Nước Nga trước nguy cơ suy thoái kinh tế mới
Sẽ không có nhân tố khách quan nào giúp kinh tế Nga sớm tăng trưởng trở lại
Thực trạng thị trường tín dụng của Nga và các thị trường nước ngoài cho thấy tăng trưởng kinh tế của Nga khó có khả năng sớm hồi phục. Các nhà phân tích đánh giá suy thoái kinh tế ở Nga vẫn chưa chạm đáy và nước này có nguy cơ trải qua đợt khủng hoảng thứ hai.
Trong khi đó, Nga có thể sẽ sử dụng hết nguồn quỹ dự trữ khổng lồ của nước này lên tới 121 tỷ USD vào năm 2010 để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Vẫn chưa chạm đáy?
Phó giám đốc Cơ quan thống kê Liên bang Nga I.Ulyanov nhận định, kinh tế Nga có thể tránh được một kịch bản thảm khốc nếu trong 2 tháng tới không rơi vào một đợt giảm sút mới. Sự phát triển tiếp sau đó sẽ phụ thuộc vào các thị trường toàn cầu, đặc biệt là giá dầu mỏ, thực trạng ngành ngân hàng Nga và việc ngành công nghiệp Nga tiếp cận với các khoản tín dụng. Theo thăm dò ý kiến mới đây tại Nga, số doanh nghiệp có thể vay tín dụng đã giảm xuống 52% trong tháng 4/2009, so với mức 58% của tháng 3.
Tình hình kinh tế thế giới có vẻ khả quan với việc giá dầu mỏ đứng ở mức trên dưới 50 USD/thùng suốt gần 3 tháng qua. Tuy nhiên, Công ty dịch vụ tư vấn kinh doanh và kế toán hàng đầu ở Nga FBK cho rằng, cuộc chiến chống suy thoái kinh tế sẽ diễn ra không suôn sẻ. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin, suy thoái kinh tế ở Mỹ có thể kéo dài từ 16-18 tháng và sẽ phải mất vài năm mới phục hồi. IMF cũng đánh giá cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay sẽ kéo dài ít nhất 18 tháng. Trong trường hợp này, sẽ không có nhân tố khách quan nào giúp kinh tế Nga sớm tăng trưởng trở lại.
Trong vài năm tới, giá dầu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các nhân tố khách quan, trước hết là nhu cầu của ngành công nghiệp, mà cho đến nay vẫn ở mức rất thấp do khủng hoảng. Các nhà phân tích cho rằng, các ngành công nghiệp toàn cầu sẽ chỉ lấy lại đà tăng trưởng khi giá dầu mỏ giảm xuống bằng chi phí sản xuất, theo đó, giá dầu chỉ có thể là 12-15 USD/thùng vào năm 2010?
Tại Nga, nhu cầu tiêu dùng tương đối cao vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 chủ yếu do nhiều người Nga quyết định đầu tư vào hàng hóa lâu bền như ô tô, đồ điện tử gia dụng và các mặt hàng tương tự. Tuy nhiên, sự thu hẹp hoạt động của các công ty, tình trạng sa thải nhân công hoặc cắt giảm lương chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể xảy ra vào quý 2/2009, giáng một đòn mạnh vào những nước có hàng hóa và dịch vụ không được ưa chuộng.
Cho đến nay Nga vẫn không đạt nhiều tiến bộ trong việc thành lập các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thể thay thế hàng nhập khẩu. Điều này khó có thể thực hiện nhanh vì sẽ phải mất từ 6-18 tháng để mua sắm và lắp ráp thiết bị.
Quỹ dự trữ có nguy cơ cạn kiệt
Bộ trưởng Tài chính Nga A.Kudrin cho biết, vào năm 2010 Nga có thể sẽ sử dụng hết nguồn quỹ dự trữ khổng lồ của nước này. Quỹ dự trữ của Nga được hình thành sau nhiều năm tích lũy nguồn thu từ dầu mỏ và hiện lên tới 121 tỷ USD. Quỹ này vốn được xem như một "lá chắn" giúp Nga chống lại sự suy giảm kinh tế trong bối cảnh nước này đang phải chật vật đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay.
Ngoài quỹ trên, Nga còn có một quỹ nhỏ hơn với 85,7 tỷ USD, cũng được lấy từ nguồn thu dầu mỏ. Song, hiện Nga đang cần một lượng tiền khổng lồ để trả lương cho khu vực quốc doanh ở nước này, và chi cho các dự án chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa đông 2014.
Để vực dậy ngành ngân hàng nước này, Thủ tướng Nga V.Putin vừa thông báo, Chính phủ Nga đã đưa ra một loạt giải pháp mới trong lĩnh vực ngân hàng và cấp vốn cho khu vực kinh tế. Hiện các ngân hàng Nga đang phải đối mặt với các khó khăn như việc tiếp cận các nguồn vay nước ngoài bị thu hẹp, chất lượng các nguồn vốn tín dụng suy giảm, người vay phải hứng chịu những rủi ro ngày càng tăng cũng như các ngân hàng khó thu hút nguồn vốn để bổ sung vốn hiện có. Các khó khăn này đã buộc các ngân hàng phải tăng đáng kể lãi suất tín dụng. Chính phủ Nga sẵn sàng góp vốn vào các ngân hàng với sự tham gia của các cổ đông. Ông Putin cũng đề xuất sử dụng trái phiếu quốc gia như một nguồn thu hút vốn cho các ngân hàng.
Thủ tướng Nga V.Putin cho biết, Chính phủ sẽ bổ sung 15 tỉ Rúp (gần 430 triệu USD) cho các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp địa phương và dự kiến trong năm 2009 sẽ hỗ trợ 15.000 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, chương trình của Ngân hàng kinh tế đối ngoại cho vay tín dụng trị giá 30 tỉ Rúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được thực hiện.
Trong khi đó, Nga có thể sẽ sử dụng hết nguồn quỹ dự trữ khổng lồ của nước này lên tới 121 tỷ USD vào năm 2010 để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Vẫn chưa chạm đáy?
Phó giám đốc Cơ quan thống kê Liên bang Nga I.Ulyanov nhận định, kinh tế Nga có thể tránh được một kịch bản thảm khốc nếu trong 2 tháng tới không rơi vào một đợt giảm sút mới. Sự phát triển tiếp sau đó sẽ phụ thuộc vào các thị trường toàn cầu, đặc biệt là giá dầu mỏ, thực trạng ngành ngân hàng Nga và việc ngành công nghiệp Nga tiếp cận với các khoản tín dụng. Theo thăm dò ý kiến mới đây tại Nga, số doanh nghiệp có thể vay tín dụng đã giảm xuống 52% trong tháng 4/2009, so với mức 58% của tháng 3.
Tình hình kinh tế thế giới có vẻ khả quan với việc giá dầu mỏ đứng ở mức trên dưới 50 USD/thùng suốt gần 3 tháng qua. Tuy nhiên, Công ty dịch vụ tư vấn kinh doanh và kế toán hàng đầu ở Nga FBK cho rằng, cuộc chiến chống suy thoái kinh tế sẽ diễn ra không suôn sẻ. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin, suy thoái kinh tế ở Mỹ có thể kéo dài từ 16-18 tháng và sẽ phải mất vài năm mới phục hồi. IMF cũng đánh giá cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay sẽ kéo dài ít nhất 18 tháng. Trong trường hợp này, sẽ không có nhân tố khách quan nào giúp kinh tế Nga sớm tăng trưởng trở lại.
Trong vài năm tới, giá dầu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các nhân tố khách quan, trước hết là nhu cầu của ngành công nghiệp, mà cho đến nay vẫn ở mức rất thấp do khủng hoảng. Các nhà phân tích cho rằng, các ngành công nghiệp toàn cầu sẽ chỉ lấy lại đà tăng trưởng khi giá dầu mỏ giảm xuống bằng chi phí sản xuất, theo đó, giá dầu chỉ có thể là 12-15 USD/thùng vào năm 2010?
Tại Nga, nhu cầu tiêu dùng tương đối cao vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 chủ yếu do nhiều người Nga quyết định đầu tư vào hàng hóa lâu bền như ô tô, đồ điện tử gia dụng và các mặt hàng tương tự. Tuy nhiên, sự thu hẹp hoạt động của các công ty, tình trạng sa thải nhân công hoặc cắt giảm lương chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể xảy ra vào quý 2/2009, giáng một đòn mạnh vào những nước có hàng hóa và dịch vụ không được ưa chuộng.
Cho đến nay Nga vẫn không đạt nhiều tiến bộ trong việc thành lập các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thể thay thế hàng nhập khẩu. Điều này khó có thể thực hiện nhanh vì sẽ phải mất từ 6-18 tháng để mua sắm và lắp ráp thiết bị.
Quỹ dự trữ có nguy cơ cạn kiệt
Bộ trưởng Tài chính Nga A.Kudrin cho biết, vào năm 2010 Nga có thể sẽ sử dụng hết nguồn quỹ dự trữ khổng lồ của nước này. Quỹ dự trữ của Nga được hình thành sau nhiều năm tích lũy nguồn thu từ dầu mỏ và hiện lên tới 121 tỷ USD. Quỹ này vốn được xem như một "lá chắn" giúp Nga chống lại sự suy giảm kinh tế trong bối cảnh nước này đang phải chật vật đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay.
Ngoài quỹ trên, Nga còn có một quỹ nhỏ hơn với 85,7 tỷ USD, cũng được lấy từ nguồn thu dầu mỏ. Song, hiện Nga đang cần một lượng tiền khổng lồ để trả lương cho khu vực quốc doanh ở nước này, và chi cho các dự án chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa đông 2014.
Để vực dậy ngành ngân hàng nước này, Thủ tướng Nga V.Putin vừa thông báo, Chính phủ Nga đã đưa ra một loạt giải pháp mới trong lĩnh vực ngân hàng và cấp vốn cho khu vực kinh tế. Hiện các ngân hàng Nga đang phải đối mặt với các khó khăn như việc tiếp cận các nguồn vay nước ngoài bị thu hẹp, chất lượng các nguồn vốn tín dụng suy giảm, người vay phải hứng chịu những rủi ro ngày càng tăng cũng như các ngân hàng khó thu hút nguồn vốn để bổ sung vốn hiện có. Các khó khăn này đã buộc các ngân hàng phải tăng đáng kể lãi suất tín dụng. Chính phủ Nga sẵn sàng góp vốn vào các ngân hàng với sự tham gia của các cổ đông. Ông Putin cũng đề xuất sử dụng trái phiếu quốc gia như một nguồn thu hút vốn cho các ngân hàng.
Thủ tướng Nga V.Putin cho biết, Chính phủ sẽ bổ sung 15 tỉ Rúp (gần 430 triệu USD) cho các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp địa phương và dự kiến trong năm 2009 sẽ hỗ trợ 15.000 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, chương trình của Ngân hàng kinh tế đối ngoại cho vay tín dụng trị giá 30 tỉ Rúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được thực hiện.