Saudi Arabia muốn dùng 2 nghìn tỷ USD để thoát phụ thuộc dầu
Hiện nay, 75% nguồn thu của Saudi Arabia đến từ ngành công nghiệp dầu lửa
Một vị hoàng tử Saudi Arabia có kế hoạch tham vọng về xây dựng một quỹ đầu tư quốc gia quy mô lên tới 2 nghìn tỷ USD nhằm giúp nước này thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào dầu lửa.
Trong một cuộc trao đổi kéo dài 5 giờ đồng hồ với hãng tin Bloomberg, hoàng tử Mohammed Bin Salman, người đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng của Saudi Arabia, đã đưa ra kế hoạch nói trên.
“Trong vòng 20 năm tới, chúng tôi sẽ là một nền kinh tế, một quốc gia không còn phụ thuộc chủ yếu vào dầu lửa nữa”, ông Mohammed, 30 tuổi, nói.
Hiện nay, 75% nguồn thu của Saudi Arabia đến từ ngành công nghiệp dầu lửa. Bởi vậy, khi giá dầu chạm đáy hơn 1 thập niên, vấn đề đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào “vàng đen” càng trở nên cấp bách đối với quốc gia vùng Vịnh này.
Hoàng tử Mohammed cũng tiết lộ rằng Saudi Arabia sẽ bán một phần nhỏ của Saudi Aramco, công ty dầu lửa quốc doanh khổng lồ của nước này, ra thị trường mở. Vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Aramco dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm tới, vị hoàng tử cho hay.
Aramco hiện là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới, chiếm 12% sản lượng dầu toàn cầu và ước tính có giá trị vốn hóa lên tới hàng nghìn tỷ USD. Tuy vậy, hoàng tử Mohammed nói ông muốn đưa Aramco trở thành một tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực thay vì chỉ khai thác dầu như hiện nay.
Theo kế hoạch của hoàng tử, số tiền thu về từ vụ IPO này sẽ được đưa vào Quỹ Đầu tư công (PIC), quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia, nâng quy mô của quỹ lên 2.000 tỷ USD.
Ông Mohammed - người được truyền thông phương Tây gọi là “vị hoàng tử đang thay đổi thế giới” - cũng nói Saudi Arabia sẽ sớm công bố một “Kế hoạch Thay đổi Quốc gia” với các biện pháp nhằm tăng nguồn thu ngoài dầu lửa. Theo dự kiến, kế hoạch này có thể bao gồm việc đánh thuế tiêu thụ mới, và có thể được công bố trong vòng 1 tháng tới đây.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến hoài nghi về khả năng hoàng tử Mohammed có thể thúc đẩy thành công kế hoạch tham vọng của mình.
“Sau vụ IPO của Aramco, Chính phủ Saudi Arabia sẽ chuyển cổ phần còn lại của công ty này vào Quỹ Đầu tư công, khiến quy mô quỹ này tăng lên. Nói cách khác, đây là một sự dịch chuyển tài sản thay vì tài sản mới”, ông William Jackson, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi thuộc Capital Economics, nhấn mạnh.
Về kế hoạch của hoàng tử Mohammed đưa Aramco thành một tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực, ông Jackson nhận định: “Việc này có vẻ sẽ mất một thời gian rất dài để đạt được”.
Saudi Arabi cắt giảm mạnh chi tiêu kể từ khi giá dầu bắt đầu sụt giảm vào giữa năm 2014. Theo số liệu của công ty nghiên cứu IHS, Saudi Arabia đã phải giảm ngân sách quốc phòng năm 2016, với mức giảm 3,6%, còn 45,9 tỷ USD, từ mức 47,6 tỷ USD trong năm 2015.
Về phần mình, hoàng tử Mohammed là một nhân vật trẻ đầy quyền lực ở Saudi Araibia. Ông là Chủ tịch Hội đồng Dầu lửa Tối cao của nước này, đứng trên cả Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Ali al-Naimi. Ông cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Saudi Arabia, và có ảnh hưởng lớn tới cuộc nội chiến ở Yemen.
Trong một cuộc trao đổi kéo dài 5 giờ đồng hồ với hãng tin Bloomberg, hoàng tử Mohammed Bin Salman, người đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng của Saudi Arabia, đã đưa ra kế hoạch nói trên.
“Trong vòng 20 năm tới, chúng tôi sẽ là một nền kinh tế, một quốc gia không còn phụ thuộc chủ yếu vào dầu lửa nữa”, ông Mohammed, 30 tuổi, nói.
Hiện nay, 75% nguồn thu của Saudi Arabia đến từ ngành công nghiệp dầu lửa. Bởi vậy, khi giá dầu chạm đáy hơn 1 thập niên, vấn đề đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào “vàng đen” càng trở nên cấp bách đối với quốc gia vùng Vịnh này.
Hoàng tử Mohammed cũng tiết lộ rằng Saudi Arabia sẽ bán một phần nhỏ của Saudi Aramco, công ty dầu lửa quốc doanh khổng lồ của nước này, ra thị trường mở. Vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Aramco dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm tới, vị hoàng tử cho hay.
Aramco hiện là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới, chiếm 12% sản lượng dầu toàn cầu và ước tính có giá trị vốn hóa lên tới hàng nghìn tỷ USD. Tuy vậy, hoàng tử Mohammed nói ông muốn đưa Aramco trở thành một tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực thay vì chỉ khai thác dầu như hiện nay.
Theo kế hoạch của hoàng tử, số tiền thu về từ vụ IPO này sẽ được đưa vào Quỹ Đầu tư công (PIC), quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia, nâng quy mô của quỹ lên 2.000 tỷ USD.
Ông Mohammed - người được truyền thông phương Tây gọi là “vị hoàng tử đang thay đổi thế giới” - cũng nói Saudi Arabia sẽ sớm công bố một “Kế hoạch Thay đổi Quốc gia” với các biện pháp nhằm tăng nguồn thu ngoài dầu lửa. Theo dự kiến, kế hoạch này có thể bao gồm việc đánh thuế tiêu thụ mới, và có thể được công bố trong vòng 1 tháng tới đây.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến hoài nghi về khả năng hoàng tử Mohammed có thể thúc đẩy thành công kế hoạch tham vọng của mình.
“Sau vụ IPO của Aramco, Chính phủ Saudi Arabia sẽ chuyển cổ phần còn lại của công ty này vào Quỹ Đầu tư công, khiến quy mô quỹ này tăng lên. Nói cách khác, đây là một sự dịch chuyển tài sản thay vì tài sản mới”, ông William Jackson, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi thuộc Capital Economics, nhấn mạnh.
Về kế hoạch của hoàng tử Mohammed đưa Aramco thành một tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực, ông Jackson nhận định: “Việc này có vẻ sẽ mất một thời gian rất dài để đạt được”.
Saudi Arabi cắt giảm mạnh chi tiêu kể từ khi giá dầu bắt đầu sụt giảm vào giữa năm 2014. Theo số liệu của công ty nghiên cứu IHS, Saudi Arabia đã phải giảm ngân sách quốc phòng năm 2016, với mức giảm 3,6%, còn 45,9 tỷ USD, từ mức 47,6 tỷ USD trong năm 2015.
Về phần mình, hoàng tử Mohammed là một nhân vật trẻ đầy quyền lực ở Saudi Araibia. Ông là Chủ tịch Hội đồng Dầu lửa Tối cao của nước này, đứng trên cả Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Ali al-Naimi. Ông cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Saudi Arabia, và có ảnh hưởng lớn tới cuộc nội chiến ở Yemen.