Sáng nay, khai mạc Đại hội Đảng XI
Sáng nay (12/1), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam được khai mạc trọng thể
Sáng nay (12/1), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam được khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Tại phiên họp trù bị sáng 11/1, Đại hội đã thông qua quy chế làm việc, bầu đoàn Chủ tịch và đoàn thư ký, thông qua chương trình làm việc của Đại hội, nghe báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu…
Trong phiên khai mạc, sau diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X sẽ đọc báo cáo chung về các văn kiện Đại hội XI. Tiếp đó, Thường trực Ban bí thư Trung ương khóa X đọc báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Chủ đề của Đại hội XI là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Theo chương trình nghị sự, Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Dự thảo Cương lĩnh nêu rõ, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, Đảng và nhân dân Việt Nam ra sức phấn đấu, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội cũng sẽ thảo luận Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ X trình Đại hội XI. Trên cơ sở tính toán bước đầu, dự thảo báo cáo này đã nêu một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,0 - 7,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2015 là 2.000 USD, gấp 1,7 lần năm 2010.
Dự thảo báo cáo cũng xác định nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ XI là ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong 8 ngày làm việc, Đại hội cũng sẽ thảo luận và thông qua Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2010 - 2020; Báo cáo tổng kết việc thi hành điều lệ Đảng và đề xuất, bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng.
Dành ba ngày cho công tác nhân sự, Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.
Tại buổi họp báo trước thềm Đại hội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son cho biết, Đại hội sẽ tiến hành bầu ra Ban chấp hành Trung ương khóa mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức; có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có uy tín trong Đảng, trong xã hội; có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Về số lượng cụ thể, ông Trần Lưu Hải, Phó ban Tổ chức Trung ương cho biết, dự kiến Đại hội sẽ bầu 175 ủy viên Trung ương chính thức và 25 ủy viên dự khuyết và sẽ giới thiệu số dư ít nhất 15% so với tổng số được bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.
Tại phiên họp trù bị sáng 11/1, Đại hội đã thông qua quy chế làm việc, bầu đoàn Chủ tịch và đoàn thư ký, thông qua chương trình làm việc của Đại hội, nghe báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu…
Trong phiên khai mạc, sau diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X sẽ đọc báo cáo chung về các văn kiện Đại hội XI. Tiếp đó, Thường trực Ban bí thư Trung ương khóa X đọc báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Chủ đề của Đại hội XI là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Theo chương trình nghị sự, Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Dự thảo Cương lĩnh nêu rõ, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, Đảng và nhân dân Việt Nam ra sức phấn đấu, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội cũng sẽ thảo luận Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ X trình Đại hội XI. Trên cơ sở tính toán bước đầu, dự thảo báo cáo này đã nêu một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,0 - 7,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2015 là 2.000 USD, gấp 1,7 lần năm 2010.
Dự thảo báo cáo cũng xác định nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ XI là ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong 8 ngày làm việc, Đại hội cũng sẽ thảo luận và thông qua Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2010 - 2020; Báo cáo tổng kết việc thi hành điều lệ Đảng và đề xuất, bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng.
Dành ba ngày cho công tác nhân sự, Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.
Tại buổi họp báo trước thềm Đại hội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son cho biết, Đại hội sẽ tiến hành bầu ra Ban chấp hành Trung ương khóa mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức; có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có uy tín trong Đảng, trong xã hội; có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Về số lượng cụ thể, ông Trần Lưu Hải, Phó ban Tổ chức Trung ương cho biết, dự kiến Đại hội sẽ bầu 175 ủy viên Trung ương chính thức và 25 ủy viên dự khuyết và sẽ giới thiệu số dư ít nhất 15% so với tổng số được bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.