Phó thủ tướng: “Đảm bảo đúng lộ trình tăng lương”
Ngân sách khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng lộ trình tăng lương
Trao đổi cùng báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, dù ngân sách khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng lộ trình tăng lương để đến năm 2020, tiền lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức.
Trong báo cáo của Bộ Nội vụ gửi kỳ họp 9, lương cơ sở hiện tại chỉ bằng 44% so với lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp nên đời sống những người hưởng lương từ ngân sách khó khăn. Ông nghĩ thế nào về thực tế này?
Về nguyên tắc, cần điều chỉnh tiền lương cho phù hợp, đặc biệt là lương cơ bản (cơ sở) phải đảm bảo mức sống tối thiểu của cán bộ, công chức, người lao động. Nhưng có một vấn đề khác đặt ra là đối tượng hưởng lương từ ngân sách hiện nay của chúng ta quá lớn.
Do đó, biện pháp để xử lý vấn đề tăng lương không chỉ trông chờ ngân sách mà còn làm thế nào để sớm cải cách được bộ máy. Vừa qua, Trung ương đã thống nhất quyết định phải giải quyết một loạt các vấn đề. Lộ trình giải quyết cụ thể đang được triển khai thực hiện.
Ví dụ như việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công để hoạt động có hiệu quả, tạo động lực cho mỗi đơn vị tự vươn lên; sắp xếp lại bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế... Tất nhiên, việc tạo nguồn tăng lương cũng là một biện pháp quan trọng tạo cơ sở cho việc giải quyết bài toán cải cách tiền lương đặt ra.
Tức là nếu tiếp tục duy trì bộ máy cồng kềnh như hiện nay thì không cách nào giải được bài toán tăng lương?
Cũng có thể nói như vậy. Việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay dù cố gắng hết mức thì vẫn không giải quyết được tiền lương cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, vì chính bộ máy của chúng ta.
Như tôi vừa nhấn mạnh, số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. Vì thế, Nghị quyết Trung ương yêu cầu làm rất đồng bộ, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách.
Phải đổi mới hoạt động của khối sự nghiệp để họ tự lo được lương, khi đó số lượng người hưởng lương giảm xuống thì mới thực hiện được chính sách tiền lương tốt hơn.
Hiện nay, việc tinh giản biên chế cũng mới bắt đầu làm nên chưa có kết quả rõ nét, phải triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp và quyết tâm thực hiện.
Trong 2 năm qua đã phải hoãn lộ trình tăng lương. Nên giải thích về điều này thế nào, thưa ông?
Ngân sách mấy năm vừa rồi, như Quốc hội vừa thảo luận, rất khó khăn. Về nguồn thu, chúng ta phải hạ mức độ động viên thuế rất nhanh, từ 25% xuống 22% rồi 20% và thậm chí ưu đãi thì chỉ còn 17% thuế thu nhập doanh nghiệp. Hạ như thế là để khuyến khích đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, có thể thấy trước hết là nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhu cầu để tăng lương đúng là còn nhiều và rất cấp bách nhưng khó có thể làm được việc tăng lương một cách đồng loạt.
Tuy nhiên, nói như vậy thì việc tăng lương cũng vẫn phải thực hiện theo lộ trình. Chính vì thấy tình hình đời sống khó khăn nên vào kỳ họp cuối năm 2014, Quốc hội mới quyết định tập trung giải quyết tăng lương cho những đối tượng khó nhất.
Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương chúng tôi đang tính là thực hiện cải cách theo lộ trình cho giai đoạn tới, cân nhắc bố trí sao để từ 2016 trở đi, điều chỉnh lương cơ sở được như kế hoạch đề ra. Kế hoạch đề ra là đến 2020, tiền lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức.
Vậy kế hoạch tăng lương cho năm 2016 đã được cân nhắc ra sao?
Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực từ ngày 1/1/2016, Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với một số bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính trong năm 2015.
