Sân bay Long Thành: “Phải làm sao để tư nhân tham gia mạnh”
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cập nhật về tiến độ dự án sân bay Long Thành
Với dự án sân bay Long Thành, Chính phủ đang chỉ đạo, triển khai lập dự án khả thi. Dự án khả thi được lập trong 2016-2017, phấn đấu 2018 khởi công, khai thác vào năm 2023.
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12.
Ông Đông cho biết, dự án sân bay Long Thành hiện đã lập dự án tiền khả thi trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương trong thời gian gần nhất.
Để triển khai dự án này, theo ông Đông ngoài Bộ Giao thông Vận tải, phải có sự phối hợp các bộ, ngành, trong đó đầu tiên là huy động nguồn lực, trước hết xây dựng nhà ga, hệ thống sân đỗ…
Thứ hai, phải tập trung giải phóng mặt bằng. Bộ đã kiến nghị Chính phủ tách và lập dự án giải phóng mặt bằng trước để kịp tiến độ, ông Đông nói thêm.
Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, giải pháp nào để huy động nguồn lực cho giao thông đi trước tạo tiền đề để hiện đại hoá là câu hỏi Thứ trưởng Đông nhận được từ báo chí.
Ông Đông thông tin, từ nay đến 2020, nếu đúng nhu cầu thì cần 40-50 tỷ USD cho phát triển hạ tầng giao thông, như vậy mỗi năm phải huy động cỡ 7 tỷ USD, và đây là thách thức lớn
Giải pháp được ông Đông đề cập là hoàn thiện cơ chế thông qua hệ thống pháp luật để huy động tối đa nguồn lực, vì nếu chỉ trong chờ vào ngân sách Nhà nước thì sẽ rất khó khăn.
“Phải làm sao để khối tư nhân tham gia mạnh mẽ. Phải có cơ chế để khối tư nhân có lợi ích nhất định tham gia vào đó như cơ chế phí, giá, rủi ro... Đầu tư cảng hàng không, sân bay xong không bê đi được, nên phải có cơ chế chia sẻ rủi ro”, ông Đông nhấn mạnh.
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12.
Ông Đông cho biết, dự án sân bay Long Thành hiện đã lập dự án tiền khả thi trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương trong thời gian gần nhất.
Để triển khai dự án này, theo ông Đông ngoài Bộ Giao thông Vận tải, phải có sự phối hợp các bộ, ngành, trong đó đầu tiên là huy động nguồn lực, trước hết xây dựng nhà ga, hệ thống sân đỗ…
Thứ hai, phải tập trung giải phóng mặt bằng. Bộ đã kiến nghị Chính phủ tách và lập dự án giải phóng mặt bằng trước để kịp tiến độ, ông Đông nói thêm.
Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, giải pháp nào để huy động nguồn lực cho giao thông đi trước tạo tiền đề để hiện đại hoá là câu hỏi Thứ trưởng Đông nhận được từ báo chí.
Ông Đông thông tin, từ nay đến 2020, nếu đúng nhu cầu thì cần 40-50 tỷ USD cho phát triển hạ tầng giao thông, như vậy mỗi năm phải huy động cỡ 7 tỷ USD, và đây là thách thức lớn
Giải pháp được ông Đông đề cập là hoàn thiện cơ chế thông qua hệ thống pháp luật để huy động tối đa nguồn lực, vì nếu chỉ trong chờ vào ngân sách Nhà nước thì sẽ rất khó khăn.
“Phải làm sao để khối tư nhân tham gia mạnh mẽ. Phải có cơ chế để khối tư nhân có lợi ích nhất định tham gia vào đó như cơ chế phí, giá, rủi ro... Đầu tư cảng hàng không, sân bay xong không bê đi được, nên phải có cơ chế chia sẻ rủi ro”, ông Đông nhấn mạnh.