Obama rút Cuba khỏi danh sách “tài trợ khủng bố”
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, một bước quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai “cựu thù”.
Theo hãng tin Reuters, Nhà Trắng hôm qua (14/4) cho biết, ông Obama đã ra quyết định rút Cuba khỏi bản danh sách nói trên. Quyết định này được đưa ra ít ngày sau cuộc gặp giữa ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ ở Panama - cuộc hội đàm đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.
Trước đó, vào ngày 17/12/2014, Mỹ và Cuba tuyên bố sẽ nối lại quan hệ sau hơn nửa thế kỷ đối đầu.
Hiện hai nước đang nỗ lực tiến tới mở đại sứ quán của nước này tại nước kia, nhưng chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng - một quan chức Mỹ tiết lộ.
Về phía Mỹ, một số vấn đề còn vướng mắc bao gồm khả năng các nhà ngoại giao Mỹ có thể đi lại tự do ở Cuba, nâng cấp các thiết bị và cơ sở hạ tầng ở Havana, và số nhân viên trong đại sứ quán.
“Thỏa thuận đến nay chưa đạt được, nhưng tôi lạc quan”, vị quan chức Mỹ cho hay.
Quốc hội Mỹ sẽ có 45 ngày để cân nhắc quyết định của ông Obama về rút Cuba khỏi danh sách “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố” trước khi quyết định này có hiệu lực. Hiện chưa rõ việc Cuba được đưa ra khỏi danh sách này sẽ có ảnh hưởng thực tế như thế nào.
Về lý thuyết, một khi được rút khỏi danh sách trên, Cuba sẽ không còn là đối tượng của một số lệnh trừng phạt cụ thể, bao gồm lệnh cấm được mua vũ khí từ Mỹ, kiểm soát các mặt hàng được dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự, lệnh cấm viện trợ kinh tế từ Mỹ, và Mỹ tự động phản đối các định chế tài chính quốc tế cấp vốn vay cho Cuba.
Tuy vậy, giới chức Mỹ nói rằng, một loạt các lệnh trừng phạt kinh tế khác của nước này đối với Cuba vẫn sẽ tiếp tục duy trì.
“Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm kiểm soát tài sản của Cuba vẫn sẽ được áp dụng, và phần lớn các giao dịch với Cuba, công dân Cuba và Chính phủ Cuba vẫn sẽ bị cấm nếu chưa có sự cho phép của Bộ Tài chính Mỹ”, một quan chức Mỹ cho hay.
Theo hãng tin Reuters, Nhà Trắng hôm qua (14/4) cho biết, ông Obama đã ra quyết định rút Cuba khỏi bản danh sách nói trên. Quyết định này được đưa ra ít ngày sau cuộc gặp giữa ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ ở Panama - cuộc hội đàm đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.
Trước đó, vào ngày 17/12/2014, Mỹ và Cuba tuyên bố sẽ nối lại quan hệ sau hơn nửa thế kỷ đối đầu.
Hiện hai nước đang nỗ lực tiến tới mở đại sứ quán của nước này tại nước kia, nhưng chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng - một quan chức Mỹ tiết lộ.
Về phía Mỹ, một số vấn đề còn vướng mắc bao gồm khả năng các nhà ngoại giao Mỹ có thể đi lại tự do ở Cuba, nâng cấp các thiết bị và cơ sở hạ tầng ở Havana, và số nhân viên trong đại sứ quán.
“Thỏa thuận đến nay chưa đạt được, nhưng tôi lạc quan”, vị quan chức Mỹ cho hay.
Quốc hội Mỹ sẽ có 45 ngày để cân nhắc quyết định của ông Obama về rút Cuba khỏi danh sách “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố” trước khi quyết định này có hiệu lực. Hiện chưa rõ việc Cuba được đưa ra khỏi danh sách này sẽ có ảnh hưởng thực tế như thế nào.
Về lý thuyết, một khi được rút khỏi danh sách trên, Cuba sẽ không còn là đối tượng của một số lệnh trừng phạt cụ thể, bao gồm lệnh cấm được mua vũ khí từ Mỹ, kiểm soát các mặt hàng được dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự, lệnh cấm viện trợ kinh tế từ Mỹ, và Mỹ tự động phản đối các định chế tài chính quốc tế cấp vốn vay cho Cuba.
Tuy vậy, giới chức Mỹ nói rằng, một loạt các lệnh trừng phạt kinh tế khác của nước này đối với Cuba vẫn sẽ tiếp tục duy trì.
“Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm kiểm soát tài sản của Cuba vẫn sẽ được áp dụng, và phần lớn các giao dịch với Cuba, công dân Cuba và Chính phủ Cuba vẫn sẽ bị cấm nếu chưa có sự cho phép của Bộ Tài chính Mỹ”, một quan chức Mỹ cho hay.