Phố Wall lại chao đảo
Ngày 9/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm mạnh khiến Phố Wall có thêm một ngày hoảng loạn
Ngày 9/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm mạnh khiến Phố Wall có thêm một ngày hoảng loạn.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số Dow Jones giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2007
Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch hôm thứ Năm đã bất ngờ sụt giảm mạnh dù trước đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất cơ bản xuống 1,5%. Như vậy chuỗi ngày giảm điểm liên tục của chứng khoán Phố Wall được kéo dài đến ngày thứ 7.
Một ngày sau khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản, những tưởng sẽ mang lại niềm tin cho nhà đầu tư để họ không rời bỏ thị trường chứng khoán, nhưng thực tế điều ngược lại đã xảy ra.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã lên điểm nhẹ và sau đó thị trường bắt đầu giảm điểm với biên độ không đáng kể. Tuy nhiên, đến 14 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số bất ngờ trượt giảm mạnh cho đến khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Theo nhận định của giới phân tích, những hành động của thế giới vẫn chưa đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng và việc rời bỏ thị trường vẫn là giải pháp an toàn nhất đối với nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall.
Thậm chí ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm, chuyên tìm kiếm những cổ phiếu giá thấp (sau một đợt sụt giảm) để mua lại nhằm kiếm lời từ cơ hội phục hồi kỹ thuật, cũng đều thất bại khi mà cổ phiếu liên tục đi xuống.
Với phiên giảm điểm mạnh này, chỉ số Dow Jones đã giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2007 và mất mốc 9.000 điểm, xuống ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq và S&P 500 cũng ở mức thấp nhất trong gần 5 năm qua.
Cổ phiếu ngành ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm bất chấp việc cắt giảm lãi suất cơ bản. Một nghịch lý đã xảy ra trên thị trường tiền tệ và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu khối tài chính mất điểm mạnh.
Đó là chi phí vay vốn tăng vọt bất chấp việc lãi suất cơ bản đã giảm từ 2% xuống 1,5%. Theo đó, lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn đều tăng vọt, trong đó lãi suất liên ngân hàng Libor kỳ hạn 3 tháng đã lên mức cao nhất trong năm 2008.
Trong phiên này, cổ phiếu Morgan Stanley giảm tới 25,89% do ngân hàng số một của Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group gần như sẽ từ bỏ thương vụ mua hơn 20% cổ phần của Morgan Stanley. Cổ phiếu Merrill Lynch, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, Wells Fargo, Wachovia, AIG cũng giảm từ 10,21% đến 28,85%.
Các cổ phiếu blue-chip khối năng lượng, sản xuất ôtô cũng đều giảm mạnh nên đã kéo chỉ số Dow Jones sụt giảm. Trong đó, cổ phiếu của General Motors giảm 31,11%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 11,69%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch tại sàn Nasdaq đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 678,91 điểm, tương đương -7,33%, đóng cửa ở mức 8.579,19.
Chỉ số Nasdaq phiên này trượt 95,21 điểm, tương đương -5,47%, chốt ở mức 1.645,12.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 75,02 điểm, tương đương -7,62%, đóng cửa ở mức 909,92.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 9/10 đã giảm 2,36 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 84,63 USD/thùng, mức thâp nhất trong vòng 12 tháng qua.
* Ngày 9/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/10 đã giảm xuống 478.000 từ 498.000 tuần trước đó.
Chứng khoán châu Âu giảm hơn 15% sau 4 ngày
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm ngày thứ tư liên tiếp bất chấp việc Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh một ngày trước đó.
Cổ phiếu khối ngân hàng và khối năng lượng đã sụt giảm mạnh trong phiên này là nguyên nhân cơ bản kéo các thị trường đi xuống. Trong đó, cổ phiếu của HBOS sụt giảm 31,2%, Barclays trượt 13,1%, Santander hạ 3,3%... Cổ phiếu của BP, Royal Dutch Shell, Total giảm từ 1,8% đến 3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 52,89 điểm, tương đương -1,21%, đóng cửa ở mức 4.313,8, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,86 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 2,53%, khối lượng giao dịch đạt 78,56 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,55%, khối lượng giao dịch đạt 265,3 triệu cổ phiếu.
Như vậy sau 4 ngày giảm điểm, các chỉ số chính của châu Âu đã giảm hơn 15% giá trị và thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Á: Bớt hoang mang
Chứng khoán châu Á phiên này đã “bình yên” hơn khi các chỉ số đã không giảm mạnh như phiên trước đó, thậm chí thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore đã lên điểm trở lại.
Ngày 9/10, Hàn Quốc và Đài Loan đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản và duy trì mặt bằng lãi suất lần lượt ở mức 5% và 3,25%. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc cắt giảm lãi suất đồng Won trong vòng 4 năm qua. Trước đó, Australia, Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã cắt giảm lãi suất cơ bản.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục bơm 2.000 tỷ Yên (20 tỷ USD) vào hệ thống tài chính của nước này để đảm bảo thanh khoản.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch này tiếp tục mất điểm, tuy nhiên biên độ giảm đã thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm 9,38% (250 tỷ USD bị cuốn phăng) của phiên trước đó. Hy vọng chính sách hỗ trợ thị trường tài chính của Chính phủ nước này đã phần nào khiến nhà đầu tư bớt hoang mang.
Bước vào đầu phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã giảm xuống ngưỡng 9.100 điểm, nhưng sau đó chỉ số này lại tăng vọt lên ngưỡng 9.400 điểm. Đến đầu giờ chiều, chỉ số dần dần đi xuống và đóng cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó.
Trong phiên này, các nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào đối với những cổ phiếu blue-chip các nhà xuất khẩu lớn sau khi khối này mất hơn 20% giá trị trong 5 ngày trước đó.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 45,83 điểm, tương đương -0,5%, đóng cửa ở mức 9.157,49. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 980 cổ phiếu lên điểm và 656 cổ phiếu mất điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,45%. Chỉ số Straits Times của singapore lên 3,4%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,84%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,64%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,31%.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số Dow Jones giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2007
Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch hôm thứ Năm đã bất ngờ sụt giảm mạnh dù trước đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất cơ bản xuống 1,5%. Như vậy chuỗi ngày giảm điểm liên tục của chứng khoán Phố Wall được kéo dài đến ngày thứ 7.
Một ngày sau khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản, những tưởng sẽ mang lại niềm tin cho nhà đầu tư để họ không rời bỏ thị trường chứng khoán, nhưng thực tế điều ngược lại đã xảy ra.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã lên điểm nhẹ và sau đó thị trường bắt đầu giảm điểm với biên độ không đáng kể. Tuy nhiên, đến 14 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số bất ngờ trượt giảm mạnh cho đến khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Theo nhận định của giới phân tích, những hành động của thế giới vẫn chưa đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng và việc rời bỏ thị trường vẫn là giải pháp an toàn nhất đối với nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall.
Thậm chí ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm, chuyên tìm kiếm những cổ phiếu giá thấp (sau một đợt sụt giảm) để mua lại nhằm kiếm lời từ cơ hội phục hồi kỹ thuật, cũng đều thất bại khi mà cổ phiếu liên tục đi xuống.
Với phiên giảm điểm mạnh này, chỉ số Dow Jones đã giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2007 và mất mốc 9.000 điểm, xuống ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq và S&P 500 cũng ở mức thấp nhất trong gần 5 năm qua.
Cổ phiếu ngành ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm bất chấp việc cắt giảm lãi suất cơ bản. Một nghịch lý đã xảy ra trên thị trường tiền tệ và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu khối tài chính mất điểm mạnh.
Đó là chi phí vay vốn tăng vọt bất chấp việc lãi suất cơ bản đã giảm từ 2% xuống 1,5%. Theo đó, lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn đều tăng vọt, trong đó lãi suất liên ngân hàng Libor kỳ hạn 3 tháng đã lên mức cao nhất trong năm 2008.
Trong phiên này, cổ phiếu Morgan Stanley giảm tới 25,89% do ngân hàng số một của Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group gần như sẽ từ bỏ thương vụ mua hơn 20% cổ phần của Morgan Stanley. Cổ phiếu Merrill Lynch, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, Wells Fargo, Wachovia, AIG cũng giảm từ 10,21% đến 28,85%.
Các cổ phiếu blue-chip khối năng lượng, sản xuất ôtô cũng đều giảm mạnh nên đã kéo chỉ số Dow Jones sụt giảm. Trong đó, cổ phiếu của General Motors giảm 31,11%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 11,69%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch tại sàn Nasdaq đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 678,91 điểm, tương đương -7,33%, đóng cửa ở mức 8.579,19.
Chỉ số Nasdaq phiên này trượt 95,21 điểm, tương đương -5,47%, chốt ở mức 1.645,12.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 75,02 điểm, tương đương -7,62%, đóng cửa ở mức 909,92.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 9/10 đã giảm 2,36 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 84,63 USD/thùng, mức thâp nhất trong vòng 12 tháng qua.
* Ngày 9/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/10 đã giảm xuống 478.000 từ 498.000 tuần trước đó.
Chứng khoán châu Âu giảm hơn 15% sau 4 ngày
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm ngày thứ tư liên tiếp bất chấp việc Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh một ngày trước đó.
Cổ phiếu khối ngân hàng và khối năng lượng đã sụt giảm mạnh trong phiên này là nguyên nhân cơ bản kéo các thị trường đi xuống. Trong đó, cổ phiếu của HBOS sụt giảm 31,2%, Barclays trượt 13,1%, Santander hạ 3,3%... Cổ phiếu của BP, Royal Dutch Shell, Total giảm từ 1,8% đến 3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 52,89 điểm, tương đương -1,21%, đóng cửa ở mức 4.313,8, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,86 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 2,53%, khối lượng giao dịch đạt 78,56 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,55%, khối lượng giao dịch đạt 265,3 triệu cổ phiếu.
Như vậy sau 4 ngày giảm điểm, các chỉ số chính của châu Âu đã giảm hơn 15% giá trị và thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Á: Bớt hoang mang
Chứng khoán châu Á phiên này đã “bình yên” hơn khi các chỉ số đã không giảm mạnh như phiên trước đó, thậm chí thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore đã lên điểm trở lại.
Ngày 9/10, Hàn Quốc và Đài Loan đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản và duy trì mặt bằng lãi suất lần lượt ở mức 5% và 3,25%. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc cắt giảm lãi suất đồng Won trong vòng 4 năm qua. Trước đó, Australia, Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã cắt giảm lãi suất cơ bản.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục bơm 2.000 tỷ Yên (20 tỷ USD) vào hệ thống tài chính của nước này để đảm bảo thanh khoản.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch này tiếp tục mất điểm, tuy nhiên biên độ giảm đã thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm 9,38% (250 tỷ USD bị cuốn phăng) của phiên trước đó. Hy vọng chính sách hỗ trợ thị trường tài chính của Chính phủ nước này đã phần nào khiến nhà đầu tư bớt hoang mang.
Bước vào đầu phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã giảm xuống ngưỡng 9.100 điểm, nhưng sau đó chỉ số này lại tăng vọt lên ngưỡng 9.400 điểm. Đến đầu giờ chiều, chỉ số dần dần đi xuống và đóng cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó.
Trong phiên này, các nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào đối với những cổ phiếu blue-chip các nhà xuất khẩu lớn sau khi khối này mất hơn 20% giá trị trong 5 ngày trước đó.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 45,83 điểm, tương đương -0,5%, đóng cửa ở mức 9.157,49. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 980 cổ phiếu lên điểm và 656 cổ phiếu mất điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,45%. Chỉ số Straits Times của singapore lên 3,4%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,84%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,64%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,31%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.258,10 | 8.579,19 | 678,91 | 7,33 |
Nasdaq | 1.740,33 | 1.645,12 | 95,21 | 5,47 | |
S&P 500 | 984,94 | 909,92 | 75,02 | 7,62 | |
Anh | FTSE 100 | 4.366,69 | 4.313,80 | 52,89 | 1,21 |
Đức | DAX | 5.013,62 | 4.887,00 | 126,62 | 2,53 |
Pháp | CAC 40 | 3.496,89 | 3.442,70 | 54,19 | 1,55 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.206,40 | 5.130,71 | 75,69 | 1,45 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.203,32 | 9.157,49 | 45,83 | 0,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.431,73 | 15.943,24 | 511,51 | 3,31 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.286,69 | 1.294,89 | 8,20 | 0,64 |
Singapore | Straits Times | 2.037,92 | 2.102,71 | 69,10 | 3,40 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.092,22 | 2.074,58 | 17,64 | 0,84 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |