Ông Trump giành điểm sau quyết định mới của Tòa án Tối cao Mỹ
Ông Trump gọi quyết định của Tòa án Tối cao là một “chiến thắng rõ ràng đối với an ninh quốc gia chúng ta”
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 26/6 đã ra phán quyết cho phép một phần sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực trong tuần này, đồng thời sẽ tổ chức tranh tụng về vụ kiện này trong mùa thu năm nay.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là một chiến thắng đối với ông Trump, khẳng định phần nào những tuyên bố của ông về quyền lực của Tổng thống trong vấn đề biên giới quốc gia.
Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump gọi quyết định của Tòa án Tối cao là một “chiến thắng rõ ràng đối với an ninh quốc gia chúng ta”.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Trump nêu đối tượng áp dụng là công dân của 6 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Theo phán quyết được Tòa án Tối cao của Mỹ đưa ra, lệnh cấm này sẽ được áp dụng từ tuần này đối với tất cả mọi đối tượng đã nêu, trừ những người “có tuyên bố đáng tin cậy về mối quan hệ thực sự với một cá nhân hay một thực thể ở Mỹ”.
Tòa án nói, cụ thể, những người không chịu ảnh hưởng của sắc lệnh bao gồm người thăm thân, sinh viên đã được trường đại học ở Mỹ tiếp nhận, người lao động đã được công ty ở Mỹ nhận vào làm… Phán quyết cũng nói công dân của 6 nước mà sắc lệnh quy định sẽ không thể “lách luật” bằng cách thiết lập một mối quan hệ chỉ để phục vụ mục đích nhập cảnh vào Mỹ.
Sắc lệnh mà Tổng thống Trump ký hôm 6/3 nói rằng việc hạn chế nhập cảnh trong vòng 90 ngày sẽ giúp cơ quan chức năng Mỹ có thêm thời gian để đánh giá lại các biện pháp sàng lọc nhập cảnh của Mỹ và đưa ra các biện pháp mới nhằm ngăn ngừa nguy cơ tội phạm khủng bố lọt vào nước này.
Một loạt tòa án cấp thấp hơn đã bác bỏ sắc lệnh này của ông Trump, nói rằng ông đi quá phạm vi thẩm quyền và vi phạm hiến pháp khi nhằm vào người theo đạo Hồi. Sau đó, Nhà Trắng kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Chính phủ Mỹ đã hoan nghênh phán quyết mà Tòa án Tối cao đưa ra ngày 26/6.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước này Jeff Sessions nói rằng những tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) hay al-Qaeda “thường hoạt động từ những nước có chiến sự hoặc đói nghèo, bất ổn trong khi điều hành mạng lưới khủng bố toàn cầu. Theo ông Sessions, nước Mỹ cần “sàng lọc kỹ” những người đến từ các quốc gia như vậy.
Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết sẽ thực thi sắc lệnh của Tổng thống Trump “một cách chuyên nghiệp, có thông báo đầy đủ và rõ ràng cho công chúng, đặc biệt là những người có thể bị ảnh hưởng, và có sự phối hợp với các đối tác trong lĩnh vực du lịch-lữ hành”.
Trước khi bị tòa án đình chỉ, phiên bản đầu tiên của sắc lệnh hạn chế nhập cảnh được ông Trump ký một tuần sau khi nhậm chức hồi tháng 1 đã kéo theo tình trạng hỗn loạn và các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều sân bay ở Mỹ.
Giới chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng sắc lệnh được Tòa án Tối cao khôi phục có thể sẽ gây ra những xáo trộn mới, bởi việc xác định “mối quan hệ thực sự” với cá nhân, thực thể ở Mỹ đối với người xin nhập cảnh là rất khó.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là một chiến thắng đối với ông Trump, khẳng định phần nào những tuyên bố của ông về quyền lực của Tổng thống trong vấn đề biên giới quốc gia.
Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump gọi quyết định của Tòa án Tối cao là một “chiến thắng rõ ràng đối với an ninh quốc gia chúng ta”.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Trump nêu đối tượng áp dụng là công dân của 6 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Theo phán quyết được Tòa án Tối cao của Mỹ đưa ra, lệnh cấm này sẽ được áp dụng từ tuần này đối với tất cả mọi đối tượng đã nêu, trừ những người “có tuyên bố đáng tin cậy về mối quan hệ thực sự với một cá nhân hay một thực thể ở Mỹ”.
Tòa án nói, cụ thể, những người không chịu ảnh hưởng của sắc lệnh bao gồm người thăm thân, sinh viên đã được trường đại học ở Mỹ tiếp nhận, người lao động đã được công ty ở Mỹ nhận vào làm… Phán quyết cũng nói công dân của 6 nước mà sắc lệnh quy định sẽ không thể “lách luật” bằng cách thiết lập một mối quan hệ chỉ để phục vụ mục đích nhập cảnh vào Mỹ.
Sắc lệnh mà Tổng thống Trump ký hôm 6/3 nói rằng việc hạn chế nhập cảnh trong vòng 90 ngày sẽ giúp cơ quan chức năng Mỹ có thêm thời gian để đánh giá lại các biện pháp sàng lọc nhập cảnh của Mỹ và đưa ra các biện pháp mới nhằm ngăn ngừa nguy cơ tội phạm khủng bố lọt vào nước này.
Một loạt tòa án cấp thấp hơn đã bác bỏ sắc lệnh này của ông Trump, nói rằng ông đi quá phạm vi thẩm quyền và vi phạm hiến pháp khi nhằm vào người theo đạo Hồi. Sau đó, Nhà Trắng kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Chính phủ Mỹ đã hoan nghênh phán quyết mà Tòa án Tối cao đưa ra ngày 26/6.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước này Jeff Sessions nói rằng những tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) hay al-Qaeda “thường hoạt động từ những nước có chiến sự hoặc đói nghèo, bất ổn trong khi điều hành mạng lưới khủng bố toàn cầu. Theo ông Sessions, nước Mỹ cần “sàng lọc kỹ” những người đến từ các quốc gia như vậy.
Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết sẽ thực thi sắc lệnh của Tổng thống Trump “một cách chuyên nghiệp, có thông báo đầy đủ và rõ ràng cho công chúng, đặc biệt là những người có thể bị ảnh hưởng, và có sự phối hợp với các đối tác trong lĩnh vực du lịch-lữ hành”.
Trước khi bị tòa án đình chỉ, phiên bản đầu tiên của sắc lệnh hạn chế nhập cảnh được ông Trump ký một tuần sau khi nhậm chức hồi tháng 1 đã kéo theo tình trạng hỗn loạn và các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều sân bay ở Mỹ.
Giới chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng sắc lệnh được Tòa án Tối cao khôi phục có thể sẽ gây ra những xáo trộn mới, bởi việc xác định “mối quan hệ thực sự” với cá nhân, thực thể ở Mỹ đối với người xin nhập cảnh là rất khó.