Phố Wall trượt thẳng về điểm xuất phát năm
Nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản nhấn chìm chứng khoán Mỹ, đẩy Dow Jones về sát mức chốt của năm 2010
Nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản một lần nữa lại nhấn chìm chứng khoán Mỹ, đẩy các chỉ số Dow Jones và S&P 500 về sát mức chốt của năm 2010.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 242,12 điểm (-2,04%) xuống 11.613,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,99 điểm (-1,95%) còn 1.256,88 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 50,51 điểm (-1,89%) xuống 2.616,82 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq bùng nổ, lên tới 11,1 tỷ cổ phiếu, vượt xa mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm 2010.
Giới phân tích cho rằng, thị trường sẽ còn tiếp tục biến động mạnh và có nguy cơ sụt giảm trong ngắn hạn. Hôm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall tăng tới 21% lên 29,31 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ hôm 22/2.
Yếu tố chính đẩy lui các chỉ số chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch 16/3 là nguy cơ hạt nhân tại Nhật Bản. Hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã rút công nhân ra khỏi nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi nồng độ phóng xạ tăng vọt.
Người dân địa phương đã lũ lượt sơ tán khỏi Fukushima, trong khi Mỹ lên tiếng cảnh báo công dân của mình sống cách nhà máy này 50km phải sơ tán hoặc ở trong nhà, để tránh nguy cơ nhiễm xạ.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tụt giảm 1,7% xuống 5.598,23 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 2,01% xuống 6.513,84 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm tới 2,23% xuống 3.696,56 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương bật tăng trở lại trong phiên 16/3, sau khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lao vọt gần 6%. Giới phân tích cho rằng, diễn biến hai ngày qua là do nhà đầu tư châu Á phản ứng thái quá về tình hình đất nước Mặt trời mọc.
Bên cạnh đó, những tuyên bố đầy lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ hôm 15/3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng góp phần trấn an tâm lý nhà đầu tư. Tại Nhật, các quỹ đầu cơ ồ ạt mua vào các hợp đồng tương lại.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân đang tiếp diễn ở Nhật có thể đẩy các thị trường chứng khoán khu vực vào một đợt bán tháo mới.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 488,57 điểm (+5,68%) lên 9.093,72 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 34,05 điểm (+1,77%) lên 1.957,97 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,85% lên 2.971 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,19% lên 2.930,8 điểm. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông nhích nhẹ 0,1% lên 22.700,9 điểm và chỉ số Taiex của Đài Loan bật 1,09% lên 8.324,58 điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 242,12 điểm (-2,04%) xuống 11.613,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,99 điểm (-1,95%) còn 1.256,88 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 50,51 điểm (-1,89%) xuống 2.616,82 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq bùng nổ, lên tới 11,1 tỷ cổ phiếu, vượt xa mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm 2010.
Giới phân tích cho rằng, thị trường sẽ còn tiếp tục biến động mạnh và có nguy cơ sụt giảm trong ngắn hạn. Hôm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall tăng tới 21% lên 29,31 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ hôm 22/2.
Yếu tố chính đẩy lui các chỉ số chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch 16/3 là nguy cơ hạt nhân tại Nhật Bản. Hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã rút công nhân ra khỏi nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi nồng độ phóng xạ tăng vọt.
Người dân địa phương đã lũ lượt sơ tán khỏi Fukushima, trong khi Mỹ lên tiếng cảnh báo công dân của mình sống cách nhà máy này 50km phải sơ tán hoặc ở trong nhà, để tránh nguy cơ nhiễm xạ.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tụt giảm 1,7% xuống 5.598,23 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 2,01% xuống 6.513,84 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm tới 2,23% xuống 3.696,56 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương bật tăng trở lại trong phiên 16/3, sau khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lao vọt gần 6%. Giới phân tích cho rằng, diễn biến hai ngày qua là do nhà đầu tư châu Á phản ứng thái quá về tình hình đất nước Mặt trời mọc.
Bên cạnh đó, những tuyên bố đầy lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ hôm 15/3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng góp phần trấn an tâm lý nhà đầu tư. Tại Nhật, các quỹ đầu cơ ồ ạt mua vào các hợp đồng tương lại.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân đang tiếp diễn ở Nhật có thể đẩy các thị trường chứng khoán khu vực vào một đợt bán tháo mới.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 488,57 điểm (+5,68%) lên 9.093,72 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 34,05 điểm (+1,77%) lên 1.957,97 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,85% lên 2.971 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,19% lên 2.930,8 điểm. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông nhích nhẹ 0,1% lên 22.700,9 điểm và chỉ số Taiex của Đài Loan bật 1,09% lên 8.324,58 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.855,40 | 11.613,30 | 242,12 | 2,04 |
S&P 500 | 1.281,87 | 1.256,88 | 24,99 | 1,95 | |
Nasdaq | 2.667,33 | 2.616,82 | 50,51 | 1,89 | |
Anh | FTSE 100 | 5.695,28 | 5.598,23 | 97,05 | 1,70 |
Pháp | CAC 40 | 3.780,85 | 3.696,56 | 84,29 | 2,23 |
Đức | DAX | 6.647,66 | 6.513,84 | 133,82 | 2,01 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.605,15 | 9.093,72 | 488,57 | 5,68 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.678,20 | 22.700,90 | 22,63 | 0,10 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.896,26 | 2.930,80 | 34,55 | 1,19 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.234,78 | 8.324,58 | 89,80 | 1,09 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.923,92 | 1.957,97 | 34,05 | 1,77 |
Singapore | Straits Times | 2.946,08 | 2.971,00 | 24,92 | 0,85 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |