Nhìn lại chứng khoán 2008: HASTC, tiến và lùi…
Vẫn là sự sụt giảm nhanh, mạnh của chỉ số và giá chứng khoán, nhưng cũng có những chuyển biến tích cực đáng chú ý
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) vừa có bản đánh giá tổng thể về tình hình thị trường tại đây trong năm 2008. Bên cạnh những chuyển động không mong đợi, bản báo cáo này còn đưa ra những dữ liệu cho thấy thị trường vẫn có những chuyển động tích cực.
“Năm 2008, chúng ta đã đề cập nhiều đến sự sụt giảm của thị trường, thua lỗ của nhà đầu tư… Nhưng có những điểm theo tôi là tích cực và cần được nhấn mạnh ở tính nổi bật”, quan điểm của một lãnh đạo của HASTC khi trao đổi với phóng viên.
Tiến về quy mô…
Chỉ số HASTC-Index và giá cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội có một năm giảm mạnh. Nhưng xét về quy mô niêm yết và giao dịch, đây là năm thành công của HASTC trong hướng mở rộng thị trường.
Đó là một năm có khối lượng niêm yết mới cao nhất trong lịch sử của đầu mối này; 76 bộ hồ sơ từ doanh nghiệp xin niêm yết và 53 cổ phiếu được chấp thuận và đưa vào giao dịch.
Tính đến 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp niêm yết tại đây đã tăng lên 168 công ty, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 21,715 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt 55.174 tỷ đồng. Mặc dù thị trường sụt giảm so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường giảm trên 40%, nhưng quy mô niêm yết trong năm 2008 đã tăng mạnh: số lượng công ty niêm yết tăng 50%, khối lượng niêm yết tăng 62,8%.
Trên thị trường trái phiếu niêm yết, khối lượng đã gia tăng đáng kể với 275 mã chuyển niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nâng tổng số mã trái phiếu giao dịch trên HASTC lên 527 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết gần 162.539,3 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2008, sàn Hà Nội đã chấp thuận đưa thêm vào niêm yết 89 loại trái phiếu, với tổng giá trị niêm yết hơn 51.273 tỷ đồng theo mệnh giá.
Một điểm mà lãnh đạo HASTC nhấn mạnh là dù thị trường có nhiều biến động với xu hướng giảm mạnh về chỉ số và giá trị giao dịch, nhưng quy mô giao dịch cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vẫn có những chuyển biến đáng chú ý.
Trong năm 2008, với 248 phiên giao dịch, tổng giá trị giao dịch cả năm tại đây đạt hơn 57.122 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2007. Nhưng xét về khối lượng giao dịch trong năm lại tăng khá mạnh, với tổng khối lượng đạt 1.531 triệu cổ phiếu, tăng tới gần 2,5 lần năm 2007 và hơn 15 lần năm 2006.
Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong năm 2008 đạt 6,17 triệu cổ phiếu, tăng 148% so với năm 2007; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 230 tỷ đồng. Kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch đã được xác lập ngày 28/8 với 20,5 triệu cổ phiếu và 1.203 tỷ đồng giá trị.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục tăng trong năm 2008, đạt 116,3 triệu cổ phiếu, chiếm 5% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, và tăng 38,5% so với năm 2007.
Về giao dịch trái phiếu, tính đến 31/12/2008, tổng khối lượng giao dịch đạt 1.992,4 triệu trái phiếu, với giá trị 189.108,4 tỷ đồng, gấp 2.427 lần so với tổng giá trị giao dịch trái phiếu của cả năm 2007. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 762,5 tỷ đồng.
Lùi về đấu giá…
Ngoài “lùi” về chỉ số chung, giá chứng khoán, năm 2008 còn chứng kiến sự ảm đạm trong hoạt động đấu giá trên sàn Hà Nội.
Theo đánh giá đưa ra trong bản báo cáo nói trên, hoạt động đấu giá cổ phần tại HASTC trong năm 2008 không có được sự sôi động như năm 2007, do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm của thị trường niêm yết và tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.
“Điều này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn cung của thị trường, đặc biệt ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước”, báo cáo nhận định.
Kết quả tổng kết cuối năm cho thấy tại đây chỉ có 29 phiên đấu giá được tổ chức với 100,5 triệu cổ phần được chào bán, trong đó có 13 phiên đấu giá thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Và tổng số cổ phần bán được cũng chỉ là 42,94 triệu cổ phần, đạt khoảng 42,7% tổng lượng chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt 1.038 tỷ đồng, chênh lệch so với mệnh giá 609,1 tỷ đồng và so với giá khởi điểm là 280,87 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2007 (tính từ 1/1 – 17/12), HASTC đã tổ chức được 47 phiên đấu giá với 324,7 triệu cổ phần chào bán. Tổng số cổ phần bán được là 279,6 triệu cổ phần, đạt khoảng 86% tổng lượng chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được là 14.608 tỷ đồng, chênh lệch so với mệnh giá 11.819 tỷ đồng và so với giá khởi điểm là 6.540 tỷ đồng.
Trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, năm 2008 HASTC đã tổ chức được 44 đợt đấu thầu trái phiếu, huy động được 7.008 tỷ đồng trên 31.700 tỷ gọi thầu, đạt 22,1% kế hoạch gọi thầu, bằng 36,9% tổng huy động của năm 2007.
So với năm 2007 nhiều phiên đấu thầu không thành công, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2008; nguyên do là liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chặt và lạm phát.
Tuy nhiên, trong quý 3 và 4, các cuộc đấu thầu trái phiếu Chính phủ đạt kết quả tương đối khả quan. Đáng chú ý là lãi suất trúng thầu thấp hơn lãi suất ngân hàng, được bản báo cáo đánh giá là một kết quả rõ rệt của việc đấu thầu tập trung qua Trung tâm.
Ngoài ra, trong năm 2008, HASTC cũng đã tổ chức thành công phiên đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, lãi suất 16%/năm. Đây là loại trái phiếu công trình đầu tiên được Chính phủ bảo lãnh, mở ra một phương thức mới trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, góp phần từng bước xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở.
“Năm 2008, chúng ta đã đề cập nhiều đến sự sụt giảm của thị trường, thua lỗ của nhà đầu tư… Nhưng có những điểm theo tôi là tích cực và cần được nhấn mạnh ở tính nổi bật”, quan điểm của một lãnh đạo của HASTC khi trao đổi với phóng viên.
Tiến về quy mô…
Chỉ số HASTC-Index và giá cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội có một năm giảm mạnh. Nhưng xét về quy mô niêm yết và giao dịch, đây là năm thành công của HASTC trong hướng mở rộng thị trường.
Đó là một năm có khối lượng niêm yết mới cao nhất trong lịch sử của đầu mối này; 76 bộ hồ sơ từ doanh nghiệp xin niêm yết và 53 cổ phiếu được chấp thuận và đưa vào giao dịch.
Tính đến 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp niêm yết tại đây đã tăng lên 168 công ty, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 21,715 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt 55.174 tỷ đồng. Mặc dù thị trường sụt giảm so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường giảm trên 40%, nhưng quy mô niêm yết trong năm 2008 đã tăng mạnh: số lượng công ty niêm yết tăng 50%, khối lượng niêm yết tăng 62,8%.
Trên thị trường trái phiếu niêm yết, khối lượng đã gia tăng đáng kể với 275 mã chuyển niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nâng tổng số mã trái phiếu giao dịch trên HASTC lên 527 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết gần 162.539,3 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2008, sàn Hà Nội đã chấp thuận đưa thêm vào niêm yết 89 loại trái phiếu, với tổng giá trị niêm yết hơn 51.273 tỷ đồng theo mệnh giá.
