SCIC được bán vốn Nhà nước như thế nào?
“Siêu tổng công ty” phải đảm bảo 3 nguyên tắc đề ra khi thực hiện bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi tiếp nhận
“Siêu tổng công ty” phải đảm bảo 3 nguyên tắc đề ra khi thực hiện bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi tiếp nhận.
Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Theo nội dung dự thảo, sau khi tiếp nhận, “siêu tổng công ty” này thực hiện bán hết vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối để tập trung vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc bán vốn Nhà nước phải đảm bảo 3 nguyên tắc: theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc bán vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp phải đảm bảo bảo toàn phát triển tổng giá trị vốn Nhà nước đã giao cho Tổng công ty; việc bán vốn Nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Dự thảo nghị định trên cũng đưa ra nhiều phương thức cho phép SCIC thực hiện các kế hoạch thoái vốn.
Cụ thể, đối với cổ phần của các doanh nghiệp đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, SCIC được áp dụng các phương thức như thực hiện giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán; trường hợp giá giao dịch thỏa thuận cao hơn giá giao dịch trong biên độ tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sau khi ký hợp đồng, Tổng công ty thông báo cho Ủy ban Chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký để thực hiện thủ tục thanh toán và lưu ký chứng khoán thích hợp.
SCIC phải thực hiện chế độ công bố thông tin trước và sau khi giao dịch mua bán cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết theo qui định hiện hành.
Đối với cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp chưa niêm yết, SCIC được chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán, bao gồm cả thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, giao dịch thực hiện tương tự như việc bán cổ phần của các công ty đã niêm yết.
Trường hợp bán giá trị vốn Nhà nước theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng, SCIC phải thực hiện đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán; trường hợp bán vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện phát hành chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán thì thực hiện bán đấu giá công khai tại các công ty chứng khoán hoặc tại doanh nghiệp.
Đối với các công ty khác, SCIC tổ chức đấu giá công khai toàn bộ số cổ phần dự kiến bán. Trường hợp phiên đấu giá không thành công thì điều chỉnh giá khởi điểm để tổ chức đầu giá lại hoặc được sử dụng giá khởi điểm để thỏa thuận bán cổ phần cho các nhà đầu tư có nhu cầu.
SCIC cũng có thể đấu giá công khai bán một phần số cổ phần dự kiến bán. Dành phần còn lại để thoả thuận bán cho người lao động hoặc cổ đông chiến lược theo giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất; hoặc đấu giá công khai trong nhóm các nhà đầu tư chiến lược…
Về thẩm quyền quyết định bán vốn Nhà nước, dự thảo đưa ra quy định: Đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục phân loại công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối thì hội đồng thành viên SCIC chủ động quyết định việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối với bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối, trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì hội đồng thành viên SCIC xem xét, quyết định; trường hợp bán bớt dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì SCIC phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Theo nội dung dự thảo, sau khi tiếp nhận, “siêu tổng công ty” này thực hiện bán hết vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối để tập trung vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc bán vốn Nhà nước phải đảm bảo 3 nguyên tắc: theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc bán vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp phải đảm bảo bảo toàn phát triển tổng giá trị vốn Nhà nước đã giao cho Tổng công ty; việc bán vốn Nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Dự thảo nghị định trên cũng đưa ra nhiều phương thức cho phép SCIC thực hiện các kế hoạch thoái vốn.
Cụ thể, đối với cổ phần của các doanh nghiệp đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, SCIC được áp dụng các phương thức như thực hiện giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán; trường hợp giá giao dịch thỏa thuận cao hơn giá giao dịch trong biên độ tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sau khi ký hợp đồng, Tổng công ty thông báo cho Ủy ban Chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký để thực hiện thủ tục thanh toán và lưu ký chứng khoán thích hợp.
SCIC phải thực hiện chế độ công bố thông tin trước và sau khi giao dịch mua bán cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết theo qui định hiện hành.
Đối với cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp chưa niêm yết, SCIC được chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán, bao gồm cả thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, giao dịch thực hiện tương tự như việc bán cổ phần của các công ty đã niêm yết.
Trường hợp bán giá trị vốn Nhà nước theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng, SCIC phải thực hiện đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán; trường hợp bán vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện phát hành chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán thì thực hiện bán đấu giá công khai tại các công ty chứng khoán hoặc tại doanh nghiệp.
Đối với các công ty khác, SCIC tổ chức đấu giá công khai toàn bộ số cổ phần dự kiến bán. Trường hợp phiên đấu giá không thành công thì điều chỉnh giá khởi điểm để tổ chức đầu giá lại hoặc được sử dụng giá khởi điểm để thỏa thuận bán cổ phần cho các nhà đầu tư có nhu cầu.
SCIC cũng có thể đấu giá công khai bán một phần số cổ phần dự kiến bán. Dành phần còn lại để thoả thuận bán cho người lao động hoặc cổ đông chiến lược theo giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất; hoặc đấu giá công khai trong nhóm các nhà đầu tư chiến lược…
Về thẩm quyền quyết định bán vốn Nhà nước, dự thảo đưa ra quy định: Đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục phân loại công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối thì hội đồng thành viên SCIC chủ động quyết định việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối với bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối, trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì hội đồng thành viên SCIC xem xét, quyết định; trường hợp bán bớt dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì SCIC phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.