Niêm yết tại nước ngoài vướng ở đâu?
Nhận định của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về những vướng mắc khi niêm yết cổ phiếu tại nước ngoài
Nhận định của ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, về những vướng mắc khi niêm yết cổ phiếu tại nước ngoài.
Đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam niêm yết chứng khoán ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp cũng từng có công bố rất mạnh mẽ, vậy kết quả thực hiện đến đâu, thưa ông?
Sau hơn 8 năm hoạt động, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 317 công ty niêm yết với mức vốn hoá đạt 234.737 tỷ đồng (chiếm 20,5% GDP 2007).
Trong năm 2007, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán chính thức khoảng 130.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn hoá huy động 9 tháng đầu năm 2008 trên thị trường chính thức chỉ đạt 19.554 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sút, việc thông qua thị trường chứng khoán nước ngoài để huy động vốn là rất quan trọng. Có thể, lúc chứng khoán thế giới sụt giảm thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn do cầu giảm, giá cả xuống.
Tuy nhiên, tham gia niêm yết ở nước ngoài không chỉ để huy động vốn đảm bảo đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn có điều kiện nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu cho chính mình.
Ngoài ra, thông qua phát hành, niêm yết ở nước ngoài cũng tăng cường tính công khai minh bạch, trình độ quản trị công ty, tiêu chuẩn kế toán doanh nghiệp. Từ đó, góp phần từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Một số công bố của doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được. Một số doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu ra nước ngoài nhưng chưa phải là sàn giao dịch chính thức.
Tham gia niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào chính thức niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài, phải chăng là do chúng ta còn thiếu khuôn khổ pháp lý?
Không thể nói là chúng ta thiếu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này, vì Nghị định 14/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động IPO và niêm yết tại nước ngoài.
Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài cần được hoàn thiện hơn với các văn bản hướng dẫn cụ thể. Việt Nam gần như vẫn chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài, quy định về các loại giấy phép, chính sách kiểm soát ngoại hối - chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỷ lệ năm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài hạn chế trên, liệu còn vướng mắc nào khác không thưa ông?
Cái khó hiện nay là do sự khác nhau về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cũng xây dựng trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).
Thế nhưng, khác biệt lớn nhất là theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn theo VAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể, đất của Nhà nước.
Vấn đề này cần được giải quyết thông qua việc dần dần xây dựng một chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, kết hợp với việc lựa chọn các tổ chức kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp.
Mặt khác, ngoài các yêu cầu tối thiểu về vốn, và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh như quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích luỹ ít nhất 7,5 triệu USD trong 3 năm tài chính gần nhất khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về quản trị công ty, bao gồm cả kiểm soát nội bộ.
Riêng về chế độ kiểm toán giữa hai nước khác nhau có thể dẫn đến nhiều vấn đề kỹ thuật không đơn giản. Chẳng hạn, phía Việt Nam có thông lệ: mệnh giá cổ phiếu là 10 ngàn, nên giả sử công ty có 100 tỷ đồng vốn điều lệ thì tương đương 10 triệu cổ phiếu. Nhưng thị trường chứng khoán nước ngoài, đặc biệt là Singapore thì không có mệnh giá này mà họ phát hành cổ phiếu tùy theo đối tượng.
Chẳng hạn, với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì được phát hành cổ phiếu giá trị rất thấp như 0,2- 0,5 USD nên 100 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên 100 hay 200 triệu cổ phiếu
Do vậy nếu một doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu ở Việt Nam lại được tính theo bằng mệnh giá của nước khác thì sẽ khó khăn về kế toán. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến về các vướng mắc như thế này để sắp tới đưa vào thông tư hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện.
Hiện người Việt Nam ở nước ngoài khá đông, vậy khi doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài, thì những người này có được mua cổ phiếu công ty ở sàn ngoại này không, số cổ phiếu được mua đó có liệt vào nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ không?
Người Việt Nam ở nước ngoài thì coi đó là nhà đầu tư nước ngoài, còn tỷ lệ cổ phiếu những người này được sở hữu thì tùy thuộc quy định hiện hành.
Hiện nay, quy định trên thị trường niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu 49% như khi niêm yết ở sàn trong nước, còn mai kia khi mà Chính phủ đã xác định được lĩnh vực ngành nghề thì tùy thuộc vào ngành nghề.
Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán cũng đã từng nhận được câu hỏi, liệu có được niêm yết 25% cổ phiếu mà cổ đông nước ngoài nắm giữ ra sàn nước ngoài không?
Tôi xin được nói rõ là hoàn toàn có thể. Luật chứng khoán cũng như Nghị định 14 của Chính phủ đều không hạn chế việc này.
Ông kỳ vọng thế nào về việc niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới?
Thời gian vừa qua, một loạt các sở giao dịch chứng khoán quốc tế đã có những hoạt động tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy quá trình tham gia niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài với rất nhiều ưu đãi thuận lợi, thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp có quyết tâm cao.
Ủy ban Chứng khoán cũng đã hoàn tất việc soạn thảo thông tư hướng dẫn đối với hoạt động này đang chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những yếu tố đó cùng với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam nên tôi hy vọng sẽ nhiều doanh nghiệp Việt Nam niêm yết thành công trên sàn giao dịch quốc tế trong thời gian tới.
Đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam niêm yết chứng khoán ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp cũng từng có công bố rất mạnh mẽ, vậy kết quả thực hiện đến đâu, thưa ông?
Sau hơn 8 năm hoạt động, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 317 công ty niêm yết với mức vốn hoá đạt 234.737 tỷ đồng (chiếm 20,5% GDP 2007).
Trong năm 2007, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán chính thức khoảng 130.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn hoá huy động 9 tháng đầu năm 2008 trên thị trường chính thức chỉ đạt 19.554 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sút, việc thông qua thị trường chứng khoán nước ngoài để huy động vốn là rất quan trọng. Có thể, lúc chứng khoán thế giới sụt giảm thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn do cầu giảm, giá cả xuống.
Tuy nhiên, tham gia niêm yết ở nước ngoài không chỉ để huy động vốn đảm bảo đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn có điều kiện nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu cho chính mình.
Ngoài ra, thông qua phát hành, niêm yết ở nước ngoài cũng tăng cường tính công khai minh bạch, trình độ quản trị công ty, tiêu chuẩn kế toán doanh nghiệp. Từ đó, góp phần từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Một số công bố của doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được. Một số doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu ra nước ngoài nhưng chưa phải là sàn giao dịch chính thức.
Tham gia niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào chính thức niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài, phải chăng là do chúng ta còn thiếu khuôn khổ pháp lý?
Không thể nói là chúng ta thiếu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này, vì Nghị định 14/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động IPO và niêm yết tại nước ngoài.
Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài cần được hoàn thiện hơn với các văn bản hướng dẫn cụ thể. Việt Nam gần như vẫn chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài, quy định về các loại giấy phép, chính sách kiểm soát ngoại hối - chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỷ lệ năm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài hạn chế trên, liệu còn vướng mắc nào khác không thưa ông?
Cái khó hiện nay là do sự khác nhau về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cũng xây dựng trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).
Thế nhưng, khác biệt lớn nhất là theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn theo VAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể, đất của Nhà nước.
Vấn đề này cần được giải quyết thông qua việc dần dần xây dựng một chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, kết hợp với việc lựa chọn các tổ chức kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp.
Mặt khác, ngoài các yêu cầu tối thiểu về vốn, và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh như quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích luỹ ít nhất 7,5 triệu USD trong 3 năm tài chính gần nhất khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về quản trị công ty, bao gồm cả kiểm soát nội bộ.
Riêng về chế độ kiểm toán giữa hai nước khác nhau có thể dẫn đến nhiều vấn đề kỹ thuật không đơn giản. Chẳng hạn, phía Việt Nam có thông lệ: mệnh giá cổ phiếu là 10 ngàn, nên giả sử công ty có 100 tỷ đồng vốn điều lệ thì tương đương 10 triệu cổ phiếu. Nhưng thị trường chứng khoán nước ngoài, đặc biệt là Singapore thì không có mệnh giá này mà họ phát hành cổ phiếu tùy theo đối tượng.
Chẳng hạn, với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì được phát hành cổ phiếu giá trị rất thấp như 0,2- 0,5 USD nên 100 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên 100 hay 200 triệu cổ phiếu
Do vậy nếu một doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu ở Việt Nam lại được tính theo bằng mệnh giá của nước khác thì sẽ khó khăn về kế toán. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến về các vướng mắc như thế này để sắp tới đưa vào thông tư hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện.
Hiện người Việt Nam ở nước ngoài khá đông, vậy khi doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài, thì những người này có được mua cổ phiếu công ty ở sàn ngoại này không, số cổ phiếu được mua đó có liệt vào nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ không?
Người Việt Nam ở nước ngoài thì coi đó là nhà đầu tư nước ngoài, còn tỷ lệ cổ phiếu những người này được sở hữu thì tùy thuộc quy định hiện hành.
Hiện nay, quy định trên thị trường niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu 49% như khi niêm yết ở sàn trong nước, còn mai kia khi mà Chính phủ đã xác định được lĩnh vực ngành nghề thì tùy thuộc vào ngành nghề.
Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán cũng đã từng nhận được câu hỏi, liệu có được niêm yết 25% cổ phiếu mà cổ đông nước ngoài nắm giữ ra sàn nước ngoài không?
Tôi xin được nói rõ là hoàn toàn có thể. Luật chứng khoán cũng như Nghị định 14 của Chính phủ đều không hạn chế việc này.
Ông kỳ vọng thế nào về việc niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới?
Thời gian vừa qua, một loạt các sở giao dịch chứng khoán quốc tế đã có những hoạt động tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy quá trình tham gia niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài với rất nhiều ưu đãi thuận lợi, thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp có quyết tâm cao.
Ủy ban Chứng khoán cũng đã hoàn tất việc soạn thảo thông tư hướng dẫn đối với hoạt động này đang chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những yếu tố đó cùng với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam nên tôi hy vọng sẽ nhiều doanh nghiệp Việt Nam niêm yết thành công trên sàn giao dịch quốc tế trong thời gian tới.