Một điểm mà lãnh đạo HASTC nhấn mạnh là dù thị trường có nhiều biến động với xu hướng giảm mạnh về chỉ số và giá trị giao dịch, nhưng quy mô giao dịch cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vẫn có những chuyển biến đáng chú ý.
Trong năm 2008, với 248 phiên giao dịch, tổng giá trị giao dịch cả năm tại đây đạt hơn 57.122 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2007. Nhưng xét về khối lượng giao dịch trong năm lại tăng khá mạnh, với tổng khối lượng đạt 1.531 triệu cổ phiếu, tăng tới gần 2,5 lần năm 2007 và hơn 15 lần năm 2006.
Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong năm 2008 đạt 6,17 triệu cổ phiếu, tăng 148% so với năm 2007; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 230 tỷ đồng. Kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch đã được xác lập ngày 28/8 với 20,5 triệu cổ phiếu và 1.203 tỷ đồng giá trị.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục tăng trong năm 2008, đạt 116,3 triệu cổ phiếu, chiếm 5% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, và tăng 38,5% so với năm 2007.
Về giao dịch trái phiếu, tính đến 31/12/2008, tổng khối lượng giao dịch đạt 1.992,4 triệu trái phiếu, với giá trị 189.108,4 tỷ đồng, gấp 2.427 lần so với tổng giá trị giao dịch trái phiếu của cả năm 2007. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 762,5 tỷ đồng.
Lùi về đấu giá…
Ngoài “lùi” về chỉ số chung, giá chứng khoán, năm 2008 còn chứng kiến sự ảm đạm trong hoạt động đấu giá trên sàn Hà Nội.
Theo đánh giá đưa ra trong bản báo cáo nói trên, hoạt động đấu giá cổ phần tại HASTC trong năm 2008 không có được sự sôi động như năm 2007, do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm của thị trường niêm yết và tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.
“Điều này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn cung của thị trường, đặc biệt ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước”, báo cáo nhận định.
Kết quả tổng kết cuối năm cho thấy tại đây chỉ có 29 phiên đấu giá được tổ chức với 100,5 triệu cổ phần được chào bán, trong đó có 13 phiên đấu giá thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Và tổng số cổ phần bán được cũng chỉ là 42,94 triệu cổ phần, đạt khoảng 42,7% tổng lượng chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt 1.038 tỷ đồng, chênh lệch so với mệnh giá 609,1 tỷ đồng và so với giá khởi điểm là 280,87 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2007 (tính từ 1/1 – 17/12), HASTC đã tổ chức được 47 phiên đấu giá với 324,7 triệu cổ phần chào bán. Tổng số cổ phần bán được là 279,6 triệu cổ phần, đạt khoảng 86% tổng lượng chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được là 14.608 tỷ đồng, chênh lệch so với mệnh giá 11.819 tỷ đồng và so với giá khởi điểm là 6.540 tỷ đồng.
Trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, năm 2008 HASTC đã tổ chức được 44 đợt đấu thầu trái phiếu, huy động được 7.008 tỷ đồng trên 31.700 tỷ gọi thầu, đạt 22,1% kế hoạch gọi thầu, bằng 36,9% tổng huy động của năm 2007.
So với năm 2007 nhiều phiên đấu thầu không thành công, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2008; nguyên do là liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chặt và lạm phát.
Tuy nhiên, trong quý 3 và 4, các cuộc đấu thầu trái phiếu Chính phủ đạt kết quả tương đối khả quan. Đáng chú ý là lãi suất trúng thầu thấp hơn lãi suất ngân hàng, được bản báo cáo đánh giá là một kết quả rõ rệt của việc đấu thầu tập trung qua Trung tâm.
Ngoài ra, trong năm 2008, HASTC cũng đã tổ chức thành công phiên đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, lãi suất 16%/năm. Đây là loại trái phiếu công trình đầu tiên được Chính phủ bảo lãnh, mở ra một phương thức mới trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, góp phần từng bước xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở.