Quỹ đầu tư hoán đổi trong nước như “đứa con rơi”
Không huy động được thêm vốn mới, không có sự luân chuyển vốn vào ra, không có các giao dịch hoán đổi, thanh khoản thứ cấp bèo nhèo
Những rầm rộ ngày nào về sự ra đời của một kênh đầu tư mới toanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam là quỹ đầu tư hoán đổi (ETF) nội đã nhanh chóng bốc hơi.
“Đứa con rơi”
Đã hơn 4 tháng kể từ quỹ ETF nội đầu tiên được niêm yết, các quỹ này không được quan tâm và chẳng khác gì một quỹ đóng cũ rích.
Bản chất tiên tiến của quỹ ETF đã được nói rất nhiều, nhưng những gì thực tế đang diễn ra là một sự thất vọng rất lớn. Không mong đợi gì loại hình đầu tư mới vừa ra đời đã được đón nhận nồng nhiệt ngay, nhưng có lẽ tình cảm mà giới đầu tư giành cho hai quỹ ETF nội hiện tại giống như một đứa con rơi!
Quỹ E1VFVN30 hiện đang niêm yết trên sàn HSX từ 6/10/2014 và quỹ E1SSHN30 được niêm yết trên sàn HNX từ 29/12/2014. Nếu như kỳ vọng quỹ ETF là một dạng huy động nguồn vốn “bảo thủ” nhàn rỗi và dài hạn thì hai quỹ này đang cho thấy sự thất bại.
Quỹ E1VFVN30 từ ngày 25/11/2014 đến nay vẫn giữ nguyên số lượng chứng chỉ lưu hành là 20,2 triệu, không có các giao dịch hoán đổi nào.
Trong khoảng một tháng đầu niêm yết, E1VFVN30 có vài lần hoán đổi và có lúc số lượng chứng chỉ lưu hành lên 24,2 triệu vào trung tuần tháng 11/2014. Các giao dịch hoán đổi này chủ yếu do công ty chứng khoán HSC thực hiện.
Nhưng, những giao dịch hoán đổi này như thể chỉ mang tính thực hiện “nháp” vì sau đó dừng hẳn và chênh lệch giá trị tài sản ròng/thị giá không đáng bao nhiêu cả.
Với số lượng chứng chỉ lại quay về 20,2 triệu, nghĩa là cục tiền ban đầu vẫn không thay đổi. Thanh khoản trên thị trường thứ cấp thì èo uột không tưởng tượng nổi, thậm chí còn chán hơn cả các chứng chỉ quỹ đóng một thời nằm tít ở cuối bảng điện tử.
Quỹ E1SSHNX30 lên sàn từ 29/12/2014 chỉ có đúng 5 ngày xuất hiện giao dịch. Lượng chuyển nhượng cao nhất là ngày chào sàn với 30.000 chứng chỉ, còn lại toàn là 100 chứng chỉ - mức tối thiểu về quy mô lệnh ở sàn này.
Trong khi đó, suốt cả tháng 1 vừa rồi, giá E1SSHN30 đứng im ở mức 9.000 đồng, thành một đường thẳng băng mà có lẽ đến điện tâm đồ của bệnh nhân nguy kịch cũng còn dao động nhiều hơn.
E1VFVN30 có khá hơn một chút, phần lớn các phiên đều có giao dịch, nhưng khối lượng trung bình 20 ngày gần đây cũng chỉ là xấp xỉ 54.900 chứng chỉ mỗi ngày. Với giá khoảng 9.300 đồng, lượng vốn luân chuyển hàng ngày như thế cũng chỉ vài trăm triệu đồng.
Nhìn vào thực trạng của hai quỹ ETF nội đang niêm yết, thì rõ ràng tính chất tiên tiến của loại hình quỹ này không thể hiện rõ: không huy động được thêm vốn mới, không có sự luân chuyển vốn vào ra, không có các giao dịch hoán đổi, thanh khoản thứ cấp bèo nhèo.
Giải cứu thanh khoản
Vậy tại sao một loại hình quỹ mới tiên tiến lại bị bỏ rơi như vậy?
Có lẽ điều quan trọng nhất khi quỹ này được vận động cho ra đời là kỳ vọng thay đổi văn hóa tự đầu tư trên thị trường đã không được làm đến nơi đến chốn. Tính “máu me” quá cao của nhà đầu tư cá nhân dẫn đến sự tự phản ứng lại việc gửi tiền cho người khác “đánh” hộ mà lợi suất chỉ trên dưới chục phần trăm một năm (thực tế hiện còn đang âm). Thay đổi điều này không dễ trong một sớm một chiều.
Đối với nguồn vốn tổ chức, cả hai quỹ này cũng vẫn chỉ quanh quẩn với một vài công ty chứng khoán mà có lẽ đó là việc phải làm để trở thành thành viên lập quỹ (AP). Những nguồn vốn dài hạn như quỹ hưu trí tự nguyện vẫn chưa có. Dòng vốn nước ngoài cũng chưa thấy “bùng nổ” gì dù được phép sở hữu tới 100% vốn của quỹ.
Thanh khoản trên thị trường thứ cấp của các chứng chỉ ETF không hấp dẫn do giá bám chặt vào biến động của các chỉ số. Giá dao động ít sẽ không lôi kéo được nhà đầu cơ dẫn đến quy mô giao dịch quá nhỏ và ngược lại, thanh khoản kém không thể thu hút được dòng tiền lớn vì rất dễ mắc kẹt.
ETF nội có lẽ còn xa mới tạo được dấu ấn như hai quỹ ETF ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cảm giác chờ đợi những đợt tái cân bằng của hai quỹ ETF ngoại với những đợt giao dịch lớn và những biến động giá mạnh đã từng khiến nhà đầu tư trong nước “phê”. Quy mô lớn, dòng tiền vào ra mạnh mẽ và tính chủ động trong việc lựa chọn cổ phiếu là thế mạnh khác biệt của quỹ ETF ngoại.
Nếu như chỉ nhìn nhận thời điểm hiện tại như giai đoạn thử nghiệm loại hình quỹ ETF thì là thành công. Dù gì các quỹ ETF này cũng không đến nỗi bị rút hết tiền. Tuy nhiên nếu nhìn từ nhiệm vụ phát triển một công cụ đầu tư mới cho thị trường thì vẫn gần như chỉ là con số 0.
Hiện đã có những đề xuất thúc đẩy thanh khoản cho giao dịch ETF với nhiều kiến nghị mạnh mẽ.
Chẳng hạn, cơ quan quản lý xem xét điều chỉnh quy định hạn chế đầu tư (hiện không quá 40% NAV); cho phép thế chấp chứng chỉ quỹ ngay sau khi phát hành để vay tiền (hiện giới hạn 6 tháng); đẩy nhanh quy trình phát hành - mua lại trong giao dịch hoán đổi để chiều ngày T+2 các AP, nhà đầu tư có thể giao dịch ngay; xem xét cơ chế cho công ty quản lý quỹ, AP được sử dụng tài sản của mình để cho vay hoán đổi bất kể là người có liên quan hay không; tổ chức nhà tạo lập thị trường; sử dụng các chỉ số tham chiếu của các tổ chức nước ngoài…
Để thúc đẩy dòng vốn dài hạn, cần có các hướng dẫn kịp thời đối với việc hình thành quỹ hưu trí tự nguyện. Trong khi dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân rất eo hẹp và để thay đổi văn hóa đầu tư mất rất nhiều thời gian thì dòng vốn từ các quỹ hưu trí càng quan trọng. Mặt khác, cần tăng cường sự tham gia của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm.
“Đứa con rơi”
Đã hơn 4 tháng kể từ quỹ ETF nội đầu tiên được niêm yết, các quỹ này không được quan tâm và chẳng khác gì một quỹ đóng cũ rích.
Bản chất tiên tiến của quỹ ETF đã được nói rất nhiều, nhưng những gì thực tế đang diễn ra là một sự thất vọng rất lớn. Không mong đợi gì loại hình đầu tư mới vừa ra đời đã được đón nhận nồng nhiệt ngay, nhưng có lẽ tình cảm mà giới đầu tư giành cho hai quỹ ETF nội hiện tại giống như một đứa con rơi!
Quỹ E1VFVN30 hiện đang niêm yết trên sàn HSX từ 6/10/2014 và quỹ E1SSHN30 được niêm yết trên sàn HNX từ 29/12/2014. Nếu như kỳ vọng quỹ ETF là một dạng huy động nguồn vốn “bảo thủ” nhàn rỗi và dài hạn thì hai quỹ này đang cho thấy sự thất bại.
Quỹ E1VFVN30 từ ngày 25/11/2014 đến nay vẫn giữ nguyên số lượng chứng chỉ lưu hành là 20,2 triệu, không có các giao dịch hoán đổi nào.
Trong khoảng một tháng đầu niêm yết, E1VFVN30 có vài lần hoán đổi và có lúc số lượng chứng chỉ lưu hành lên 24,2 triệu vào trung tuần tháng 11/2014. Các giao dịch hoán đổi này chủ yếu do công ty chứng khoán HSC thực hiện.
Nhưng, những giao dịch hoán đổi này như thể chỉ mang tính thực hiện “nháp” vì sau đó dừng hẳn và chênh lệch giá trị tài sản ròng/thị giá không đáng bao nhiêu cả.
Với số lượng chứng chỉ lại quay về 20,2 triệu, nghĩa là cục tiền ban đầu vẫn không thay đổi. Thanh khoản trên thị trường thứ cấp thì èo uột không tưởng tượng nổi, thậm chí còn chán hơn cả các chứng chỉ quỹ đóng một thời nằm tít ở cuối bảng điện tử.
