"Sẽ chia giá thuốc thành 3 khu vực"
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam nói về việc quản lý giá thuốc theo thông tư mới
Theo nhận định của Bộ Công Thương, ngay trong tháng 9 này, giá thuốc vẫn tiếp tục tăng.
Để điều tiết giá thuốc, Bộ Y tế dự kiến ban hành quyết định về Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý giá thuốc vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, sau gần 4 tháng “thất hẹn”, Bộ Y tế mới thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho ra đời dự thảo Thông tư.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Vì sao bây giờ Bộ Y tế mới ban hành Thông tư này, thưa ông?
Khi ban hành Thông tư này, chúng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng từng nội dung cụ thể. Vì vậy, Thông tư đã ra đời chậm hơn so với dự kiến ban đầu.
Với dự thảo lần cuối cùng Thông tư về quản lý giá thuốc này, Nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc, các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giá thuốc. Cục Quản lý dược Việt Nam có trách nhiệm xem xét tính hợp lý về giá thuốc, không thực hiện việc phê duyệt giá thuốc do cơ sở tự kê khai.
Ông đánh giá như thế nào về sự tăng giá của nhiều loại thuốc trong thời gian qua?
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng về bản chất cũng giống như những loại hàng hóa tiêu dùng khác. Vì vậy, không thể tránh khỏi những điều tiết của quy luật cung - cầu trên thị trường. Do đó, việc thuốc tăng giá hay giảm giá là một điều bình thường và cần phải chấp nhận.
Thực tế, việc điều chỉnh, kiểm soát giá thuốc trong thời gian qua chỉ tập trung vào một số mặt hàng kháng sinh có sự tăng giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Khi phát hiện sự bất hợp lý mức kê khai thì cơ quan quản lý có ý kiến chính thức bằng văn bản và kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
Theo ông, để quản lý giá thuốc một cách hiệu quả, Thông tư này tập trung vào những vấn đề gì?
Để quản lý một cách có hiệu quả, giá thuốc được chia thành 3 khu vực: thuốc do Nhà nước đặt hàng, thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước thì Bộ Tài chính, UBND tỉnh quy định giá thanh toán; thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm được đấu thầu; thuốc lưu hành trên thị trường tự do, cơ sở kinh doanh tự cạnh tranh về giá nhưng chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý bằng hình thức kê khai, kê khai lại và niêm yết giá thuốc, đồng thời công khai và minh bạch giá thuốc kê khai, niêm yết.
Thời gian qua, Thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện nhiều loại thuốc tăng giá do mua bán lòng vòng. Theo Thông tư này, các cơ sở kinh doanh vẫn tự kê khai, niêm yết giá dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Như vậy, tình trạng các nhà sản xuất, kinh doanh tự công bố giá “đón đầu”, sau đó, giá thuốc lại qua nhiều khâu trung gian bị đội lên vẫn tiếp diễn?
Để hạn chế tình trạng buôn bán lòng vòng, giá bán buôn sẽ được thống nhất cho toàn hệ thống bán buôn. Còn các loại thuốc trong bệnh viện, giá bán lẻ cũng không được cao hơn giá bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên cùng địa bàn tại cùng thời điểm. Giám đốc các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Chúng tôi sẽ căn cứ vào giá CIF (giá nhập khẩu) của thuốc cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng và quy cách đóng gói tại một số nước trong khu vực, quy định rằng giá thuốc ngoại bán ra không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước này.
Cơ sở tự định giá nhưng phải có căn cứ chi phí nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, chi phí bán hàng... theo quy định. Tổ công tác liên ngành của Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý của việc làm này.
Theo ông, chế tài xử lý các doanh nghiệp dược vi phạm hiện còn quá nhẹ nên sai phạm vẫn diễn ra?
Tôi cho rằng hình thức xử phạt chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, Cục Quản lý dược sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký đối với thuốc sản xuất ngoài nước trong thời gian chờ cấp số đăng ký mà cơ sở kê khai không hợp lý.
Khi thuốc nhập khẩu đã có số đăng ký đang lưu hành của một doanh nghiệp nhưng bị phát hiện đã kê khai giá không hợp lý thì mọi loại thuốc khác đang xin số đăng ký sẽ bị dừng xem xét cấp. Trong những trường hợp này, chỉ khi doanh nghiệp điều chỉnh kê khai giá thuốc theo yêu cầu của tổ công tác, việc cấp số đăng ký cho thuốc mới được xem xét trở lại.
Để điều tiết giá thuốc, Bộ Y tế dự kiến ban hành quyết định về Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý giá thuốc vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, sau gần 4 tháng “thất hẹn”, Bộ Y tế mới thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho ra đời dự thảo Thông tư.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Vì sao bây giờ Bộ Y tế mới ban hành Thông tư này, thưa ông?
Khi ban hành Thông tư này, chúng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng từng nội dung cụ thể. Vì vậy, Thông tư đã ra đời chậm hơn so với dự kiến ban đầu.
Với dự thảo lần cuối cùng Thông tư về quản lý giá thuốc này, Nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc, các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giá thuốc. Cục Quản lý dược Việt Nam có trách nhiệm xem xét tính hợp lý về giá thuốc, không thực hiện việc phê duyệt giá thuốc do cơ sở tự kê khai.
Ông đánh giá như thế nào về sự tăng giá của nhiều loại thuốc trong thời gian qua?
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng về bản chất cũng giống như những loại hàng hóa tiêu dùng khác. Vì vậy, không thể tránh khỏi những điều tiết của quy luật cung - cầu trên thị trường. Do đó, việc thuốc tăng giá hay giảm giá là một điều bình thường và cần phải chấp nhận.
Thực tế, việc điều chỉnh, kiểm soát giá thuốc trong thời gian qua chỉ tập trung vào một số mặt hàng kháng sinh có sự tăng giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Khi phát hiện sự bất hợp lý mức kê khai thì cơ quan quản lý có ý kiến chính thức bằng văn bản và kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
Theo ông, để quản lý giá thuốc một cách hiệu quả, Thông tư này tập trung vào những vấn đề gì?
Để quản lý một cách có hiệu quả, giá thuốc được chia thành 3 khu vực: thuốc do Nhà nước đặt hàng, thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước thì Bộ Tài chính, UBND tỉnh quy định giá thanh toán; thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm được đấu thầu; thuốc lưu hành trên thị trường tự do, cơ sở kinh doanh tự cạnh tranh về giá nhưng chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý bằng hình thức kê khai, kê khai lại và niêm yết giá thuốc, đồng thời công khai và minh bạch giá thuốc kê khai, niêm yết.
Thời gian qua, Thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện nhiều loại thuốc tăng giá do mua bán lòng vòng. Theo Thông tư này, các cơ sở kinh doanh vẫn tự kê khai, niêm yết giá dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Như vậy, tình trạng các nhà sản xuất, kinh doanh tự công bố giá “đón đầu”, sau đó, giá thuốc lại qua nhiều khâu trung gian bị đội lên vẫn tiếp diễn?
Để hạn chế tình trạng buôn bán lòng vòng, giá bán buôn sẽ được thống nhất cho toàn hệ thống bán buôn. Còn các loại thuốc trong bệnh viện, giá bán lẻ cũng không được cao hơn giá bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên cùng địa bàn tại cùng thời điểm. Giám đốc các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Chúng tôi sẽ căn cứ vào giá CIF (giá nhập khẩu) của thuốc cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng và quy cách đóng gói tại một số nước trong khu vực, quy định rằng giá thuốc ngoại bán ra không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước này.
Cơ sở tự định giá nhưng phải có căn cứ chi phí nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, chi phí bán hàng... theo quy định. Tổ công tác liên ngành của Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý của việc làm này.
Theo ông, chế tài xử lý các doanh nghiệp dược vi phạm hiện còn quá nhẹ nên sai phạm vẫn diễn ra?
Tôi cho rằng hình thức xử phạt chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, Cục Quản lý dược sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký đối với thuốc sản xuất ngoài nước trong thời gian chờ cấp số đăng ký mà cơ sở kê khai không hợp lý.
Khi thuốc nhập khẩu đã có số đăng ký đang lưu hành của một doanh nghiệp nhưng bị phát hiện đã kê khai giá không hợp lý thì mọi loại thuốc khác đang xin số đăng ký sẽ bị dừng xem xét cấp. Trong những trường hợp này, chỉ khi doanh nghiệp điều chỉnh kê khai giá thuốc theo yêu cầu của tổ công tác, việc cấp số đăng ký cho thuốc mới được xem xét trở lại.