“Nợ thế này không thể dùng ngân sách xây trụ sở hoành tráng”
Đại biểu Trần Du Lịch nói nên cấm dùng tiền thuế, phí để xây trụ sở ít nhất trong 5 năm tới
“Nếu dùng tiền ngân sách để xây trụ sở hoành tráng thì theo quan điểm của tôi, bất cứ địa phương nào tôi cũng không đồng tình. Trong tình trạng nợ nần thế này, không có một lý do nào để làm thế, làm thế chúng ta không ăn nói được với dân”.
Đây là quan điểm của TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi trao đổi với báo chí về việc UBND thành phố Hải Phòng vừa trình Thủ tướng đề án xây dựng trung tâm hành chính - chính trị thành phố, với tổng giá trị đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.
"Xây trụ sở là chi tiêu dùng, mà đã là tiêu dùng thì lúc này cả hệ thống phải tiết kiệm, tiết kiệm chung chứ không riêng ai", đại biểu Lịch nhấn mạnh quan điểm.
Liên quan đến xây dựng trung tâm hành chính, lấy ví dụ cách làm của Đà Nẵng - gom toàn bộ quỹ đất của các cơ quan rải rác để bán lấy tiền làm - ông Lịch cho rằng đó là cách "lấy nó nuôi nó" chứ không lấy ngân sách bố trí hàng năm.
Hiện nay một số địa phương cũng làm như vậy, và theo ông thì cách này chấp nhận được.
Tiền bán các trụ sở thực chất cũng là ngân sách, nhưng không ăn vào thuế và phí cân đối, thì chấp nhận được. Vì, nếu để hai ba chục trụ sở phí tổn nhiều, mỗi nơi phải có bảo vệ riêng, nói nôm na nhiều mâm nhiều bát nay gom lại một mâm một bát để tiết kiệm chi phí không tốn ngân sách, cái đó có thể làm được, ông Lịch phân tích.
Nhưng theo ông, cái gốc cần giải quyết vẫn là cơ chế phân bổ ngân sách, "nghĩa là phải cân đối thu đã, thu phần của địa phương là anh tự chủ, anh trang trải còn thiếu thì Trung ương cân nhắc".
"Nếu anh vung tay quá trán thì tôi không cân đối chi bổ sung, đơn giản thế. Làm như thế mới có kỷ luật ngân sách, mới khắc phục được xin - cho".
"Còn làm ngân sách như hiện nay thì không sửa được, tôi không biết cho ai thêm và cắt của ai, như thế không bỏ xin - cho được. Nhưng, nếu thu thuế, phí để đầu tư vào xây trụ sở thì không nên, Quốc hội phải cấm ít nhất trong thời gian 5 năm tới", ông Lịch đề nghị.
Đại biểu Lịch cũng nhắc lại quy trình ngân sách mà ông đã đề nghị nhiều lần.
Đó là tại kỳ họp giữa năm thì Quốc hội bàn nguyên tắc xem năm tới nên hỗ trợ địa phương nào cái gì, ngành nào cái gì, sau đó Chính phủ tiếp thu, cuối năm Quốc hội rà lại, đúng như thế thì thông qua không đúng thì cắt.
Đây là quan điểm của TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi trao đổi với báo chí về việc UBND thành phố Hải Phòng vừa trình Thủ tướng đề án xây dựng trung tâm hành chính - chính trị thành phố, với tổng giá trị đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.
"Xây trụ sở là chi tiêu dùng, mà đã là tiêu dùng thì lúc này cả hệ thống phải tiết kiệm, tiết kiệm chung chứ không riêng ai", đại biểu Lịch nhấn mạnh quan điểm.
Liên quan đến xây dựng trung tâm hành chính, lấy ví dụ cách làm của Đà Nẵng - gom toàn bộ quỹ đất của các cơ quan rải rác để bán lấy tiền làm - ông Lịch cho rằng đó là cách "lấy nó nuôi nó" chứ không lấy ngân sách bố trí hàng năm.
Hiện nay một số địa phương cũng làm như vậy, và theo ông thì cách này chấp nhận được.
Tiền bán các trụ sở thực chất cũng là ngân sách, nhưng không ăn vào thuế và phí cân đối, thì chấp nhận được. Vì, nếu để hai ba chục trụ sở phí tổn nhiều, mỗi nơi phải có bảo vệ riêng, nói nôm na nhiều mâm nhiều bát nay gom lại một mâm một bát để tiết kiệm chi phí không tốn ngân sách, cái đó có thể làm được, ông Lịch phân tích.
Nhưng theo ông, cái gốc cần giải quyết vẫn là cơ chế phân bổ ngân sách, "nghĩa là phải cân đối thu đã, thu phần của địa phương là anh tự chủ, anh trang trải còn thiếu thì Trung ương cân nhắc".
"Nếu anh vung tay quá trán thì tôi không cân đối chi bổ sung, đơn giản thế. Làm như thế mới có kỷ luật ngân sách, mới khắc phục được xin - cho".
"Còn làm ngân sách như hiện nay thì không sửa được, tôi không biết cho ai thêm và cắt của ai, như thế không bỏ xin - cho được. Nhưng, nếu thu thuế, phí để đầu tư vào xây trụ sở thì không nên, Quốc hội phải cấm ít nhất trong thời gian 5 năm tới", ông Lịch đề nghị.
Đại biểu Lịch cũng nhắc lại quy trình ngân sách mà ông đã đề nghị nhiều lần.
Đó là tại kỳ họp giữa năm thì Quốc hội bàn nguyên tắc xem năm tới nên hỗ trợ địa phương nào cái gì, ngành nào cái gì, sau đó Chính phủ tiếp thu, cuối năm Quốc hội rà lại, đúng như thế thì thông qua không đúng thì cắt.