Phố Wall có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 10 tháng
Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ năm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 11/2008
Ngày 10/9, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm phiên thứ năm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 11/2008.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/9/2009 đã giảm 20.000 xuống 550.000 người, từ mức 570.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 29/8/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,088 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 đã tăng lên 9,7%, từ mức 6,4% trong tháng 7.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 7/2009 đã tăng 16,3% lên 32 tỷ USD - mức thâm hụt cao nhất kể từ tháng 2/1999.
Trong tháng 7, nhập khẩu ở Mỹ tăng tháng thứ hai liên tiếp với tỷ lệ 4,7%, lên 159,6 tỷ USD, trong đó nhập khẩu ôtô và phụ tùng ôtô tăng thêm 2,4 tỷ USD và 1,7 tỷ USD nhập hàng tiêu dùng như dược phẩm, đồ chơi, quần áo, TV.
Xuất khẩu tăng tháng thứ ba liên tiếp với tỷ lệ 2,2% so với tháng 6/2009, lên 127,6 tỷ USD. Điểm đáng chú ý là xuất khẩu của Mỹ sang Mexico tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, nhưng xuất khẩu sang châu Âu lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2006.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, General Motors vừa quyết định bán thương hiệu Opel cho nhà sản xuất linh kiện ôtô của Canada - Magna, kết thúc nhiều tháng bấp bênh về số phận của đơn vị sản suất ôtô ở châu Âu này. General Motors cho biết hợp đồng sẽ đượt ký kết trong vài tuần tới và dự kiến thương vụ sẽ hoàn tất trong vài tháng tới.
Cổ phiếu khối vận tải hàng không tăng mạnh
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm phiên thứ năm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 11/2008. Triển vọng sáng sủa từ nhà sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble và phiên đấu thầu thành công 12 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, đã thúc đẩy giới đầu tư gom mua cổ phiếu.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch không thực sự khả quan khi các chỉ số đều thấp hơn phiên trước đó. Trong hai giờ đầu tiên, lực cầu yếu ớt trong khi mức độ chốt lời ngày một gia tăng, đã đẩy cả ba chỉ số giảm điểm. Tuy nhiên sau đó, sức cầu mạnh mẽ đã giúp các chỉ số dần phục hồi cho đến hết ngày giao dịch.
Sau phiên này, chỉ số S&P 500 đã tăng được 54% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm được thiết lập ngày 9/3/2009.
Cổ phiếu Procter & Gamble đã tạo lực đỡ mạnh cho chỉ số Dow Jones khi tăng 4,2% lên 56,04 USD/cổ phiếu, sau khi hãng đưa ra dự báo sẽ đạt lợi nhuận khả quan trong quý 3/2009 và doanh thu quý tới sẽ được cải thiện.
Cổ phiếu khối bảo hiểm y tế đã có mức tăng khá cao khi đón nhận nhiều tin tốt từ kế hoạch cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công của chính quyền Tổng thống Barack Obama - trong đó cổ phiếu HMO 3,5%.
Điểm đáng chú ý trong phiên chính là mức tăng điểm bất thường của cổ phiếu khối vận tải hàng không khi tăng 6,7%, trong đó cổ phiếu UAL Corp tiến thêm 17,8%, cổ phiếu U.S. Airways lên 12,3%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/9: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 80,26 điểm, tương đương 0,84%, chốt ở mức 9.627,48.
Chỉ số Nasdaq lên 23,63 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 2.084,02.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 10,77 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 1.044,14.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 23 cổ phiếu tăng điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,45 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 17 cổ phiếu tăng điểm thì có 8 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố thông tin về trữ lượng hàng tồn kho tháng 7/2009; Công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Reuters và trường Đại học Michigan.
Chứng khoán châu Á tăng vọt trở lại
Sau phiên điều chỉnh giảm một ngày trước đó, chứng khoán khu vực đã có được sức bật mạnh mẽ trở lại, biên độ tăng cao ở hầu khắp các thị trường cho thấy sự hứng khởi của nhà đầu tư và cũng báo hiệu cho một tuần giao dịch thành công.
Riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này giảm điểm và chấm dứt chuỗi 3 ngày tăng điểm trong tuần. Trong khi đó, thị trường Ấn Độ vẫn duy trì đà tăng phiên thứ tư liên tiếp.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã tăng 1,5% lên 117,23 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 10/9/2008. Như vậy, chỉ số này đã tăng được 65% trong 6 tháng qua.
Cùng xu hướng với chứng khoán châu Á, thị trường Anh, Đức, Pháp cũng tăng điểm nhưng với biên độ thấp hơn, đạt mức tăng từ 0,3% đến 0,7% (tính đến 16h). Tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang tăng trên 0,3%.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng gần 2% và trở thành phiên tăng điểm mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua.
Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm và là động lực chính giúp thị trường đi lên. Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,4%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 2%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 201,53 điểm, tương đương 1,95%, chốt ở mức 10.513,67. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,12%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,76%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,02%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhích 1,05%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 0,91%. Chỉ số KOSPI tăng vọt 2,3%. Chỉ số Shanghai Composite hạ 0,73%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/9/2009 đã giảm 20.000 xuống 550.000 người, từ mức 570.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 29/8/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,088 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 đã tăng lên 9,7%, từ mức 6,4% trong tháng 7.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 7/2009 đã tăng 16,3% lên 32 tỷ USD - mức thâm hụt cao nhất kể từ tháng 2/1999.
Trong tháng 7, nhập khẩu ở Mỹ tăng tháng thứ hai liên tiếp với tỷ lệ 4,7%, lên 159,6 tỷ USD, trong đó nhập khẩu ôtô và phụ tùng ôtô tăng thêm 2,4 tỷ USD và 1,7 tỷ USD nhập hàng tiêu dùng như dược phẩm, đồ chơi, quần áo, TV.
