11:00 20/01/2023

Quảng Ninh hơn một thập kỷ chuyển mình kỳ diệu

Song Hoàng

Hơn 10 năm qua, nhờ những kế hoạch dài hơi, kỹ lưỡng và sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã dần lột xác. Nhìn vào những gì địa phương này làm được, chỉ có thể nói đó là sự kỳ diệu...

Quảng Ninh chuyển mình kỳ diệu
Quảng Ninh chuyển mình kỳ diệu

Quảng Ninh đã từng được mặc định là địa phương đi lên nhờ tài nguyên từ lòng đất. Với những mỏ than khổng lồ, vùng đất này luôn no ấm, nhưng đổi lại, người dân phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ rất nặng nề.

Làm thế nào để vươn lên thành vùng đất giàu có, hiện đại, văn minh xanh, sạch, đẹp là “bài toán” mà Quảng Ninh phải mất khá nhiều thời gian tìm lời giải.

ĐÁNH THỨC NHỮNG VÙNG ĐẤT

Hơn 4 năm trước khi còn là kỹ sư trẻ, anh Đỗ Văn Thái đã quyết định bỏ việc đang ổn định ở Hà Nội để về Móng Cái lập nghiệp. Trước sự phát triển thần tốc của Quảng Ninh, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, anh nhìn thấy rõ cơ hội của mình.

Hai vợ chồng Thái bán căn chung cư, bán nốt mảnh đất hơn 40m2 mua ở ngoại thành từ nhiều năm trước, rút nốt khoản tiết kiệm ngân hàng, bán ô tô rồi vay thêm ông bà nội ngoại, vay ngân hàng để “tất tay” mua đất ở ven biển, xây một khách sạn nhỏ ở Móng Cái.

Anh tìm hiểu khá kỹ về tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đang chuẩn bị được xây dựng. Khi tuyến đường huyết mạch này hoàn thành thì cơ hội để thành phố vùng biên “thức giấc” sẽ rất nhanh. Móng Cái có biển, có núi, có cửa khẩu, nên đủ sức hấp dẫn với rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

“Canh bạc” của Thái gặp một trở ngại rất lớn trong hai năm, đó là khi Covid-19 tràn đến, dự án đường cao tốc bị ảnh hưởng rất nhiều, khách sạn mini do vợ chồng anh dốc hết vốn liếng và vay mượn thêm họ hàng, vay cả ngân hàng để xây dựng đứng trước nguy cơ chết yểu. Vì ngay cả những địa phương giàu sức hút hơn như Hạ Long, Quan Lạn, Vân Đồn cũng điêu đứng vì không “bói” đâu ra khách du lịch.

Theo ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu của tỉnh khi xây dựng tuyến đường này và đường bao biển Hạ Long- Cẩm Phả không chỉ đơn thuần là tuyến giao thông mà còn có mục đích kết nối các điểm du lịch...

MỘT TÂM, HAI TUYẾN, ĐA CHIỀU VÀ HAI MŨI ĐỘT PHÁ

Câu chuyện đánh thức Móng Cái, xây dựng, chỉnh trang thành phố Hạ Long, đầu tư mạnh hơn vào Vân Đồn… giúp hệ thống hạ tầng, giao thông của những địa danh này tốt hơn, đẹp hơn, từ đó có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn, nằm trong chiến lược lớn của Quảng Ninh từ hàng chục năm trước.

Giai đoạn 2012-2014, Quảng Ninh bắt tay vào việc xây dựng hàng loạt các quy hoạch chiến lược để định hình lại không gian phát triển, dựa trên những tiềm năng, lợi thế sẵn có và nhận diện xu hướng phát triển trong tương quan quốc gia và quốc tế.

Các quy hoạch của Quảng Ninh có thể nói đã phá vỡ tư duy và cách làm truyền thống. Lần đầu tiên có một tỉnh tập trung xây dựng cùng lúc 7 quy hoạch lớn, do các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới thực hiện, vẽ lại bản đồ không gian phát triển, với tầm nhìn dài hạn.

Trong 7 quy hoạch chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được coi là quy hoạch gốc, định hình cho các quy hoạch còn lại. Quy hoạch đã tổ chức không gian lãnh thổ Quảng Ninh theo hướng “Một tâm, hai tuyến đa chiều và hai mũi đột phá” nhằm bảo đảm mục tiêu liên kết, đồng bộ để phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh cũng như thế mạnh tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ...

DÁM NGHĨ, DÁM LÀM 

Năm 2018, khi cắt băng khánh thành cầu Bạch Đằng, thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã khẳng định, đây chính là bước đột phá quan trọng về hạ tầng giao thông kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Thủ tướng phân tích: có 4 lý do để khẳng định tính đột phá mạnh mẽ của dự án này.

Thứ nhất, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng không chỉ phát huy mạnh mẽ hơn giá trị của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, mà quan trọng hơn, còn góp phần thúc đẩy liên kết vùng tam giác kinh tế phía Bắc, mở rộng không gian phát triển cho toàn khu vực.

Thứ hai, dự án hoàn thiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển.

Thứ ba, đây là cây cầu Made in Việt Nam, khẳng định sự tự lực, tự cường, tự làm chủ công nghệ của người Việt Nam.

Thứ tư, quan trọng nhất, đây là minh chứng cụ thể cho tư duy dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, là sự đột phá cần thiết trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, bởi Quảng Ninh - tỉnh đầu tiên trong cả nước chủ động báo cáo đề xuất Trung ương cho phép được dùng ngân sách tỉnh để làm tuyến đường cao tốc này.

Năm 2023, dự báo có nhiều thách thức đối với sự phát triển của các địa phương, trong đó có Quảng Ninh. Nhưng với việc chuẩn bị cho mình một kế hoạch dài hơi, một tâm thế vững chắc cũng như nguồn lực đủ mạnh, Quảng Ninh đang tiếp tục thành công với hình mẫu phát triển, trở thành một điểm sáng quốc gia.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số Xuân Quý Mão phát hành ngày 23-01-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Quảng Ninh hơn một thập kỷ chuyển mình kỳ diệu - Ảnh 1