Nhóm quỹ ngoại VinaCapital đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu PVS
Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital (VSAF) đăng ký mua 1 triệu, còn Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu PVS...

Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital và Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT độc lập của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS-HNX).
Theo đó, Hai thành viên VinaCapital đồng loạt đăng ký mua vào tổng cộng 1,5 triệu cổ phiếu - trong đó, Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital (VSAF) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVS, dự kiến nâng sở hữu từ gần 2,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,5% lên gần 3,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,7%, còn Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu PVS, tăng sở hữu từ gần 932 ngàn cổ phiếu (tỷ lệ 0,2% lên hơn 1,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,3%.
Thời gian giao dịch ngày 14/04-13/05, thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Ở chiều ngược lại thì nhóm Dragon Capital lại liên tục bán ra trong giai đoạn cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Cụ thể, ngày 21/03, ba thành viên Dragon Capital gồm Amersham Industries Limited bán 200.000 cổ phiếu, Hanoi Investments Holdings Limited bán 200.000 cổ phiếu và Norges Bank bán 150.000 cổ phiếu. Như vậy, 3 thành viên này bán tổng cộng 550.000 cổ phiếu, giảm sở hữu từ gần 38,3 triệu cổ phiếu, chiếm 8% xuống còn hơn 37,7 triệu cổ phiếu, chiếm 7,9%.
Sau đó, nhóm này tiếp tục bán 600.000 cổ phiếu PVS và giảm sở hữu về còn gần 32,9 triệu cổ phiếu, chiếm 6,88% trong ngày 02/04 - trong đó, Amersham Industries Limited bán 200.000 cổ phiếu, Hanoi Investments Holdings Limited bán 269.000 cổ phiếu và Norges Bank bán 100.000 cổ phiếu, bên cạnh thành viên khác là Saigon Investments Limited bán 30.100 cổ phiếu.
Như vậy, nhóm Dragon Capital bán ra PVS trong bối cảnh áp lực về chính sách thuế quan và chốt phiên đóng cửa ngày 21/3, giá cổ phiếu PVS đạt 33.000 đồng/cp và giảm ngày 2/4 giảm về còn còn 31.000 đồng/cp. Ước tính Dragon Capital đã thu về tổng cộng khoảng 37 tỷ đồng.
Trên thị trường sau khi rớt giá mạnh từ 31.200 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 21.400 đồng (mức giá thấp nhất 2 năm qua) thì nay giá cổ phiếu này đã hồi phục lên 24.200 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 11/4), ước tính VinaCapital cần chi tổng cộng khoảng 36 tỷ đồng để hoàn tất các giao dịch.
Vừa qua, VCSC đã tăng giá mục tiêu thêm 4,3% lên 50.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị "mua" cho cổ phiếu PVS. Theo VCSC, giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do (1) số dư tiền mặt cao hơn dự kiến 36% (tiền mặt ròng vào cuối năm 2024 đạt 541 triệu USD; +64% YoY, +44% QoQ; 83% giá trị vốn hóa thị trường, chủ yếu từ các khoản tạm ứng của khách hàng, dự án Lô B và các trang trại điện gió ngoài khơi-OWF) và (2) dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS của VCSC tăng 0,6% (tương ứng 0%/+7%/-2%/-6%/+6% cho dự báo các năm 2025/2026/2027/2028/2029).
VCSC cũng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS cao hơn đến từ giả định backlog M&C giai đoạn 2024-2030 tăng 9%, chủ yếu do VCSC đưa các hợp đồng tiềm năng cho mỏ khí Nam Du-U Minh và mỏ Khánh Mỹ Đầm Dơi vào trong định giá của VCSC, yếu tố này vượt trội so với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) cao hơn dự kiến, dựa theo KQKD quý 4/2024.
Đồng thời, dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo/cốt lõi năm 2025 sẽ lần lượt tăng 20%/51% YoY, nhờ lợi nhuận gộp mảng M&C tăng gấp 4 lần YoY (với doanh thu tăng 75% và biên lợi nhuận gộp tăng lên 3,5%). VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2024-2027 là 20%, nhờ giả định backlog M&C đã ký và chưa ký của VCSC là 7,4 tỷ USD và lợi nhuận từ các công ty liên doanh kho chứa dầu nổi (FSO/FPSO) là 829 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2025-2029.