Nhật Bản thông qua 306 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
Khoản tín dụng ưu đãi được cấp cho 3 chương trình, dự án cơ sở hạ tầng tại Tp.HCM và ứng phó biến đổi khí hậu
Khoản tín dụng ưu đãi ODA trị giá 28,388 tỷ Yên (tương đương khoảng 306 triệu USD), thuộc đợt đầu tài khóa 2010 của Nhật Bản, đã được thông qua chiều nay, 14/5.
Đại diện cho chính phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc này.
Cụ thể, khoản tín dụng ưu đãi này được cung cấp cho 3 chương trình, dự án quan trọng, bao gồm dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây Tp.HCM giai đoạn 5 trị giá 14,061 tỷ Yên; dự án cải thiện môi trường nước Tp.HCM trị giá 4,327 tỷ Yên; và chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ Yên. Giá trị quy đổi tương đương lần lượt vào khoảng 151,5 triệu USD; 46,6 triệu USD; và 107,9 triệu USD.
Việc Chính phủ Nhật Bản ký kết công hàm đợt đầu tài khóa 2010 diễn ra sớm hơn so với thường lệ. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nguyên nhân là do vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như nhu cầu vốn tại các dự án cơ sở hạ tầng kể trên đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
“Cam kết vốn vay ODA sớm trong tài khóa 2010 đã đáp ứng kịp thời cho việc hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng của Chính phủ Việt Nam”, bản thông cáo phát đi từ buổi lễ cho biết.
Đại sứ Sakaba giải thích thêm, việc cấp vốn sớm cho hai dự án cơ sở hạ tầng tại Tp.HCM cũng nhằm mục đích thúc đẩy các dự án này hoàn thành vào thời gian cuối năm tới.
Theo thông tin từ buổi lễ, trên cơ sở các điều kiện khung tại Công hàm ký kết ngày hôm nay, trong thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 3 hiệp định tín dụng cụ thể cho 3 chương trình, dự án này.
Khoản tín dụng thông qua đợt này nằm trong cam kết tài trợ 1,64 tỷ USD, được phía Nhật Bản công bố tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ vào cuối năm ngoái. Theo một số nguồn tin, có khả năng, năm tài khóa 2010 sẽ bao gồm 3 đợt cấp vốn cho Việt Nam.
Cùng với khoản tín dụng ưu đãi lần này, cam kết ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam từ 1992 đến nay đã đạt 1.586 tỷ Yên, tương đương khoảng 16 tỷ USD, trong đó khoảng 50% đã được giải ngân.
Đại diện cho chính phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc này.
Cụ thể, khoản tín dụng ưu đãi này được cung cấp cho 3 chương trình, dự án quan trọng, bao gồm dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây Tp.HCM giai đoạn 5 trị giá 14,061 tỷ Yên; dự án cải thiện môi trường nước Tp.HCM trị giá 4,327 tỷ Yên; và chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ Yên. Giá trị quy đổi tương đương lần lượt vào khoảng 151,5 triệu USD; 46,6 triệu USD; và 107,9 triệu USD.
Việc Chính phủ Nhật Bản ký kết công hàm đợt đầu tài khóa 2010 diễn ra sớm hơn so với thường lệ. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nguyên nhân là do vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như nhu cầu vốn tại các dự án cơ sở hạ tầng kể trên đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
“Cam kết vốn vay ODA sớm trong tài khóa 2010 đã đáp ứng kịp thời cho việc hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng của Chính phủ Việt Nam”, bản thông cáo phát đi từ buổi lễ cho biết.
Đại sứ Sakaba giải thích thêm, việc cấp vốn sớm cho hai dự án cơ sở hạ tầng tại Tp.HCM cũng nhằm mục đích thúc đẩy các dự án này hoàn thành vào thời gian cuối năm tới.
Theo thông tin từ buổi lễ, trên cơ sở các điều kiện khung tại Công hàm ký kết ngày hôm nay, trong thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 3 hiệp định tín dụng cụ thể cho 3 chương trình, dự án này.
Khoản tín dụng thông qua đợt này nằm trong cam kết tài trợ 1,64 tỷ USD, được phía Nhật Bản công bố tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ vào cuối năm ngoái. Theo một số nguồn tin, có khả năng, năm tài khóa 2010 sẽ bao gồm 3 đợt cấp vốn cho Việt Nam.
Cùng với khoản tín dụng ưu đãi lần này, cam kết ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam từ 1992 đến nay đã đạt 1.586 tỷ Yên, tương đương khoảng 16 tỷ USD, trong đó khoảng 50% đã được giải ngân.