"Sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực logistics"
Có lợi thế về cảng biển với 3.200 km bờ biển, tốc độ tăng trưởng logistics hàng năm tại Việt Nam khá nhanh
"Sau 15 năm gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam gia tăng rất nhanh, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khái quát.
Một số doanh nghiệp hiện đang cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ nước ngoài, vốn cán mốc hàng trăm tỷ đồng, như Sotrans, Transimex Saigon, VinaFreight, Vinapco, Gemadept, SAFI…, ông Quang dẫn chứng.
Có lợi thế về cảng biển với 3.200 km bờ biển, tốc độ tăng trưởng logistics hàng năm tại Việt Nam khá nhanh.
Tính trong 9 tháng đầu năm, trên 75% các doanh nghiệp logistics Việt Nam làm ăn có lãi. Chỉ có hơn 5% trong số 1.200 doanh nghiệp phải giải thể trong năm 2014. Thị phần của các doanh nghiệp logistics nội địa tăng trung bình khoảng 15 - 20%.
Cánh cửa hội nhập được đánh giá đang tiếp tục mở rộng sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Có nhiều dự báo sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam, ông Trần Thanh Hải (Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) nói.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang giữ đà tăng trưởng trung bình 8 - 10% mỗi năm, do đó, nhu cầu cho dịch vụ logistics như kho bãi, đóng gói, giám định sẽ tăng trưởng tương ứng.
Đại diện Bộ Công Thương nêu rõ, theo cam kết hội nhập, thị trường logistics Việt Nam mở cửa nhưng vẫn có một số sự bảo hộ nhất định cho các ngành dịch vụ, vận chuyển nội địa, đường biển, đường không, kho bãi. Để không vi phạm các hiệp định quốc tế, Chính phủ sẽ không góp tiền hay bơm vốn cho các doanh nghiệp logistics. Các doanh nghiệp sẽ phải chủ động vươn lên, tự tìm cách để bắt kịp thế giới.
Đến nay, với “quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt, nhiều doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng sẽ có thêm những chính sách huy động các thành phần trong xã hội tham gia vào các lĩnh vực đào tạo nhân lực, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ cho logistics.
(Nguồn: OTRAN Group)
Một số doanh nghiệp hiện đang cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ nước ngoài, vốn cán mốc hàng trăm tỷ đồng, như Sotrans, Transimex Saigon, VinaFreight, Vinapco, Gemadept, SAFI…, ông Quang dẫn chứng.
Có lợi thế về cảng biển với 3.200 km bờ biển, tốc độ tăng trưởng logistics hàng năm tại Việt Nam khá nhanh.
Tính trong 9 tháng đầu năm, trên 75% các doanh nghiệp logistics Việt Nam làm ăn có lãi. Chỉ có hơn 5% trong số 1.200 doanh nghiệp phải giải thể trong năm 2014. Thị phần của các doanh nghiệp logistics nội địa tăng trung bình khoảng 15 - 20%.
Cánh cửa hội nhập được đánh giá đang tiếp tục mở rộng sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Có nhiều dự báo sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam, ông Trần Thanh Hải (Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) nói.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang giữ đà tăng trưởng trung bình 8 - 10% mỗi năm, do đó, nhu cầu cho dịch vụ logistics như kho bãi, đóng gói, giám định sẽ tăng trưởng tương ứng.
Đại diện Bộ Công Thương nêu rõ, theo cam kết hội nhập, thị trường logistics Việt Nam mở cửa nhưng vẫn có một số sự bảo hộ nhất định cho các ngành dịch vụ, vận chuyển nội địa, đường biển, đường không, kho bãi. Để không vi phạm các hiệp định quốc tế, Chính phủ sẽ không góp tiền hay bơm vốn cho các doanh nghiệp logistics. Các doanh nghiệp sẽ phải chủ động vươn lên, tự tìm cách để bắt kịp thế giới.
Đến nay, với “quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt, nhiều doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng sẽ có thêm những chính sách huy động các thành phần trong xã hội tham gia vào các lĩnh vực đào tạo nhân lực, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ cho logistics.
(Nguồn: OTRAN Group)