“Nợ của Vinashin phải xử lý bằng cơ chế thị trường”
Quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển về một số vấn đề của Vinashin
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), trong đó có việc xử lý các khoản nợ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã tiếp cận và xem xét báo cáo này theo hướng nào?
Câu hỏi này đã được đặt ra với Chủ nhiệm Ủy ban Phùng Quốc Hiển, trong bối cảnh dư luận đang có nhiều băn khoăn khi một số hãng tin nước ngoài đưa tin, liên quan đến khoản vay 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được một nhóm các nhà cho vay quốc tế cấp cho vào năm 2007, hồi đầu tháng này, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con của tập đoàn tại Việt Nam đã bị khởi kiện tại tòa ở London (Anh).
“Tái cấu trúc các doanh nghiệp là vấn đề đang đặt ra, đặc biệt tái cấu trúc Vinashin rất quan trọng, mà tái cấu trúc tập đoàn này sẽ tính tới nhiều vấn đề, trong đó có nợ. Chúng ta phải xử lý thôi, mà xử lý bằng cơ chế thị trường hiện hành”, ông Hiển nói.
Ngay cả với chính sách thuế trong nước thì theo ông Hiển, Vinashin cũng phải làm theo quy định của luật. “Tại sao được miễn, tại sao được giảm, tại sao được gia hạn đều có quy định của pháp luật, tôi nghĩ ai làm cũng phải tuân theo đúng như vậy”, ông Hiển quả quyết.
Vị chủ nhiệm cơ quan có chức năng thẩm tra các vấn đề liên quan đến ngân sách cũng cho hay, Chính phủ đã có báo cáo về từng bước một để xử lý vấn đề này. Và việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có Vinashin phải có thời gian hợp lý mới làm được.
Về định hướng tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông Hiển cho hay, Chính phủ sẽ rà soát lại toàn bộ theo hướng những doanh nghiệp này phải đi vào hoạt động thực sự trong những lĩnh vực mang tính chất truyền thống, hạn chế việc đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực.
Đồng thời chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, trong điều kiện các thành phần kinh tế khác không thể tham gia được.
“Các ngành lĩnh vực xương sống quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, ngân hàng thì Nhà nước phải nắm. Còn lại, các lĩnh vực xây dựng hay các ngành dịch vụ bình thường khác có thể thúc đẩy cổ phần hóa để kéo, hút vốn của các thành phần kinh tế khác vào”, ông Hiển cụ thể.
Đồng thời nhấn mạnh: chỉ bằng cách cổ phần hóa, thay đổi cả cơ chế quản lý, đặc biệt là quản trị rủi ro mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
“Tức là ông đồng ý ngoài những tập đoàn, tổng công ty “xương sống” như ông nói trên, còn lại nên thoái vốn nhà nước?”, câu hỏi tiếp tục được nêu ra.
“Tất nhiên. Chúng ta phải cổ phần hóa, phải thoái vốn nhà nước, chỉ giữ những lĩnh vực quan trọng. Có thế ta mới thực hiện được mục tiêu tái cấu trúc lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, ông Hiển trả lời.
Về câu hỏi liên quan đến lộ trình cụ thể, ông Hiển cho biết như Quốc hội đã đặt ra thì trong khoảng từ nay đến 2015 phải hoàn thành.
Cũng liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tình hình của Vinashin, trước Chủ nhiệm Hiển, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí. Tại đây, ông Huệ cho biết việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân ông chưa cập nhật.
Và cũng “chưa thể nói gì về đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước vì không thể chỉ nói trong một câu, mà phải bình tĩnh, chờ”.
Câu hỏi này đã được đặt ra với Chủ nhiệm Ủy ban Phùng Quốc Hiển, trong bối cảnh dư luận đang có nhiều băn khoăn khi một số hãng tin nước ngoài đưa tin, liên quan đến khoản vay 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được một nhóm các nhà cho vay quốc tế cấp cho vào năm 2007, hồi đầu tháng này, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con của tập đoàn tại Việt Nam đã bị khởi kiện tại tòa ở London (Anh).
“Tái cấu trúc các doanh nghiệp là vấn đề đang đặt ra, đặc biệt tái cấu trúc Vinashin rất quan trọng, mà tái cấu trúc tập đoàn này sẽ tính tới nhiều vấn đề, trong đó có nợ. Chúng ta phải xử lý thôi, mà xử lý bằng cơ chế thị trường hiện hành”, ông Hiển nói.
Ngay cả với chính sách thuế trong nước thì theo ông Hiển, Vinashin cũng phải làm theo quy định của luật. “Tại sao được miễn, tại sao được giảm, tại sao được gia hạn đều có quy định của pháp luật, tôi nghĩ ai làm cũng phải tuân theo đúng như vậy”, ông Hiển quả quyết.
Vị chủ nhiệm cơ quan có chức năng thẩm tra các vấn đề liên quan đến ngân sách cũng cho hay, Chính phủ đã có báo cáo về từng bước một để xử lý vấn đề này. Và việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có Vinashin phải có thời gian hợp lý mới làm được.
Về định hướng tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông Hiển cho hay, Chính phủ sẽ rà soát lại toàn bộ theo hướng những doanh nghiệp này phải đi vào hoạt động thực sự trong những lĩnh vực mang tính chất truyền thống, hạn chế việc đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực.
Đồng thời chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, trong điều kiện các thành phần kinh tế khác không thể tham gia được.
“Các ngành lĩnh vực xương sống quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, ngân hàng thì Nhà nước phải nắm. Còn lại, các lĩnh vực xây dựng hay các ngành dịch vụ bình thường khác có thể thúc đẩy cổ phần hóa để kéo, hút vốn của các thành phần kinh tế khác vào”, ông Hiển cụ thể.
Đồng thời nhấn mạnh: chỉ bằng cách cổ phần hóa, thay đổi cả cơ chế quản lý, đặc biệt là quản trị rủi ro mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
“Tức là ông đồng ý ngoài những tập đoàn, tổng công ty “xương sống” như ông nói trên, còn lại nên thoái vốn nhà nước?”, câu hỏi tiếp tục được nêu ra.
“Tất nhiên. Chúng ta phải cổ phần hóa, phải thoái vốn nhà nước, chỉ giữ những lĩnh vực quan trọng. Có thế ta mới thực hiện được mục tiêu tái cấu trúc lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, ông Hiển trả lời.
Về câu hỏi liên quan đến lộ trình cụ thể, ông Hiển cho biết như Quốc hội đã đặt ra thì trong khoảng từ nay đến 2015 phải hoàn thành.
Cũng liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tình hình của Vinashin, trước Chủ nhiệm Hiển, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí. Tại đây, ông Huệ cho biết việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân ông chưa cập nhật.
Và cũng “chưa thể nói gì về đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước vì không thể chỉ nói trong một câu, mà phải bình tĩnh, chờ”.