Nhìn lại chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Để hàng nội địa thực sự trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người Việt, con đường phía trước có lẽ vẫn rất dài
Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, sau gần một năm được Bộ Chính trị phát động, đã có những thành công bước đầu.
Tuy nhiên, để hàng nội địa thực sự trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người Việt, con đường phía trước có lẽ vẫn rất dài.
Thế nào là hàng Việt?
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản số 264-TB/TW về việc tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sau thời điểm này, chương trình đã được phát động trên toàn quốc.
Gần một năm sau, tại các hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội như: Big C, Fivimart, Hapro, sản phẩm nhập khẩu đã giảm đáng kể, chỉ chiếm khoảng 20-30% trong tổng lượng hàng hóa.
Ồng Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Hapro cho biết: hiện hàng hóa được bày bán trong các siêu thị của Hapro, hàng nội đã chiếm tới 70-80%.
Không chỉ tăng về số lượng được bày bán mà lượng tiêu thụ thời gian qua cũng đã tăng đáng kể. “So với cùng kỳ năm trước, lượng hàng hóa trong nước sản xuất được bán ra đã tăng thêm khoảng 20%”, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart nói. Nguyên nhân chính theo bà là chất lượng, mẫu mã hàng hóa đã được cải tiến nhiều và giá cả cũng đã cạnh tranh hơn.
Tuy vậy, theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tới thời điểm này, không phải người tiêu dùng nào cũng đã hiểu đúng thế nào là hàng Việt.
Theo bà, hàng Việt không nên hiểu đơn thuần là những sản phẩm do các công ty 100% vốn trong nước sản xuất, mà còn là sản phẩm của các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm của các tập đoàn, công ty đa quốc gia sản xuất ở Việt Nam, mang thương hiệu quốc tế vẫn được coi là hàng nội địa.
Cũng theo bà Hạnh, mặc dù khuyến khích dùng hàng hàng Việt, nhưng tinh thần của cuộc vận động không hề “bài ngoại”, đóng cửa đối với hàng hóa của nước ngoài. Trên thực tế, đây còn được coi là những đối thủ cạnh tranh để cho các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, kiểu dáng, giảm giá thành để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Phân phối tại nông thôn: Điểm then chốt
Mặc dù đánh giá là cuộc vận động bước đầu đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức của người tiêu dùng, nhưng ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, vẫn cho là để thói quen tiêu dùng này thực sự “ăn sâu, bám rễ” vào từng người dân, thì phải xây dựng được hệ thống phân phối xuống tận vùng nông thôn.
“Để hàng hóa sản xuất trong nước đến được với người dân nơi vùng sâu, vùng xa, bản thân doanh nghiệp phải chủ động, tích cực đưa hàng tới các khu vực này thay vì cách tiếp cận còn mang tính hành chính, phong trào như hiện nay. Một vài tháng mới có một chuyến hàng về nông thôn thì không thể tạo ra được hiệu ứng tốt”, ông Phú nhìn nhận.
Với kinh nghiệm của đơn vị từng tổ chức thành công 37 chuyến đưa hàng về nông thôn của 17 tỉnh trong cả nước cho hàng trăm doanh nghiệp, bà Kim Hạnh cho biết: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã khiến các doanh nghiệp thực sự nhận thức rằng phục vụ thị trường nội địa là việc sống còn của họ.
Tuy nhiên, nếu “đơn thương độc mã” khi tiếp cận thị trường nông thôn thì doanh nghiệp sẽ vấp phải không ít khó khăn về thủ tục giấy tờ, cơ quan quản lý thị trường… Nhiều khi hiệu ứng sẽ không lớn như đi theo các đoàn lớn có tổ chức.
Vì vậy, bước đầu các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý để tiếp cận thị trường, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp gây dựng hệ thống phân phối tại các khu vực này.
Tán thành với những quan điểm trên, Phó tổng giám đốc Hapro Trần Mạnh Cảnh còn cho rằng, phải xây dựng được hạ tầng thương mại tới tận vùng nông thôn thì mọi người tiêu dùng mới có cơ hội tiếp cận và sử dụng Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.“Đây mới là điểm then chốt để thực hiện thành công cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt”, ông Cảnh nhìn nhận.
Ông Vũ Vinh Phú cũng "hiến kế": cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng nhà sản xuất “bán đứt” sản phẩm cho các đại lý, khiến các đơn vị này tự do quyết định giá bán, làm người tiêu dùng bị thiệt.
Nhìn từ góc độ truyền thông, bà Kim Hạnh nhấn mạnh: không nên đơn thuần tuyên truyền cho người tiêu dùng thấy được các ưu điểm nổi trội của hàng hóa Việt Nam so với hàng nhập khẩu, mà còn phải thuyết phục người tiêu dùng bằng tình cảm như dùng hàng Việt họ sẽ giúp đỡ được cho những người thân, cũng như những lao động khác có công ăn việc làm…
Tuy nhiên, để hàng nội địa thực sự trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người Việt, con đường phía trước có lẽ vẫn rất dài.
