thế giới. Không chỉ các cơ sở sản xuất dầu lửa, mà các đường ống dẫn dầu và các tàu vận tải dầu cũng đã và đang trở thành mục tiêu tiến công của các nhóm khủng bố.
Theo mạng tin trên, các nhà chức trách Arabia Saudi đã bắt giữ 172 phần tử liên quan đến âm mưu khủng bố của các phần tử cực đoan thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Sau khi A-rập Xêút thông báo về âm mưu khủng bố nói trên, giá dầu mỏ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua, tới 66,46 USD/thùng. Nhưng ngày 1/5, sau khi nước này thông báo đã kiểm soát được tình hình, thì giá dầu lập tức giảm xuống dưới 66 USD/thùng.
Tuy nhiên, Bill OGrady, Giám đốc phụ trách nghiên cứu giá tại A.G. Edwards & Sons ở St. Louis (Mỹ) cho rằng: “Ở Arabia Saudi rõ ràng có vấn đề về an ninh. Dù họ phá được một vụ tấn công, nhưng chính quyền còn phải cảnh giác một thời gian dài sắp tới”.
Âm mưu khủng bố mới nhất này chứng tỏ các lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn âm mưu tấn công các cơ sở năng lượng của Arabia Saudi, vì sự leo thang giá dầu mỏ sẽ phá hủy kinh tế của những nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng này như Mỹ - một trong những kẻ thù chủ yếu của phong trào Hồi giáo cực đoan toàn cầu.
Arabia Saudi hiện sản xuất khoảng 8 -10 triệu thùng dầu/ngày và chiếm 1/4 trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện của thế giới. Vì thế, bất cứ sự gián đoạn nào trong việc khai thác dầu mỏ của nước này đều làm tăng giá dầu mỏ trên thị trường thế giới.
Đây là lý do khiến Arabia Saudi trở thành mục tiêu thường xuyên trong các cuộc tấn công của bọn khủng bố, làm thị trường năng lượng của nước này dễ bị tổn thương. Tháng 2 vừa qua, các phần tử Al-Qaeda cũng đã mở cuộc tấn công bất thành vào nhà máy lọc dầu Abqaiq của Arabia Saudi, trung tâm tinh lọc dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Còn nhớ giá dầu hồi tháng 7 năm ngoái từng tăng tới mức kỷ lục 78,4 USD/thùng ở New York sau những lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah có thể lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông, nơi cung cấp 1/3 lượng dầu toàn thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng dầu mỏ là xương sống của các nền kinh tế, vì vậy chủ nghĩa khủng bố đã, đang và sẽ tiếp tục tiến công vào nơi sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu dầu mỏ như một chiến lược hành động. Cuối tháng 4 vừa qua, một nhóm tay súng đã tấn công mỏ dầu do một công ty Trung Quốc khai thác ở miền đông Ethiopia và bắn chết 65 người bản xứ cùng 9 công nhân Trung Quốc. Nơi hứng chịu nạn khủng bố nhiều nhất là “rốn dầu” của thế giới-Trung Đông. Chỉ cần vài chục phần tử đánh bom liều chết phối hợp cùng hành động một lúc cũng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nhằm chống lại sự chiếm đóng của Mỹ và đồng minh, các nhóm du kích và khủng bố đã tiến công liên tục vào các huyết mạch dầu mỏ ở nhiều nước trong khu vực này.
Đáng chú ý, các đường ống dẫn dầu, tàu chở dầu khí trên toàn thế giới cũng đang trở thành mục tiêu tiến công khủng bố. Thời gian gần đây, ở miền Bắc Iraq, các vụ tiến công đã được mở rộng ra các khu vực có tuyến đường ống dẫn dầu nối sang Địa Trung Hải thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và đến nay, hệ thống dẫn dầu ở miền Nam nước này cũng đang chịu chung số phận. Tại khu vực Nigeria, Colombia, Sudan và Yemen..., các đường ống dẫn dầu thường xuyên bị phá hoại và giới chức trách ở các nước này hầu như bất lực trong việc ngăn chặn các vụ tiến công. Hệ thống đường ống dẫn dầu là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới. Đường ống càng được xây dựng nhiều thì nguy cơ bị tổn thương càng lớn khi bị khủng bố phá hoại.
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục xảy ra các vụ khủng bố nhằm vào dầu lửa như ở Arabia Saudi, chắc chắn giá dầu thế giới sẽ tăng đến mức khó có thể dự đoán và có thể gây hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu.
Để bảo đảm nguồn dầu lửa cho nhu cầu khổng lồ của mình, Mỹ đang tăng cường sự có mặt ở châu Phi, Trung Đông, Trung Á và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ có thể càng làm gia tăng các hành động chống đối.