“Siêu tổng công ty” tiếp tục thoái vốn tại hơn 200 doanh nghiệp
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn tại 200 doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn tại 200 doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin trên được SCIC đưa ra ngày 2/7, cùng với một số kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2009.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm (tính đến 20/6), “siêu tổng công ty” này đã thực hiện bán vốn tại 66 doanh nghiệp, gần bằng con số đã thực hiện được trong năm 2008 (69 doanh nghiệp); trong đó bán vốn toàn bộ tại 60 trường hợp; giá trị ghi sổ phần vốn bán là 152,3 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 229,92 tỷ đồng, giá bán bình quân trên mệnh giá đạt 1,5 lần.
Theo Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá, sở dĩ có được kết quả trên là do một số rào cản về cơ chế bán vốn đã bước đầu được tháo gỡ và thị trường trong những tháng vừa qua đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là lực cầu đã có những gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, SCIC cũng đã có những biện pháp chủ động hơn như tăng cường phối hợp với các địa phương, các công ty chứng khoán; tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời thực hiện các đề án tái cơ cấu để cải thiện tình hình hoạt động và quản trị doanh nghiệp, tạo sự hấp dẫn hơn của “nguồn hàng” đối với các nhà đầu tư.
Theo kế hoạch, trong 6 tháng còn lại của năm 2009, SCIC sẽ tiếp tục bán vốn tại hơn 200 doanh nghiệp.
Về định hướng thoái vốn chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết thêm, hiện việc SCIC quản lý quá nhiều doanh nghiệp nhỏ thuộc những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn sẽ khiến hoạt động của Tổng công ty dàn trải, phân tán.
“Để thực hiện có hiệu quả chức năng cổ đông năng động của doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, SCIC phải nhanh chóng tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2012, tổng số doanh nghiệp trong danh mục chỉ còn hơn 100 và đó là những doanh nghiệp lớn, hoạt động trong những ngành, lĩnh vực thiết yếu Nhà nước cần nắm giữ vốn”, Bộ trưởng Ninh nói.
Về hoạt động đầu tư mới, trong 6 tháng đầu năm 2009, SCIC đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án Nhiệt điện Quảng Ninh với tỷ lệ tham gia 10% vốn điều lệ. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện chính thức trong tháng 9/2009. Ngoài ra, tổng công ty này cũng đang kết hợp với các nhà đầu tư chuyên ngành triển khai loạt dự án như dự án sân bay Long Thành, khu tài chính - ngân hàng Thủ Thiêm (Tp.HCM), Tháp tài chính (Hà Nội)...
Cũng theo thông tin vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2009, doanh thu của SCIC đạt 1039,17 tỷ đồng, bằng 42,76% kế hoạch; trong đó lợi nhuận thực hiện trước thuế là 868,9 tỷ đồng, bằng 58,78% kế hoạch.
Thông tin trên được SCIC đưa ra ngày 2/7, cùng với một số kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2009.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm (tính đến 20/6), “siêu tổng công ty” này đã thực hiện bán vốn tại 66 doanh nghiệp, gần bằng con số đã thực hiện được trong năm 2008 (69 doanh nghiệp); trong đó bán vốn toàn bộ tại 60 trường hợp; giá trị ghi sổ phần vốn bán là 152,3 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 229,92 tỷ đồng, giá bán bình quân trên mệnh giá đạt 1,5 lần.
Theo Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá, sở dĩ có được kết quả trên là do một số rào cản về cơ chế bán vốn đã bước đầu được tháo gỡ và thị trường trong những tháng vừa qua đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là lực cầu đã có những gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, SCIC cũng đã có những biện pháp chủ động hơn như tăng cường phối hợp với các địa phương, các công ty chứng khoán; tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời thực hiện các đề án tái cơ cấu để cải thiện tình hình hoạt động và quản trị doanh nghiệp, tạo sự hấp dẫn hơn của “nguồn hàng” đối với các nhà đầu tư.
Theo kế hoạch, trong 6 tháng còn lại của năm 2009, SCIC sẽ tiếp tục bán vốn tại hơn 200 doanh nghiệp.
Về định hướng thoái vốn chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết thêm, hiện việc SCIC quản lý quá nhiều doanh nghiệp nhỏ thuộc những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn sẽ khiến hoạt động của Tổng công ty dàn trải, phân tán.
“Để thực hiện có hiệu quả chức năng cổ đông năng động của doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, SCIC phải nhanh chóng tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2012, tổng số doanh nghiệp trong danh mục chỉ còn hơn 100 và đó là những doanh nghiệp lớn, hoạt động trong những ngành, lĩnh vực thiết yếu Nhà nước cần nắm giữ vốn”, Bộ trưởng Ninh nói.
Về hoạt động đầu tư mới, trong 6 tháng đầu năm 2009, SCIC đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án Nhiệt điện Quảng Ninh với tỷ lệ tham gia 10% vốn điều lệ. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện chính thức trong tháng 9/2009. Ngoài ra, tổng công ty này cũng đang kết hợp với các nhà đầu tư chuyên ngành triển khai loạt dự án như dự án sân bay Long Thành, khu tài chính - ngân hàng Thủ Thiêm (Tp.HCM), Tháp tài chính (Hà Nội)...
Cũng theo thông tin vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2009, doanh thu của SCIC đạt 1039,17 tỷ đồng, bằng 42,76% kế hoạch; trong đó lợi nhuận thực hiện trước thuế là 868,9 tỷ đồng, bằng 58,78% kế hoạch.