Thế nào là hàng Việt?
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị đã ban hành văn bản số 264-TB/TW về việc tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sau thời điểm này, chương trình đã được phát động trên toàn quốc.
Gần một năm sau, tại các hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội như: Big C, Fivimart, Hapro, sản phẩm nhập khẩu đã giảm đáng kể, chỉ chiếm khoảng 20-30% trong tổng lượng hàng hóa.
Ồng Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Hapro cho biết: hiện hàng hóa được bày bán trong các siêu thị của Hapro, hàng nội đã chiếm tới 70-80%.
Không chỉ tăng về số lượng được bày bán mà lượng tiêu thụ thời gian qua cũng đã tăng đáng kể. “So với cùng kỳ năm trước, lượng hàng hóa trong nước sản xuất được bán ra đã tăng thêm khoảng 20%”, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart nói. Nguyên nhân chính theo bà là chất lượng, mẫu mã hàng hóa đã được cải tiến nhiều và giá cả cũng đã cạnh tranh hơn.
Tuy vậy, theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tới thời điểm này, không phải người tiêu dùng nào cũng đã hiểu đúng thế nào là hàng Việt.
Theo bà, hàng Việt không nên hiểu đơn thuần là những sản phẩm do các công ty 100% vốn trong nước sản xuất, mà còn là sản phẩm của các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm của các tập đoàn, công ty đa quốc gia sản xuất ở Việt Nam, mang thương hiệu quốc tế vẫn được coi là hàng nội địa.
Cũng theo bà Hạnh, mặc dù khuyến khích dùng hàng hàng Việt, nhưng tinh thần của cuộc vận động không hề “bài ngoại”, đóng cửa đối với hàng hóa của nước ngoài. Trên thực tế, đây còn được coi là những đối thủ cạnh tranh để cho các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, kiểu dáng, giảm giá thành để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Phân phối tại nông thôn: Điểm then chốt
Mặc dù đánh giá là cuộc vận động bước đầu đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức của người tiêu dùng, nhưng ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, vẫn cho là để thói quen tiêu dùng này thực sự “ăn sâu, bám rễ” vào từng người dân, thì phải xây dựng được hệ thống phân phối xuống tận vùng nông thôn.
“Để hàng hóa sản xuất trong nước đến được với người dân nơi vùng sâu, vùng xa, bản thân doanh nghiệp phải chủ động, tích cực đưa hàng tới các khu vực này thay vì cách tiếp cận còn mang tính hành chính, phong trào như hiện nay. Một vài tháng mới có một chuyến hàng về nông thôn thì không thể tạo ra được hiệu ứng tốt”, ông Phú nhìn nhận.
Với kinh nghiệm của đơn vị từng tổ chức thành công 37 chuyến đưa hàng về nông thôn của 17 tỉnh trong cả nước cho hàng trăm doanh nghiệp, bà Kim Hạnh cho biết: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã khiến các doanh nghiệp thực sự nhận thức rằng phục vụ thị trường nội địa là việc sống còn của họ.
Tuy nhiên, nếu “đơn thương độc mã” khi tiếp cận thị trường nông thôn thì doanh nghiệp sẽ vấp phải không ít khó khăn về thủ tục giấy tờ, cơ quan quản lý thị trường… Nhiều khi hiệu ứng sẽ không lớn như đi theo các đoàn lớn có tổ chức.
Vì vậy, bước đầu các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý để tiếp cận thị trường, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp gây dựng hệ thống phân phối tại các khu vực này.
Tán thành với những quan điểm trên, Phó tổng giám đốc Hapro Trần Mạnh Cảnh còn cho rằng, phải xây dựng được hạ tầng thương mại tới tận vùng nông thôn thì mọi người tiêu dùng mới có cơ hội tiếp cận và sử dụng Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.“Đây mới là điểm then chốt để thực hiện thành công cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt”, ông Cảnh nhìn nhận.
Ông Vũ Vinh Phú cũng "hiến kế": cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng nhà sản xuất “bán đứt” sản phẩm cho các đại lý, khiến các đơn vị này tự do quyết định giá bán, làm người tiêu dùng bị thiệt.
Nhìn từ góc độ truyền thông, bà Kim Hạnh nhấn mạnh: không nên đơn thuần tuyên truyền cho người tiêu dùng thấy được các ưu điểm nổi trội của hàng hóa Việt Nam so với hàng nhập khẩu, mà còn phải thuyết phục người tiêu dùng bằng tình cảm như dùng hàng Việt họ sẽ giúp đỡ được cho những người thân, cũng như những lao động khác có công ăn việc làm…