Rục rịch “sốt” đất Đông Anh?
Phần lớn các lô đất được các trung tâm môi giới hay các “cò” nghiệp dư giới thiệu là của các nhà đầu tư gửi bán
“Có thể có nhà đầu tư kiếm mỗi tuần vài trăm triệu đồng từ buôn đất, nhưng cũng có thể có người mất ngần đấy tiền vì việc đó, bởi quy hoạch hôm nay đưa ra thì thế này, nhưng đến khi phê duyệt thì lại khác...”.
Phó phòng Xây dựng và Quản lý đô thị huyện Đông Anh (Hà Nội), ông Nguyễn Đăng Nam đã cảnh báo như vậy, khi nói về cơn sốt đất đang có dấu hiệu xảy ra trên địa bàn huyện này.
Khảo sát của VnEconomy trong ngày 29/3 cho thấy, giá đất thổ cư tại các xã, khu vực tại huyện Đông Anh như Hải Bối, Cổ Điển,Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Thạc Xá, dọc trục đường “6 cây” (6 km) từ chân cầu Thăng Long ra thị trấn Đông Anh đều có giá từ 40 - 60 triệu đồng/m2. Thậm chí giá đất mặt đường tại trung tâm thị trấn Đông Anh được một số hộ ra giá 80 - 100 triệu đồng/m2, tương đương với giá đất tại nhiều quận nội thành Thủ đô.
Theo đại diện các trung tâm môi giới nhà đất trên địa bàn Đông Anh, so với giá đất từ cuối năm 2009, giá đất hiện nay trên địa bàn huyện đã tăng từ 30 - 50%. Điều đáng nói là số hộ gia đình có nhu cầu bán đất là rất ít. Phần lớn các lô đất được các trung tâm môi giới hay các “cò” nghiệp dư giới thiệu là của các nhà đầu tư gửi bán theo kiểu cắt phần trăm hoa hồng cho mỗi phi vụ môi giới thành công.
Khi đặt vấn đề muốn tìm mua một mảnh đất có diện tích và giá phải chăng, một nhân viên văn phòng môi giới nhà đất Sự Đức (Vĩnh Ngọc) nói rằng, hiện việc tìm mua được một lô đất có diện tích nhỏ dưới 50 m2 với giá dưới 40 triệu đồng/m2 trên địa bàn huyện Đông Anh là... rất khó.
Theo “cò” này, hầu hết các gia đình có đất giờ đang trong giai đoạn nghe ngóng, chờ quy hoạch chung Thủ đô được thông qua. Do vậy, những gia đình nào cần bán đất thực sự thì họ cũng đã bán từ hồi cơn sốt đầu năm 2010. Còn nếu ai đó muốn thực sự ôm hay mua đất Đông Anh vào thời điểm này thì phải qua các nhà đầu tư với giá đắt hơn từ 10 - 20 triệu đồng/m2.
Theo ông Nguyễn Đăng Nam, việc giá đất tăng, giảm trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian qua có thể vẫn là do tác động từ vấn đề quy hoạch Thủ đô, trong đó gần như vẫn sẽ lấy sông Hồng là trung tâm và phần lớn diện tích đất Đông Anh vẫn là đất nằm trong đô thị.
Trên địa bàn Đông Anh hiện có 7 chùm đô thị, với định hướng sẽ có một trung tâm tài chính quốc tế, nhiều khu đô thị mới như Nam Hồng, Kim Chung, Đại Mạch..., nên người dân cũng tìm hiểu quy hoạch và đầu tư, đón đầu quy hoạch, qua đó đẩy giá đất trên địa bàn tăng lên.
Đặc biệt, đại diện chính quyền huyện Đông Anh cũng thừa nhận, việc giá đất tăng cao trong suốt thời gian qua cũng có sự “góp sức” không nhỏ của một bộ phận môi giới, cò mồi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Nam, yếu tố này không phải là phổ biến, vì nhìn chung kinh nghiệm và thông tin của nhiều nhà đầu tư hiện đã được... cải thiện hơn rất nhiều.
Lời khuyên của ông Nam là ngoại trừ trường hợp cần mua đất để ở thực sự, còn đầu cơ đất Đông Anh trong giai đoạn này cần phải cân nhắc vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi lẽ, dù quy hoạch hôm nay công bố dự thảo là như thế này nhưng đến khi quy hoạch được duyệt lại là một hướng khác.
“Đầu tư bất động sản là một kênh được cho là sinh lời cao. Nhưng càng lợi nhuận cao thì càng rủi ro lắm. Đầu tư vào những khu vực đang trong quá trình phát triển đô thị sẽ có nhiều khả năng sinh lời, song nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ rơi vào vòng xoáy của sốt giá”, ông Nam nói.
Phó phòng Xây dựng và Quản lý đô thị huyện Đông Anh (Hà Nội), ông Nguyễn Đăng Nam đã cảnh báo như vậy, khi nói về cơn sốt đất đang có dấu hiệu xảy ra trên địa bàn huyện này.
Khảo sát của VnEconomy trong ngày 29/3 cho thấy, giá đất thổ cư tại các xã, khu vực tại huyện Đông Anh như Hải Bối, Cổ Điển,Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Thạc Xá, dọc trục đường “6 cây” (6 km) từ chân cầu Thăng Long ra thị trấn Đông Anh đều có giá từ 40 - 60 triệu đồng/m2. Thậm chí giá đất mặt đường tại trung tâm thị trấn Đông Anh được một số hộ ra giá 80 - 100 triệu đồng/m2, tương đương với giá đất tại nhiều quận nội thành Thủ đô.
Theo đại diện các trung tâm môi giới nhà đất trên địa bàn Đông Anh, so với giá đất từ cuối năm 2009, giá đất hiện nay trên địa bàn huyện đã tăng từ 30 - 50%. Điều đáng nói là số hộ gia đình có nhu cầu bán đất là rất ít. Phần lớn các lô đất được các trung tâm môi giới hay các “cò” nghiệp dư giới thiệu là của các nhà đầu tư gửi bán theo kiểu cắt phần trăm hoa hồng cho mỗi phi vụ môi giới thành công.
Khi đặt vấn đề muốn tìm mua một mảnh đất có diện tích và giá phải chăng, một nhân viên văn phòng môi giới nhà đất Sự Đức (Vĩnh Ngọc) nói rằng, hiện việc tìm mua được một lô đất có diện tích nhỏ dưới 50 m2 với giá dưới 40 triệu đồng/m2 trên địa bàn huyện Đông Anh là... rất khó.
Theo “cò” này, hầu hết các gia đình có đất giờ đang trong giai đoạn nghe ngóng, chờ quy hoạch chung Thủ đô được thông qua. Do vậy, những gia đình nào cần bán đất thực sự thì họ cũng đã bán từ hồi cơn sốt đầu năm 2010. Còn nếu ai đó muốn thực sự ôm hay mua đất Đông Anh vào thời điểm này thì phải qua các nhà đầu tư với giá đắt hơn từ 10 - 20 triệu đồng/m2.
Theo ông Nguyễn Đăng Nam, việc giá đất tăng, giảm trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian qua có thể vẫn là do tác động từ vấn đề quy hoạch Thủ đô, trong đó gần như vẫn sẽ lấy sông Hồng là trung tâm và phần lớn diện tích đất Đông Anh vẫn là đất nằm trong đô thị.
Trên địa bàn Đông Anh hiện có 7 chùm đô thị, với định hướng sẽ có một trung tâm tài chính quốc tế, nhiều khu đô thị mới như Nam Hồng, Kim Chung, Đại Mạch..., nên người dân cũng tìm hiểu quy hoạch và đầu tư, đón đầu quy hoạch, qua đó đẩy giá đất trên địa bàn tăng lên.
Đặc biệt, đại diện chính quyền huyện Đông Anh cũng thừa nhận, việc giá đất tăng cao trong suốt thời gian qua cũng có sự “góp sức” không nhỏ của một bộ phận môi giới, cò mồi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Nam, yếu tố này không phải là phổ biến, vì nhìn chung kinh nghiệm và thông tin của nhiều nhà đầu tư hiện đã được... cải thiện hơn rất nhiều.
Lời khuyên của ông Nam là ngoại trừ trường hợp cần mua đất để ở thực sự, còn đầu cơ đất Đông Anh trong giai đoạn này cần phải cân nhắc vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi lẽ, dù quy hoạch hôm nay công bố dự thảo là như thế này nhưng đến khi quy hoạch được duyệt lại là một hướng khác.
“Đầu tư bất động sản là một kênh được cho là sinh lời cao. Nhưng càng lợi nhuận cao thì càng rủi ro lắm. Đầu tư vào những khu vực đang trong quá trình phát triển đô thị sẽ có nhiều khả năng sinh lời, song nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ rơi vào vòng xoáy của sốt giá”, ông Nam nói.