Quốc hội đồng ý lùi Luật Biểu tình
427/437 vị đại biểu có mặt nhấn nút đồng ý lùi dự án Luật Biểu tình
Với 427/437 vị đại biểu có mặt nhấn nút thuận, sáng 9/6 Quốc hội đã đồng ý lùi dự án Luật Biểu tình nhưng sẽ ra nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ ngay tại kỳ họp này.
Theo nghị quyết, dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) được bổ sung vào chương trình năm 2015 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 theo quy trình tại một kỳ họp Quốc hội.
Luật Dược (sửa đổi) cũng được bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10.
Dự án Luật Biểu tình lùi từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 sang chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11và thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14.
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có ý kiến đề nghị xem xét, sớm thông qua các dự án Luật Biểu tình, Luật Về hội, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình chuẩn bị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị Quốc hội cho giữ thời gian trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Về hội, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại kỳ họp thứ 10 và đồng ý với đề nghị của Chính phủ lùi thời gian cho ý kiến dự án Luật Biểu tình sang kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016).
Do đây là các dự án luật quan trọng nên để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, đề nghị Quốc hội cho được đưa vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, ông Lý trình bày.
Với năm 2016, Quốc hội quyết định sẽ thông qua 6 dự án luật tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016), trong đó có Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí sửa đổi.
Nghị quyết yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ thực hiện nghiêm chỉnh việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Theo nghị quyết, dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) được bổ sung vào chương trình năm 2015 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 theo quy trình tại một kỳ họp Quốc hội.
Luật Dược (sửa đổi) cũng được bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10.
Dự án Luật Biểu tình lùi từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 sang chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11và thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14.
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có ý kiến đề nghị xem xét, sớm thông qua các dự án Luật Biểu tình, Luật Về hội, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình chuẩn bị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị Quốc hội cho giữ thời gian trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Về hội, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại kỳ họp thứ 10 và đồng ý với đề nghị của Chính phủ lùi thời gian cho ý kiến dự án Luật Biểu tình sang kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016).
Do đây là các dự án luật quan trọng nên để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, đề nghị Quốc hội cho được đưa vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, ông Lý trình bày.
Với năm 2016, Quốc hội quyết định sẽ thông qua 6 dự án luật tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016), trong đó có Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí sửa đổi.
Nghị quyết yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ thực hiện nghiêm chỉnh việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết.