Sinh viên biểu tình Hồng Kông không thể tới Bắc Kinh
4 sinh viên Hồng Kông không lên được chuyến bay tới Bắc Kinh của hãng Cathay Pacific
Tờ Wall Street Journal cho biết, các đại diện của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông dự định lên đường tới Bắc Kinh vào ngày thứ Bảy (15/8) để tìm cách đàm phán đã không thực hiện được kế hoạch này, do họ không được lên máy bay.
4 đại diện của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, tổ chức tiên phong trong cuộc biểu tình đòi dân chủ đã kéo dài hơn 40 tuần ở đặc khu hành chính này, đã không thể có mặt trên chuyến bay tới Bắc Kinh của hãng hàng không Cathay Pacific.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông cho biết, hãng bay này đã từ chối cho các sinh viên Alex Chow, Nathan Law, Eason Chung, và Jeffrey Tsang lên chuyến bay vì nhận được thông báo từ nhà chức trách rằng, các sinh viên này bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục.
Khoảng 100 người biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông đã tới sân bay để tiễn các đại diện sinh viên lên đường tới Bắc Kinh, mang theo ô và hát đồng thanh. Một số người biểu tình phản đối phong trào đòi dân chủ cũng có mặt tại sân bay Hồng Kông.
Theo quy định, công dân Hồng Kông có thể nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục bằng một loại giấy phép đặc biệt. Trước đây, các nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông cũng đã từng bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.
Đến nay, người biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông vẫn chưa đạt được sự nhượng bộ chính tị đáng kể nào từ phía chính quyền. Các sinh viên vì thế tìm cách tới Bắc Kinh để đưa ra các yêu cầu của mình với Chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, việc cấm nhập cảnh đã khiến họ không thực hiện được kế hoạch này.
Ban đầu, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông định đưa biểu tình tới thủ đô Bắc Kinh trong thời gian diễn ra hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa qua. Sau đó, các sinh viên hoãn kế hoạch này lại và đề nghị một số nhân vật trung gian, bao gồm cựu trưởng đặc khu hành chính Đổng Kiến Hoa, giúp đỡ đưa yêu cầu của họ lên lãnh đạo Trung Quốc. Ông Đổng Kiến Hoa đã từ chối ý tưởng này.
Người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông muốn trưởng đặc khu hành chính tiếp theo của họ được bầu cử hoàn toàn tự do. Trong khi đó, hồi tháng 8, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào năm 2017 sẽ được sàng lọc bởi một ủy ban được cho là trung thành với Bắc Kinh.
Trưởng đặc khu hành chính hiện nay của Hồng Kông là ông Lương Chấn Anh, một nhân vật cũng được cho là thân với Trung Quốc đại lục.
4 đại diện của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, tổ chức tiên phong trong cuộc biểu tình đòi dân chủ đã kéo dài hơn 40 tuần ở đặc khu hành chính này, đã không thể có mặt trên chuyến bay tới Bắc Kinh của hãng hàng không Cathay Pacific.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông cho biết, hãng bay này đã từ chối cho các sinh viên Alex Chow, Nathan Law, Eason Chung, và Jeffrey Tsang lên chuyến bay vì nhận được thông báo từ nhà chức trách rằng, các sinh viên này bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục.
Khoảng 100 người biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông đã tới sân bay để tiễn các đại diện sinh viên lên đường tới Bắc Kinh, mang theo ô và hát đồng thanh. Một số người biểu tình phản đối phong trào đòi dân chủ cũng có mặt tại sân bay Hồng Kông.
Theo quy định, công dân Hồng Kông có thể nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục bằng một loại giấy phép đặc biệt. Trước đây, các nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông cũng đã từng bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.
Đến nay, người biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông vẫn chưa đạt được sự nhượng bộ chính tị đáng kể nào từ phía chính quyền. Các sinh viên vì thế tìm cách tới Bắc Kinh để đưa ra các yêu cầu của mình với Chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, việc cấm nhập cảnh đã khiến họ không thực hiện được kế hoạch này.
Ban đầu, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông định đưa biểu tình tới thủ đô Bắc Kinh trong thời gian diễn ra hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa qua. Sau đó, các sinh viên hoãn kế hoạch này lại và đề nghị một số nhân vật trung gian, bao gồm cựu trưởng đặc khu hành chính Đổng Kiến Hoa, giúp đỡ đưa yêu cầu của họ lên lãnh đạo Trung Quốc. Ông Đổng Kiến Hoa đã từ chối ý tưởng này.
Người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông muốn trưởng đặc khu hành chính tiếp theo của họ được bầu cử hoàn toàn tự do. Trong khi đó, hồi tháng 8, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào năm 2017 sẽ được sàng lọc bởi một ủy ban được cho là trung thành với Bắc Kinh.
Trưởng đặc khu hành chính hiện nay của Hồng Kông là ông Lương Chấn Anh, một nhân vật cũng được cho là thân với Trung Quốc đại lục.