PCI và chuyện “cấp phép một ngày” tại Quảng Ninh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giờ đây đang được nhiều tỉnh thành xem là một công cụ điều hành hiệu quả
Vượt khỏi khuôn khổ một chỉ số đánh giá thuần túy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giờ đây đã và đang được nhiều tỉnh thành sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế, xúc tiến đầu tư cho địa phương mình, mà câu chuyện mà VnEconomy ghi nhận tại Quảng Ninh là một minh chứng.
“Cấp phép một ngày”
Giữa tháng 4/2014, tập đoàn Casino, chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C tiến hành khai trương Big C Hạ Long, qua đó đưa số siêu thị Big C tại Việt Nam lên gần con số 30.
Việc mở thêm siêu thị trong một hệ thống đã được chủ đầu tư “quy hoạch” từ trước tới nay là điều bình thường, nhưng điều khác thường ở đây, chính là việc Big C Hạ Long được chủ đầu tư xem là siêu thị được xây dựng một cách nhanh gọn nhất.
Thông tin này được ông Sebastien, Giám đốc điều hành khu vực miền Bắc của Casino, trao đổi với các nhà đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh cuối tuần trước. Theo ông, Big C Hạ Long là “dự án được cấp phép nhanh nhất trong các dự án của chúng tôi trên toàn Việt Nam”.
Quảng Ninh là tỉnh thứ 26 mà tập đoàn này đầu tư và theo ông Sebastien, trong thời gian chuẩn bị cho dự án, Big C Hạ Long là siêu thị “được mở dễ dàng nhất trong cả nước, nhận được sự hỗ trợ lớn của tỉnh, đặc biệt là nhận được giấy phép đầu tư trước cả thời hạn dự kiến”.
Đây chính là cơ sở để Casino tiếp tục tìm kiếm địa điểm mới nhằm mở rộng hoạt động của mình tại Quảng Ninh.
Câu chuyện của ông Sebastien nhận được chia sẻ từ ông Hồng Thiên Trúc, Chủ tịch Tập đoàn Texhong Móng Cái. Tập đoàn này hiện đang đầu tư một khu công nghiệp dệt may với tổng vốn đầu tư trên 300 triệu USD tại Móng Cái, và mới đây đã quyết định đầu tư thêm một khu công nghiệp tại Hải Hà, với tổng vốn trên 200 triệu USD.
Ông Trúc cho hay, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư khu công nghiệp dệt may đã được hoàn tất chỉ trong vòng một ngày.
Trong vòng 90 ngày, dự án đã đủ điều kiện khởi công xây dựng và đến nay dự án đã triển khai đầu tư hoàn thành toàn bộ 5 nhà xưởng, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định sớm hơn 40 tháng so với kế hoạch. Trong quá trình triển khai dự án cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía tỉnh, đưa tới quyết định đầu tư dự án thứ hai.
Báo cáo trước các nhà đầu tư tại hội nghị nói trên, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính nói đó là kết quả của một quá trình "thúc đẩy dân chủ" trong kinh tế, bảo đảm môi trường bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Theo phương châm này, Quảng Ninh sẽ hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Các thủ tục đầu tư kinh doanh ngày càng đơn giản hoá, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Quy trình giải quyết về thủ tục đầu tư thay đổi căn bản, khi đề xuất của nhà đầu tư được lãnh đạo cao nhất của tỉnh giải quyết trực tiếp từ trên xuống, thay vì phải đợi các sở, ban ngành báo cáo từ dưới lên như trước đây.
Quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư, từ bước phê duyệt chủ trương đến cấp giấy phép xây dựng đã được rút ngắn từ 237 ngày xuống còn trung bình 109 ngày, giảm 55% thời gian; thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ còn trung bình 7 ngày thay vì 25 ngày.
Một điểm nhấn quan trọng khác, là việc Quảng Ninh cho thành lập trung tâm hành chính công cấp tỉnh và 5 huyện, thị xã, thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn), hoạt động theo cơ chế “Một thẩm định - Một phê duyệt” với nguyên tắc “Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hoạt động”.
Riêng với xúc tiến đầu tư, tỉnh lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) trực thuộc UBND tỉnh, hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch tỉnh.
Với IPA, các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh được cam kết sẽ có sự quan tâm, hỗ trợ ở mức cao nhất, với các thủ tục đầu tư nhanh gọn và minh bạch theo cơ chế một cửa, và trong trường hợp cần thiết, được báo cáo trực tiếp và Chủ tịch tỉnh sẽ giải quyết.
Khi PCI là điểm tựa
Bí thư Phạm Minh Chính thừa nhận, những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Quảng Ninh chính là xuất phát từ chính… vị trí khiêm tốn của tỉnh này trong xếp hạng PCI những năm trước.
Từ đó, ông đã cùng các đồng sự tìm cách có những giải pháp mạnh mẽ nhằm cải thiện các chỉ số thành phần, đưa tới sự nhảy vọt về vị trí xếp hạng trong PCI.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2012, Quảng Ninh xếp thứ 20/63 tỉnh/thành phố. Nhưng đến năm 2013, tỉnh đã vươn lên xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, tăng 16 bậc so với 2012; đứng thứ 4 trong 7 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất năm 2013 và đứng thứ nhất trong các tỉnh khu vực phía Bắc.
Đặc biệt, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, Quảng Ninh có hai chỉ số thành phần là tính năng động của lãnh đạo và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã có điểm xếp hạng cao trên bảng xếp hạng toàn quốc.
Tuy nhiên, ông Chính cũng hiểu rằng, một cuộc đua thầm lặng vẫn đang diễn ra. Khi mà nhiều tỉnh thành đã nhận thấy, việc nắm lấy PCI như một công cụ điều hành kinh tế nói chung, xúc tiến đầu tư nói riêng, đáng được xem là một lựa chọn hợp lý.
Đánh giá về môi trường đầu tư của Quảng Ninh hai năm qua, ông Chính nói, “đã có tiến bộ, nhưng chưa đủ, trong xã hội và trong bộ máy công quyền vẫn còn những biểu hiện trì trệ, tiêu cực, chộp giật, cục bộ, chủ nghĩa cá nhân... đã làm nản lòng một số nhà đầu tư”.
Bên cạnh đó, “nhiều người còn đứng ngoài cuộc, coi xúc tiến đầu tư không phải là việc của mình”.
Và ông nhấn mạnh, “phải nhận thức sâu sắc rằng đây không chỉ đơn thuần là công tác của lãnh đạo tỉnh, mà đó là sự nghiệp chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn tỉnh với tư tưởng nhà nhà, người người và tất cả cùng làm xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư”.
Trải nghiệm hai năm qua cũng khiến cho vị lãnh đạo này hiểu rằng, cải cách môi trường kinh doanh là hành trình bền vững, theo đó làm sao xây dựng được văn hoá ứng xử, văn hoá đồng hành cùng doanh nghiệp của toàn bộ bộ máy chính quyền mới là quan trọng, chứ không phải chỉ là ở lãnh đạo chính quyền.
Theo ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Ninh, với PCI, cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh hiểu rõ những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Theo ông Thể, đến nay, các tỉnh, thành gần như đã xem chỉ số PCI là một công cụ quan trọng để thúc đẩy cải cách trong điều hành kinh tế, để đánh giá điểm mạnh, yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh mình.
Tuy nhiên, vẫn theo người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Ninh, xác định nâng cao chỉ số PCI cấp tỉnh là vấn đề không dễ, mà phải làm thường xuyên, liên tục và sáng tạo. “Quảng Ninh cần tập trung nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, đảm bảo hiệu quả thông suốt từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Các cấp, các ngành cũng phải có báo cáo đánh giá về trách nhiệm của cấp mình, ngành mình đối với chỉ số thành phần của PCI, đồng thời đưa ra giải pháp của từng cấp, từng ngành cụ thể”, ông nói.
“Cấp phép một ngày”
Giữa tháng 4/2014, tập đoàn Casino, chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C tiến hành khai trương Big C Hạ Long, qua đó đưa số siêu thị Big C tại Việt Nam lên gần con số 30.
Việc mở thêm siêu thị trong một hệ thống đã được chủ đầu tư “quy hoạch” từ trước tới nay là điều bình thường, nhưng điều khác thường ở đây, chính là việc Big C Hạ Long được chủ đầu tư xem là siêu thị được xây dựng một cách nhanh gọn nhất.
Thông tin này được ông Sebastien, Giám đốc điều hành khu vực miền Bắc của Casino, trao đổi với các nhà đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh cuối tuần trước. Theo ông, Big C Hạ Long là “dự án được cấp phép nhanh nhất trong các dự án của chúng tôi trên toàn Việt Nam”.
Quảng Ninh là tỉnh thứ 26 mà tập đoàn này đầu tư và theo ông Sebastien, trong thời gian chuẩn bị cho dự án, Big C Hạ Long là siêu thị “được mở dễ dàng nhất trong cả nước, nhận được sự hỗ trợ lớn của tỉnh, đặc biệt là nhận được giấy phép đầu tư trước cả thời hạn dự kiến”.
Đây chính là cơ sở để Casino tiếp tục tìm kiếm địa điểm mới nhằm mở rộng hoạt động của mình tại Quảng Ninh.
Câu chuyện của ông Sebastien nhận được chia sẻ từ ông Hồng Thiên Trúc, Chủ tịch Tập đoàn Texhong Móng Cái. Tập đoàn này hiện đang đầu tư một khu công nghiệp dệt may với tổng vốn đầu tư trên 300 triệu USD tại Móng Cái, và mới đây đã quyết định đầu tư thêm một khu công nghiệp tại Hải Hà, với tổng vốn trên 200 triệu USD.
Ông Trúc cho hay, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư khu công nghiệp dệt may đã được hoàn tất chỉ trong vòng một ngày.
Trong vòng 90 ngày, dự án đã đủ điều kiện khởi công xây dựng và đến nay dự án đã triển khai đầu tư hoàn thành toàn bộ 5 nhà xưởng, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định sớm hơn 40 tháng so với kế hoạch. Trong quá trình triển khai dự án cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía tỉnh, đưa tới quyết định đầu tư dự án thứ hai.
Báo cáo trước các nhà đầu tư tại hội nghị nói trên, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính nói đó là kết quả của một quá trình "thúc đẩy dân chủ" trong kinh tế, bảo đảm môi trường bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Theo phương châm này, Quảng Ninh sẽ hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Các thủ tục đầu tư kinh doanh ngày càng đơn giản hoá, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Quy trình giải quyết về thủ tục đầu tư thay đổi căn bản, khi đề xuất của nhà đầu tư được lãnh đạo cao nhất của tỉnh giải quyết trực tiếp từ trên xuống, thay vì phải đợi các sở, ban ngành báo cáo từ dưới lên như trước đây.
Quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư, từ bước phê duyệt chủ trương đến cấp giấy phép xây dựng đã được rút ngắn từ 237 ngày xuống còn trung bình 109 ngày, giảm 55% thời gian; thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ còn trung bình 7 ngày thay vì 25 ngày.
Một điểm nhấn quan trọng khác, là việc Quảng Ninh cho thành lập trung tâm hành chính công cấp tỉnh và 5 huyện, thị xã, thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn), hoạt động theo cơ chế “Một thẩm định - Một phê duyệt” với nguyên tắc “Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hoạt động”.
Riêng với xúc tiến đầu tư, tỉnh lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) trực thuộc UBND tỉnh, hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch tỉnh.
Với IPA, các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh được cam kết sẽ có sự quan tâm, hỗ trợ ở mức cao nhất, với các thủ tục đầu tư nhanh gọn và minh bạch theo cơ chế một cửa, và trong trường hợp cần thiết, được báo cáo trực tiếp và Chủ tịch tỉnh sẽ giải quyết.
Khi PCI là điểm tựa
Bí thư Phạm Minh Chính thừa nhận, những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Quảng Ninh chính là xuất phát từ chính… vị trí khiêm tốn của tỉnh này trong xếp hạng PCI những năm trước.
Từ đó, ông đã cùng các đồng sự tìm cách có những giải pháp mạnh mẽ nhằm cải thiện các chỉ số thành phần, đưa tới sự nhảy vọt về vị trí xếp hạng trong PCI.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2012, Quảng Ninh xếp thứ 20/63 tỉnh/thành phố. Nhưng đến năm 2013, tỉnh đã vươn lên xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, tăng 16 bậc so với 2012; đứng thứ 4 trong 7 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất năm 2013 và đứng thứ nhất trong các tỉnh khu vực phía Bắc.
Đặc biệt, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, Quảng Ninh có hai chỉ số thành phần là tính năng động của lãnh đạo và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã có điểm xếp hạng cao trên bảng xếp hạng toàn quốc.
Tuy nhiên, ông Chính cũng hiểu rằng, một cuộc đua thầm lặng vẫn đang diễn ra. Khi mà nhiều tỉnh thành đã nhận thấy, việc nắm lấy PCI như một công cụ điều hành kinh tế nói chung, xúc tiến đầu tư nói riêng, đáng được xem là một lựa chọn hợp lý.
Đánh giá về môi trường đầu tư của Quảng Ninh hai năm qua, ông Chính nói, “đã có tiến bộ, nhưng chưa đủ, trong xã hội và trong bộ máy công quyền vẫn còn những biểu hiện trì trệ, tiêu cực, chộp giật, cục bộ, chủ nghĩa cá nhân... đã làm nản lòng một số nhà đầu tư”.
Bên cạnh đó, “nhiều người còn đứng ngoài cuộc, coi xúc tiến đầu tư không phải là việc của mình”.
Và ông nhấn mạnh, “phải nhận thức sâu sắc rằng đây không chỉ đơn thuần là công tác của lãnh đạo tỉnh, mà đó là sự nghiệp chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn tỉnh với tư tưởng nhà nhà, người người và tất cả cùng làm xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư”.
Trải nghiệm hai năm qua cũng khiến cho vị lãnh đạo này hiểu rằng, cải cách môi trường kinh doanh là hành trình bền vững, theo đó làm sao xây dựng được văn hoá ứng xử, văn hoá đồng hành cùng doanh nghiệp của toàn bộ bộ máy chính quyền mới là quan trọng, chứ không phải chỉ là ở lãnh đạo chính quyền.
Theo ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Ninh, với PCI, cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh hiểu rõ những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Theo ông Thể, đến nay, các tỉnh, thành gần như đã xem chỉ số PCI là một công cụ quan trọng để thúc đẩy cải cách trong điều hành kinh tế, để đánh giá điểm mạnh, yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh mình.
Tuy nhiên, vẫn theo người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Ninh, xác định nâng cao chỉ số PCI cấp tỉnh là vấn đề không dễ, mà phải làm thường xuyên, liên tục và sáng tạo. “Quảng Ninh cần tập trung nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, đảm bảo hiệu quả thông suốt từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Các cấp, các ngành cũng phải có báo cáo đánh giá về trách nhiệm của cấp mình, ngành mình đối với chỉ số thành phần của PCI, đồng thời đưa ra giải pháp của từng cấp, từng ngành cụ thể”, ông nói.