Theo đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để trình Trung ương khi cân đối được nguồn lực. Nghiên cứu xây dựng bảng lương chuẩn trên cơ sở mức lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về chính sách tiền lương đối với lao động trong các doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động...
Trong báo cáo của Bộ Nội vụ gửi kỳ họp 9, lương cơ sở hiện tại chỉ bằng 44% so với lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp nên đời sống những người hưởng lương từ ngân sách khó khăn. Ông nghĩ thế nào về thực tế này?
Về nguyên tắc, cần điều chỉnh tiền lương cho phù hợp, đặc biệt là lương cơ bản (cơ sở) phải đảm bảo mức sống tối thiểu của cán bộ, công chức, người lao động. Nhưng có một vấn đề khác đặt ra là đối tượng hưởng lương từ ngân sách hiện nay của chúng ta quá lớn.
Do đó, biện pháp để xử lý vấn đề tăng lương không chỉ trông chờ ngân sách mà còn làm thế nào để sớm cải cách được bộ máy. Vừa qua, Trung ương đã thống nhất quyết định phải giải quyết một loạt các vấn đề. Lộ trình giải quyết cụ thể đang được triển khai thực hiện.
Ví dụ như việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công để hoạt động có hiệu quả, tạo động lực cho mỗi đơn vị tự vươn lên; sắp xếp lại bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế... Tất nhiên, việc tạo nguồn tăng lương cũng là một biện pháp quan trọng tạo cơ sở cho việc giải quyết bài toán cải cách tiền lương đặt ra.
Tức là nếu tiếp tục duy trì bộ máy cồng kềnh như hiện nay thì không cách nào giải được bài toán tăng lương?
Cũng có thể nói như vậy. Việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay dù cố gắng hết mức thì vẫn không giải quyết được tiền lương cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, vì chính bộ máy của chúng ta.
Như tôi vừa nhấn mạnh, số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. Vì thế, Nghị quyết Trung ương yêu cầu làm rất đồng bộ, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách.
Phải đổi mới hoạt động của khối sự nghiệp để họ tự lo được lương, khi đó số lượng người hưởng lương giảm xuống thì mới thực hiện được chính sách tiền lương tốt hơn.
Hiện nay, việc tinh giản biên chế cũng mới bắt đầu làm nên chưa có kết quả rõ nét, phải triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp và quyết tâm thực hiện.
Trong 2 năm qua đã phải hoãn lộ trình tăng lương. Nên giải thích về điều này thế nào, thưa ông?
Ngân sách mấy năm vừa rồi, như Quốc hội vừa thảo luận, rất khó khăn. Về nguồn thu, chúng ta phải hạ mức độ động viên thuế rất nhanh, từ 25% xuống 22% rồi 20% và thậm chí ưu đãi thì chỉ còn 17% thuế thu nhập doanh nghiệp. Hạ như thế là để khuyến khích đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, có thể thấy trước hết là nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhu cầu để tăng lương đúng là còn nhiều và rất cấp bách nhưng khó có thể làm được việc tăng lương một cách đồng loạt.
Tuy nhiên, nói như vậy thì việc tăng lương cũng vẫn phải thực hiện theo lộ trình. Chính vì thấy tình hình đời sống khó khăn nên vào kỳ họp cuối năm 2014, Quốc hội mới quyết định tập trung giải quyết tăng lương cho những đối tượng khó nhất.
Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương chúng tôi đang tính là thực hiện cải cách theo lộ trình cho giai đoạn tới, cân nhắc bố trí sao để từ 2016 trở đi, điều chỉnh lương cơ sở được như kế hoạch đề ra. Kế hoạch đề ra là đến 2020, tiền lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức.
Vậy kế hoạch tăng lương cho năm 2016 đã được cân nhắc ra sao?
Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực từ ngày 1/1/2016, Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với một số bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính trong năm 2015.
Theo đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để trình Trung ương khi cân đối được nguồn lực. Nghiên cứu xây dựng bảng lương chuẩn trên cơ sở mức lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về chính sách tiền lương đối với lao động trong các doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động...