Quỹ E1SSHNX30 lên sàn từ 29/12/2014 chỉ có đúng 5 ngày xuất hiện giao dịch. Lượng chuyển nhượng cao nhất là ngày chào sàn với 30.000 chứng chỉ, còn lại toàn là 100 chứng chỉ - mức tối thiểu về quy mô lệnh ở sàn này.
Trong khi đó, suốt cả tháng 1 vừa rồi, giá E1SSHN30 đứng im ở mức 9.000 đồng, thành một đường thẳng băng mà có lẽ đến điện tâm đồ của bệnh nhân nguy kịch cũng còn dao động nhiều hơn.
E1VFVN30 có khá hơn một chút, phần lớn các phiên đều có giao dịch, nhưng khối lượng trung bình 20 ngày gần đây cũng chỉ là xấp xỉ 54.900 chứng chỉ mỗi ngày. Với giá khoảng 9.300 đồng, lượng vốn luân chuyển hàng ngày như thế cũng chỉ vài trăm triệu đồng.
Nhìn vào thực trạng của hai quỹ ETF nội đang niêm yết, thì rõ ràng tính chất tiên tiến của loại hình quỹ này không thể hiện rõ: không huy động được thêm vốn mới, không có sự luân chuyển vốn vào ra, không có các giao dịch hoán đổi, thanh khoản thứ cấp bèo nhèo.
Giải cứu thanh khoản
Vậy tại sao một loại hình quỹ mới tiên tiến lại bị bỏ rơi như vậy?
Có lẽ điều quan trọng nhất khi quỹ này được vận động cho ra đời là kỳ vọng thay đổi văn hóa tự đầu tư trên thị trường đã không được làm đến nơi đến chốn. Tính “máu me” quá cao của nhà đầu tư cá nhân dẫn đến sự tự phản ứng lại việc gửi tiền cho người khác “đánh” hộ mà lợi suất chỉ trên dưới chục phần trăm một năm (thực tế hiện còn đang âm). Thay đổi điều này không dễ trong một sớm một chiều.
Đối với nguồn vốn tổ chức, cả hai quỹ này cũng vẫn chỉ quanh quẩn với một vài công ty chứng khoán mà có lẽ đó là việc phải làm để trở thành thành viên lập quỹ (AP). Những nguồn vốn dài hạn như quỹ hưu trí tự nguyện vẫn chưa có. Dòng vốn nước ngoài cũng chưa thấy “bùng nổ” gì dù được phép sở hữu tới 100% vốn của quỹ.
Thanh khoản trên thị trường thứ cấp của các chứng chỉ ETF không hấp dẫn do giá bám chặt vào biến động của các chỉ số. Giá dao động ít sẽ không lôi kéo được nhà đầu cơ dẫn đến quy mô giao dịch quá nhỏ và ngược lại, thanh khoản kém không thể thu hút được dòng tiền lớn vì rất dễ mắc kẹt.
ETF nội có lẽ còn xa mới tạo được dấu ấn như hai quỹ ETF ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cảm giác chờ đợi những đợt tái cân bằng của hai quỹ ETF ngoại với những đợt giao dịch lớn và những biến động giá mạnh đã từng khiến nhà đầu tư trong nước “phê”. Quy mô lớn, dòng tiền vào ra mạnh mẽ và tính chủ động trong việc lựa chọn cổ phiếu là thế mạnh khác biệt của quỹ ETF ngoại.
Nếu như chỉ nhìn nhận thời điểm hiện tại như giai đoạn thử nghiệm loại hình quỹ ETF thì là thành công. Dù gì các quỹ ETF này cũng không đến nỗi bị rút hết tiền. Tuy nhiên nếu nhìn từ nhiệm vụ phát triển một công cụ đầu tư mới cho thị trường thì vẫn gần như chỉ là con số 0.
Hiện đã có những đề xuất thúc đẩy thanh khoản cho giao dịch ETF với nhiều kiến nghị mạnh mẽ.
Chẳng hạn, cơ quan quản lý xem xét điều chỉnh quy định hạn chế đầu tư (hiện không quá 40% NAV); cho phép thế chấp chứng chỉ quỹ ngay sau khi phát hành để vay tiền (hiện giới hạn 6 tháng); đẩy nhanh quy trình phát hành - mua lại trong giao dịch hoán đổi để chiều ngày T+2 các AP, nhà đầu tư có thể giao dịch ngay; xem xét cơ chế cho công ty quản lý quỹ, AP được sử dụng tài sản của mình để cho vay hoán đổi bất kể là người có liên quan hay không; tổ chức nhà tạo lập thị trường; sử dụng các chỉ số tham chiếu của các tổ chức nước ngoài…
Để thúc đẩy dòng vốn dài hạn, cần có các hướng dẫn kịp thời đối với việc hình thành quỹ hưu trí tự nguyện. Trong khi dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân rất eo hẹp và để thay đổi văn hóa đầu tư mất rất nhiều thời gian thì dòng vốn từ các quỹ hưu trí càng quan trọng. Mặt khác, cần tăng cường sự tham gia của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm.