Những cái nhất của Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất nhiều hàng may mặc, xi măng, vàng và thép hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
Trung Quốc đang là đất nước của rất nhiều cái nhất!
Nước này có dân số lớn nhất thế giới (1,3 tỷ người) và có công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường (PetroChina).
Trung Quốc cũng đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ bình quân 7,9%/năm từ thập niên 1970, và có thể sẽ vượt Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2008 này.
Nhưng những cái nhất của Trung Quốc thì không chỉ có thế.
Theo một nghiên cứu mới đây về khả năng cạnh tranh bằng công nghệ cao của 33 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1996 tới 2007, Trung Quốc đã vọt lên vị trí số 1, trong khi nước Mỹ đã rơi khỏi vị trí này.
Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc có thể sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành đầu tàu chính của kinh tế thế giới.
Từ lâu, nhiều học giả đã cho rằng, thế kỷ 21 này sẽ là thế kỷ của Trung Quốc. Và rõ ràng, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng.
Trung Quốc hiện có 1.530 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhiều hơn dự trữ ngoại hối của Nhật Bản khoảng 500 tỷ USD, quốc gia đứng ở vị trí thứ hai trong lĩnh vực này.
Trung Quốc là nước sản xuất nhiều hàng may mặc, xi măng, vàng và thép hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Vào năm 2006, Trung Quốc có 2,4 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, nhiều hơn cả số sinh viên tốt nghiệp ở Mỹ, Nhật và Pháp cộng lại.
Thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, nước này sản xuất 8,8 triệu chiếc ôtô vào năm 2007, tăng 22% so với năm 2006. Sản lượng xe hơi này vẫn thấp hơn của Mỹ, nhưng một số tính toán đã cho thấy, Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực này vào năm 2012.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc có thể sẽ đưa nước này không lâu sau năm 2010 trở thành nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới - “danh hiệu” mà hiện vẫn thuộc về nước Mỹ.
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, Trung Quốc hiện là nước thải ra lượng carbon dioxide lớn nhất thế giới.
Còn có nhiều ví dụ khác về sự tăng trưởng vừa “nóng” vừa lâu dài của Trung Quốc. Theo thống kê chính thức, trong năm 2007, nền kinh tế này tăng trưởng 11,4%. Các công ty Nhà nước của Trung Quốc năm ngoái có lợi nhuận tăng 32%, trong khi vốn FDI đổ vào nước này tăng 110% so với năm trước đó.
Tháng 1 vừa qua, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc là 7,1%, cao nhất trong vòng 11 năm qua, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao. Mùa đông tồi tệ nhất trong hai thập kỷ qua ở Trung Quốc đã gây mất điện trên diện rộng, gây tắc đường và phá hủy mùa màng, khiến nền kinh tế này thiệt hại 15 tỷ USD.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần chậm lại. Và đây có thể điều mà Trung Quốc đang mong muốn.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã nỗ lực nhiều nhưng chưa thành công lắm trong việc cân bằng lại nền kinh tế, bằng cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhiều hơn và đầu tư cũng như xuất khẩu ít hơn.
Nhiều chuyên gia thì cho rằng, cách tốt nhất để kinh tế Trung Quốc điều chỉnh là người Trung Quốc nên tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít đi!
(Theo Forbes)
Nước này có dân số lớn nhất thế giới (1,3 tỷ người) và có công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường (PetroChina).
Trung Quốc cũng đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ bình quân 7,9%/năm từ thập niên 1970, và có thể sẽ vượt Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2008 này.
Nhưng những cái nhất của Trung Quốc thì không chỉ có thế.
Theo một nghiên cứu mới đây về khả năng cạnh tranh bằng công nghệ cao của 33 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1996 tới 2007, Trung Quốc đã vọt lên vị trí số 1, trong khi nước Mỹ đã rơi khỏi vị trí này.
Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc có thể sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành đầu tàu chính của kinh tế thế giới.
Từ lâu, nhiều học giả đã cho rằng, thế kỷ 21 này sẽ là thế kỷ của Trung Quốc. Và rõ ràng, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng.
Trung Quốc hiện có 1.530 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhiều hơn dự trữ ngoại hối của Nhật Bản khoảng 500 tỷ USD, quốc gia đứng ở vị trí thứ hai trong lĩnh vực này.
Trung Quốc là nước sản xuất nhiều hàng may mặc, xi măng, vàng và thép hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Vào năm 2006, Trung Quốc có 2,4 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, nhiều hơn cả số sinh viên tốt nghiệp ở Mỹ, Nhật và Pháp cộng lại.
Thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, nước này sản xuất 8,8 triệu chiếc ôtô vào năm 2007, tăng 22% so với năm 2006. Sản lượng xe hơi này vẫn thấp hơn của Mỹ, nhưng một số tính toán đã cho thấy, Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực này vào năm 2012.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc có thể sẽ đưa nước này không lâu sau năm 2010 trở thành nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới - “danh hiệu” mà hiện vẫn thuộc về nước Mỹ.
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, Trung Quốc hiện là nước thải ra lượng carbon dioxide lớn nhất thế giới.
Còn có nhiều ví dụ khác về sự tăng trưởng vừa “nóng” vừa lâu dài của Trung Quốc. Theo thống kê chính thức, trong năm 2007, nền kinh tế này tăng trưởng 11,4%. Các công ty Nhà nước của Trung Quốc năm ngoái có lợi nhuận tăng 32%, trong khi vốn FDI đổ vào nước này tăng 110% so với năm trước đó.
Tháng 1 vừa qua, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc là 7,1%, cao nhất trong vòng 11 năm qua, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao. Mùa đông tồi tệ nhất trong hai thập kỷ qua ở Trung Quốc đã gây mất điện trên diện rộng, gây tắc đường và phá hủy mùa màng, khiến nền kinh tế này thiệt hại 15 tỷ USD.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần chậm lại. Và đây có thể điều mà Trung Quốc đang mong muốn.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã nỗ lực nhiều nhưng chưa thành công lắm trong việc cân bằng lại nền kinh tế, bằng cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhiều hơn và đầu tư cũng như xuất khẩu ít hơn.
Nhiều chuyên gia thì cho rằng, cách tốt nhất để kinh tế Trung Quốc điều chỉnh là người Trung Quốc nên tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít đi!
(Theo Forbes)