Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể?
Nhiều chuyên gia cho rằng nhịn ăn khoa học là phương pháp giúp cơ thể nghỉ ngơi và chỉ tập trung cho việc thanh lọc chất độc tích tụ trong cơ thể. Vậy nhịn ăn đúng cách có những lợi ích gì. Và có những quan điểm nào chưa đúng về nhịn ăn chữa bệnh?



Trong khi đó, quan niệm thứ hai coi nhịn ăn là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên và vạn năng, thậm chí có thể chữa được cả bệnh ung thư. Họ cho rằng bệnh tật là do sự tích lũy chất độc trong cơ thể do ăn uống quá nhiều cả về lượng và chất. Cả hai quan niệm trên đều chưa đúng mà cần có những nghiên cứu cả trên thực nghiệm lẫn lâm sàng để làm sáng tỏ vấn đề này. Trên thực tế, hiện nay, không ít người vẫn thực hành nhịn ăn để phòng chống bệnh tật theo nhiều cách khác nhau. Ví như, nhịn ăn ngắn ngày khoảng 1 tuần, nhịn ăn dài ngày có khi kéo dài 30-40 ngày, nhịn ăn vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch, nhịn ăn kết hợp với thực hành thiền…Không thể phủ nhận là đã có những trường hơp dùng cách nhịn ăn chữa khỏi một số bệnh, nhưng cũng đã xuất hiện nhưng tai biến không đáng có khi thực hành liệu pháp này. Khi thực thực hành nhịn ăn chữa bệnh bạn cần lưu ý những điều sau: - Cần được khám xét, đánh giá và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng xem có cần nhịn ăn hay không, nếu có cần và có thể nhịn ăn hay không. - Không áp dụng nhịn ăn ở những người suy kiệt, suy dinh dưỡng, thiếu máu, ung thư tiến triển, lao, AIDS, người mắc bệnh tiểu đường típ I (nhóm phụ thuộc insulin), bệnh gan, tim, thận nặng, hạ đường huyết, những trường hợp măc bệnh cấp tính… Không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. - Nên thực hành nhịn ăn một cách tăng dần, tránh đột ngột bất ngờ. Lúc đầu có thể chỉ ăn hoa quả và uống sữa, sau đó chỉ cần hoa quả và nước uống, sau đó chỉ nước và cuối cùng là không dùng gì cả. - Chú ý lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy bất cứ một dấu hiệu nặng nề nào thì phải ngừng nhịn ăn và tiến hành khám bệnh ở các cơ sở y tế có đủ tư cách pháp nhân. - Khi ngừng nhịn ăn chú ý ăn lại từ từ theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đế đặc, từ dễ tiêu đến khó tiêu trong một thời gian nhất định theo hướng dẫn của các thầy thuốc và chuyên gia dinh dưỡng. - Nên thực hiện theo nguyên tắc "tam nhân chế nghi" của y học cổ truyền là: nhân nhân chế nghi (tùy người mà dùng), nhân địa chế nghi (tùy nơi mà dùng) và nhân thời chế nghi (tùy lúc mà dùng).
Những thay đổi cơ thể khi bạn nhịn ăn Tim: Máu chuyển đến hệ tiêu hóa ít đi, thay vào đó, nó được gửi tới các cơ quan khác. Khi không nạp năng lượng, lượng cholesterol đọng trong mạch máu sẽ bị loại bỏ. Phổi: Nhịn ăn giúp thanh lọc những độc tố trong quá trình hô hấp ra khỏi phổi. Dạ dày: Dạ dày và ruột có thể tự làm sạch và loại bỏ chất cặn bã giúp tiêu hóa hiệu quả hơn. Gan: Gan và mỡ sẽ dự trữ glycogen như một nguồn năng lượng thứ cấp để nuôi sống cơ thể. Thận: Thận tăng bài tiết muối và nước dẫn đến tăng đào thải, giảm huyết áp.