Xuất khẩu tăng tháng thứ ba liên tiếp với tỷ lệ 2,2% so với tháng 6/2009, lên 127,6 tỷ USD. Điểm đáng chú ý là xuất khẩu của Mỹ sang Mexico tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, nhưng xuất khẩu sang châu Âu lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2006.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, General Motors vừa quyết định bán thương hiệu Opel cho nhà sản xuất linh kiện ôtô của Canada - Magna, kết thúc nhiều tháng bấp bênh về số phận của đơn vị sản suất ôtô ở châu Âu này. General Motors cho biết hợp đồng sẽ đượt ký kết trong vài tuần tới và dự kiến thương vụ sẽ hoàn tất trong vài tháng tới.
Cổ phiếu khối vận tải hàng không tăng mạnh
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm phiên thứ năm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 11/2008. Triển vọng sáng sủa từ nhà sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble và phiên đấu thầu thành công 12 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, đã thúc đẩy giới đầu tư gom mua cổ phiếu.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch không thực sự khả quan khi các chỉ số đều thấp hơn phiên trước đó. Trong hai giờ đầu tiên, lực cầu yếu ớt trong khi mức độ chốt lời ngày một gia tăng, đã đẩy cả ba chỉ số giảm điểm. Tuy nhiên sau đó, sức cầu mạnh mẽ đã giúp các chỉ số dần phục hồi cho đến hết ngày giao dịch.
Sau phiên này, chỉ số S&P 500 đã tăng được 54% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm được thiết lập ngày 9/3/2009.
Cổ phiếu Procter & Gamble đã tạo lực đỡ mạnh cho chỉ số Dow Jones khi tăng 4,2% lên 56,04 USD/cổ phiếu, sau khi hãng đưa ra dự báo sẽ đạt lợi nhuận khả quan trong quý 3/2009 và doanh thu quý tới sẽ được cải thiện.
Cổ phiếu khối bảo hiểm y tế đã có mức tăng khá cao khi đón nhận nhiều tin tốt từ kế hoạch cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công của chính quyền Tổng thống Barack Obama - trong đó cổ phiếu HMO 3,5%.
Điểm đáng chú ý trong phiên chính là mức tăng điểm bất thường của cổ phiếu khối vận tải hàng không khi tăng 6,7%, trong đó cổ phiếu UAL Corp tiến thêm 17,8%, cổ phiếu U.S. Airways lên 12,3%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 10/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/9: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 80,26 điểm, tương đương 0,84%, chốt ở mức 9.627,48.
Chỉ số Nasdaq lên 23,63 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 2.084,02.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 10,77 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 1.044,14.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 23 cổ phiếu tăng điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,45 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 17 cổ phiếu tăng điểm thì có 8 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố thông tin về trữ lượng hàng tồn kho tháng 7/2009; Công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Reuters và trường Đại học Michigan.
Chứng khoán châu Á tăng vọt trở lại
Sau phiên điều chỉnh giảm một ngày trước đó, chứng khoán khu vực đã có được sức bật mạnh mẽ trở lại, biên độ tăng cao ở hầu khắp các thị trường cho thấy sự hứng khởi của nhà đầu tư và cũng báo hiệu cho một tuần giao dịch thành công.
Riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này giảm điểm và chấm dứt chuỗi 3 ngày tăng điểm trong tuần. Trong khi đó, thị trường Ấn Độ vẫn duy trì đà tăng phiên thứ tư liên tiếp.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã tăng 1,5% lên 117,23 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 10/9/2008. Như vậy, chỉ số này đã tăng được 65% trong 6 tháng qua.
Cùng xu hướng với chứng khoán châu Á, thị trường Anh, Đức, Pháp cũng tăng điểm nhưng với biên độ thấp hơn, đạt mức tăng từ 0,3% đến 0,7% (tính đến 16h). Tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang tăng trên 0,3%.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng gần 2% và trở thành phiên tăng điểm mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua.
Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm và là động lực chính giúp thị trường đi lên. Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,4%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 2%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 201,53 điểm, tương đương 1,95%, chốt ở mức 10.513,67. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,12%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,76%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,02%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhích 1,05%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 0,91%. Chỉ số KOSPI tăng vọt 2,3%. Chỉ số Shanghai Composite hạ 0,73%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.547,22 | 9.627,48 | 80,26 | 0,84 |
Nasdaq | 2.060,39 | 2.084,02 | 23,63 | 1,15 | |
S&P 500 | 1.033,37 | 1.044,14 | 10,77 | 1,04 | |
Anh | FTSE 100 | 5.004,30 | 4.987,68 | 16,62 | 0,33 |
Đức | DAX | 5.574,26 | 5.594,77 | 20,51 | 0,37 |
Pháp | CAC 40 | 3.707,69 | 3.705,87 | 1,82 | 0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.250,72 | 7.332,08 | 81,36 | 1,12 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.312,14 | 10.513,67 | 201,53 | 1,95 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.851,04 | 21.069,56 | 218,52 | 1,05 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.607,77 | 1.644,68 | 36,91 | 2,30 |
Singapore | Straits Times | 2.645,35 | 2,680.00 | 29,52 | 1,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.946,26 | 2.924,88 | 21,38 | 0,73 |
Ấn Độ | BSE | 16.193,77 | 16.331,50 | 147,95 | 0,91 |
Australia | ASX | 4.527,10 | 4.573,50 | 46,40 | 1,02 |
Việt Nam | VN-Index | 536,11 | 540,19 | 4,08 | 0,76 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |