Quan tâm gì khi đánh giá cổ phiếu thủy sản?
Hiện nay, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuỷ sản đang "lình xình", có phần đi ngược lại xu thế phục hồi mạnh của thị trường
Hiện nay, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuỷ sản đang "lình xình", có phần đi ngược lại xu thế phục hồi mạnh của thị trường gần đây. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành này lại được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, mà cụ thể là mức giới hạn sở hữu 45% đã được lấp đầy với một số mã.
Đối với nhà đầu tư trong nước, cổ phiếu thuỷ sản không có biến động giá đột biến nên khó sinh lời trong ngắn hạn. Những thông tin về rắc rối thị trường liên quan đến dư lượng kháng sinh, tạp chất cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Nguồn nguyên liệu và công nghệ
Đối với lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, kiểm soát được nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết tất cả các công ty trong ngành, nguồn cá nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các hộ gia đình nuôi cá tra thuộc địa bàn các tỉnh ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...
Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng ĐBSCL là một trong số ít khu vực trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc nuôi thả giống cá tra, ba sa. Với tiềm năng to lớn, ĐBSCL có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 71,4%, sản lượng thuỷ sản chiếm 69,86% và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến 61,4% so với cả nước.
Năm 2006, sản lượng cá tra nuôi ở vùng ĐBSCL đạt 800.000 tấn, tính đến hết tháng 8/2007 sản lượng nuôi cá tra đạt 600.000 tấn và con số này vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. Do đó, cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đầu vào không còn khốc liệt như trong năm 2006. Cung nguồn cá đầu vào vì thế được đảm bảo ở mức ổn định cao trong thời gian tới.
Trong số các doanh nghiệp đang niêm yết hiện nay, chỉ có ACL và AGF là có lĩnh vực kinh doanh cá tra, ba sa khá tương đồng, còn lại ABT, AGF, TS4, SJ1, MPC có sản phẩm đa dạng hơn. AGF từ lâu được đánh giá là doanh nghiệp mạnh.
Ngoài công nghệ hiện đại, AGF còn có lợi thế về nguồn nguyên liệu: Là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất giống cá đến khâu chế biến xuất khẩu. Đặc biệt AGF có khu nuôi cá sạch, yếu tố này đã giúp AGF chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu khá nhiều như hiện nay thì lợi thế của AGF giảm hiệu quả. Có thể AGF phần nào kiểm soát được chất lượng cá, nhưng rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá thì vẫn không tránh được và là rủi ro chung của ngành.
Về công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp uy tín có thương hiệu đều được đầu tư công nghệ mới từ Châu Âu, Nhật, Đức như hệ thống băng chuyền, kho lạnh, tủ đông... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy xét về về vốn, công nghệ hay nguyên liệu đầu vào thì nhóm doanh nghiệp này tương đồng và không có lợi thế đặc biệt.
Thị trường - yếu tố sống còn
Đối với các doanh nghiệp thuỷ sản, thị trường là yếu tố quyết định khả năng tăng trưởng và đặc biệt hơn, thị trường gắn liền với các yếu tố rủi ro ngành. Đặc thù lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản là rào cản kỹ thuật rất phức tạp, trong đó vấn đề tạp chất, dư lượng kháng sinh đã từng làm "liêu xiêu" không ít doanh nghiệp.
Mặc dù doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tương đương nhau, nhưng mức độ khó tính của thị trường lại là yếu tố quyết định. Thị trường truyền thống của ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật, EU...
Cơ cấu xuất khẩu năm 2006 tương ứng: 18,9% sang thị trường Mỹ; 21% sang EU và 25,1% sang Nhật Bản. Đây cũng chính là những thị trường khó tính nhất và phần lớn các vụ điều tra dư lượng kháng sinh, huỷ hoặc từ chối lô hàng đều xuất phát từ những quốc gia này. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ bám vào các thị trường truyền thống sẽ gặp rủi ro lớn hơn các doanh nghiệp khác.
Mở cửa các thị trường mới không yêu cầu quá cao về chất lượng là lợi thế quan trọng cần xem xét khi so sánh doanh nghiệp ngành thuỷ sản. Về khía cạnh này, ACL là một trong những doanh nghiệp có lợi thế lớn khi sớm tiếp cận thị trường Châu Á (ngoài Nhật) và thị trường Trung Đông. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo doanh thu của ACL đúng kế hoạch và lợi nhuận vẫn duy trì ở mức cao.
Hiện nay, sản phẩm cá tra của ACL chủ yếu được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ba Lan, Pháp, Algeria, Mỹ, Australia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE)...
Năm 2005, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Á chiếm tới 63,83% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Sang năm 2006, thị trường xuất khẩu của ACL đã đa dạng hơn và có tỉ lệ khá đồng đều như thị trường Châu Á (30,76%), EU (20,64%).
Đáng chú ý, công ty đã phát triển được thị trường UAE chiếm tỉ trọng (32,61%), một thị trường đầy tiềm năng và không khó tính. Vì vậy, công ty có thể giảm thiểu được rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Chính sự năng động của ACL đã giúp cho công ty ổn định thị trường đầu ra, tỉ suất lợi nhuận ở mức cao so với các công ty trong ngành.
Đối với nhà đầu tư trong nước, cổ phiếu thuỷ sản không có biến động giá đột biến nên khó sinh lời trong ngắn hạn. Những thông tin về rắc rối thị trường liên quan đến dư lượng kháng sinh, tạp chất cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Nguồn nguyên liệu và công nghệ
Đối với lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, kiểm soát được nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết tất cả các công ty trong ngành, nguồn cá nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các hộ gia đình nuôi cá tra thuộc địa bàn các tỉnh ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...
Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng ĐBSCL là một trong số ít khu vực trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc nuôi thả giống cá tra, ba sa. Với tiềm năng to lớn, ĐBSCL có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 71,4%, sản lượng thuỷ sản chiếm 69,86% và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến 61,4% so với cả nước.
Năm 2006, sản lượng cá tra nuôi ở vùng ĐBSCL đạt 800.000 tấn, tính đến hết tháng 8/2007 sản lượng nuôi cá tra đạt 600.000 tấn và con số này vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. Do đó, cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đầu vào không còn khốc liệt như trong năm 2006. Cung nguồn cá đầu vào vì thế được đảm bảo ở mức ổn định cao trong thời gian tới.
Trong số các doanh nghiệp đang niêm yết hiện nay, chỉ có ACL và AGF là có lĩnh vực kinh doanh cá tra, ba sa khá tương đồng, còn lại ABT, AGF, TS4, SJ1, MPC có sản phẩm đa dạng hơn. AGF từ lâu được đánh giá là doanh nghiệp mạnh.
Ngoài công nghệ hiện đại, AGF còn có lợi thế về nguồn nguyên liệu: Là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất giống cá đến khâu chế biến xuất khẩu. Đặc biệt AGF có khu nuôi cá sạch, yếu tố này đã giúp AGF chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu khá nhiều như hiện nay thì lợi thế của AGF giảm hiệu quả. Có thể AGF phần nào kiểm soát được chất lượng cá, nhưng rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá thì vẫn không tránh được và là rủi ro chung của ngành.
Về công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp uy tín có thương hiệu đều được đầu tư công nghệ mới từ Châu Âu, Nhật, Đức như hệ thống băng chuyền, kho lạnh, tủ đông... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy xét về về vốn, công nghệ hay nguyên liệu đầu vào thì nhóm doanh nghiệp này tương đồng và không có lợi thế đặc biệt.
Thị trường - yếu tố sống còn
Đối với các doanh nghiệp thuỷ sản, thị trường là yếu tố quyết định khả năng tăng trưởng và đặc biệt hơn, thị trường gắn liền với các yếu tố rủi ro ngành. Đặc thù lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản là rào cản kỹ thuật rất phức tạp, trong đó vấn đề tạp chất, dư lượng kháng sinh đã từng làm "liêu xiêu" không ít doanh nghiệp.
Mặc dù doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tương đương nhau, nhưng mức độ khó tính của thị trường lại là yếu tố quyết định. Thị trường truyền thống của ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật, EU...
Cơ cấu xuất khẩu năm 2006 tương ứng: 18,9% sang thị trường Mỹ; 21% sang EU và 25,1% sang Nhật Bản. Đây cũng chính là những thị trường khó tính nhất và phần lớn các vụ điều tra dư lượng kháng sinh, huỷ hoặc từ chối lô hàng đều xuất phát từ những quốc gia này. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ bám vào các thị trường truyền thống sẽ gặp rủi ro lớn hơn các doanh nghiệp khác.
Mở cửa các thị trường mới không yêu cầu quá cao về chất lượng là lợi thế quan trọng cần xem xét khi so sánh doanh nghiệp ngành thuỷ sản. Về khía cạnh này, ACL là một trong những doanh nghiệp có lợi thế lớn khi sớm tiếp cận thị trường Châu Á (ngoài Nhật) và thị trường Trung Đông. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo doanh thu của ACL đúng kế hoạch và lợi nhuận vẫn duy trì ở mức cao.
Hiện nay, sản phẩm cá tra của ACL chủ yếu được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ba Lan, Pháp, Algeria, Mỹ, Australia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE)...
Năm 2005, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Á chiếm tới 63,83% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Sang năm 2006, thị trường xuất khẩu của ACL đã đa dạng hơn và có tỉ lệ khá đồng đều như thị trường Châu Á (30,76%), EU (20,64%).
Đáng chú ý, công ty đã phát triển được thị trường UAE chiếm tỉ trọng (32,61%), một thị trường đầy tiềm năng và không khó tính. Vì vậy, công ty có thể giảm thiểu được rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Chính sự năng động của ACL đã giúp cho công ty ổn định thị trường đầu ra, tỉ suất lợi nhuận ở mức cao so với các công ty trong ngành.