“Sống” nhờ hàng đổi hàng
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore đang dựa vào phương thức hàng đổi hàng để vượt qua khó khăn
Ở phía Bắc của Singapore, nằm giữa nhiều tòa nhà chung cư, là một tòa nhà lớn cao 6 tầng mang tên Northlink.
Đây là nơi đặt trụ sở của hơn 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore, vốn được xem là xương sống của nền kinh tế nước này.
Trong lần suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chịu tác động nặng nền nhất ở Singapore. Khủng hoảng tín dụng lan tới đảo quốc Sư tử đã khiến các ngân hàng trở nên dè chừng hơn bao giờ hết trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lo ngại trước sự xuống dốc của nền kinh tế, Chính phủ Singapore đã tuyên bố dành số tiền 4 tỷ USD trong ngân sách để tăng cường hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lần suy thoái này là lần sụt giảm tăng trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử Singapore, với GDP được dự báo sẽ co lại 10% trong năm nay. Đồng thời, tới thời điểm này, thị trường tín dụng của Singapore vẫn trong trạng thái đóng băng.
Trước tình hình trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore không còn cách nào khác đành đi tìm những phương pháp mới để thanh toán các hóa đơn. Trong đó, phương pháp lâu đời hàng đổi hàng bỗng nổi lên thành phương pháp tối ưu hơn cả.
Trên tầng thượng của tòa nhà Northlink, ông Giám đốc Malvin Khoo đang bận rộn hoàn tất hợp đồng với khách hàng. Ông Khoo là chủ một công ty in và đóng gói đặt tại Singapore, với 15 nhân viên. “Điểm tuyệt vời nhất trong phương thức hàng đổi hàng là tôi có thể đặt hàng một chiếc máy bay hoặc một chiếc du thuyền ngay ngày mai”, ông Khoo bông đùa. Ông cho biết thêm: “Đây là cách thức rẻ nhất để tôi mở rộng kinh doanh”.
Cách đây 18 tháng, ông Khoo đã gia nhập và Barterxchange, một mạng lưới hàng đổi hàng gồm 600 thành viên là các doanh nghiệp Malaysia và Singapore. Trong mạng lưới này, thay vì áp dụng phương thức đơn giản là đổi hàng hóa và dịch vụ trực tiếp giữa từng thành viên, các thành viên đăng nhập vào một hệ thống trên mạng và sử dụng một loại “tiền” chung là điểm tín dụng.
Trong hệ thống này, các công ty đưa ra sản phẩm, dịch vụ và các kỹ năng họ có để trao đổi, qua đó được cho điểm tín dụng. Sau đó, các công ty dùng điểm này để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn từ các thành viên khác.
“Một số khách hàng mà tôi cung cấp dịch vụ đóng gói có thừa đĩa ăn. Tôi nhận được số điểm tương đương với số đĩa trị giá 20.000 USD. Tôi sẽ dùng số điểm này để đổi cho các nhà hàng có nhu cầu đĩa”, ông Khoo giải thích. Sau khi trao đổi với các nhà hàng, ông sẽ được ăn miễn phí tại đó.
Như vậy, trong “đường dây”, nhà sản xuất đĩa được hưởng dịch vụ đóng gói từ ông Khoo, nhà hàng được nhận đĩa từ nhà sản xuất đĩa, còn ông Khoo được ăn tại các nhà hàng.
Một trong số này là nhà hàng Nhật có tên Megumi. Nhà hàng này đã trao đổi được số phiếu ăn trị giá hơn 10.000 USD. “Chúng tôi nhận được các dịch vụ thiết kế web và in ấn qua trao đổi. Ngoài ra, chúng tôi trở nên quen thuộc hơn rất nhiều với cộng đồng doanh nghiệp. Chức năng doanh nghiệp của chúng tôi vì thế cũng tăng lên nhiều”, Giám đốc điều hành của Megumi, ông Hazel Hok nói.
Hệ thống trao đổi này cũng không hề có biên giới địa lý. Trang web hàng đổi hàng lớn nhất châu Á Barterxchange được kết nối với hơn một chục website tương tự khác trên toàn cầu, nơi có nửa triệu doanh nghiệp tham gia trao đổi.
“Chúng tôi đã gửi hàng điện tử sang tận Nigeria”, ông Lee Oi Kum, Giám đốc điều hành Barterxchange cho hay.
Theo Hiệp hội Trao đổi hàng hóa Quốc tế (IRTA) cho biết, thị trường hàng đổi hàng toàn cầu hiện nay có doanh thu hàng năm 8 tỷ USD. Mức độ phổ biến của hoạt động này cũng đang ngày càng gia tăng. Riêng tại mạng Barterxchange, số thành viên đã tăng 30% trong thời gian từ năm 2007 tới nay.
Rõ ràng là các công ty không thể chỉ hoạt động dựa trên hoạt động hàng đổi hàng. Nhưng không ai có thể phủ nhận đây là một lựa chọn thay thế để vượt qua khó khăn trong giai đoạn suy thoái này.
(Theo BBC)
Đây là nơi đặt trụ sở của hơn 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore, vốn được xem là xương sống của nền kinh tế nước này.
Trong lần suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chịu tác động nặng nền nhất ở Singapore. Khủng hoảng tín dụng lan tới đảo quốc Sư tử đã khiến các ngân hàng trở nên dè chừng hơn bao giờ hết trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lo ngại trước sự xuống dốc của nền kinh tế, Chính phủ Singapore đã tuyên bố dành số tiền 4 tỷ USD trong ngân sách để tăng cường hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lần suy thoái này là lần sụt giảm tăng trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử Singapore, với GDP được dự báo sẽ co lại 10% trong năm nay. Đồng thời, tới thời điểm này, thị trường tín dụng của Singapore vẫn trong trạng thái đóng băng.
Trước tình hình trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore không còn cách nào khác đành đi tìm những phương pháp mới để thanh toán các hóa đơn. Trong đó, phương pháp lâu đời hàng đổi hàng bỗng nổi lên thành phương pháp tối ưu hơn cả.
Trên tầng thượng của tòa nhà Northlink, ông Giám đốc Malvin Khoo đang bận rộn hoàn tất hợp đồng với khách hàng. Ông Khoo là chủ một công ty in và đóng gói đặt tại Singapore, với 15 nhân viên. “Điểm tuyệt vời nhất trong phương thức hàng đổi hàng là tôi có thể đặt hàng một chiếc máy bay hoặc một chiếc du thuyền ngay ngày mai”, ông Khoo bông đùa. Ông cho biết thêm: “Đây là cách thức rẻ nhất để tôi mở rộng kinh doanh”.
Cách đây 18 tháng, ông Khoo đã gia nhập và Barterxchange, một mạng lưới hàng đổi hàng gồm 600 thành viên là các doanh nghiệp Malaysia và Singapore. Trong mạng lưới này, thay vì áp dụng phương thức đơn giản là đổi hàng hóa và dịch vụ trực tiếp giữa từng thành viên, các thành viên đăng nhập vào một hệ thống trên mạng và sử dụng một loại “tiền” chung là điểm tín dụng.
Trong hệ thống này, các công ty đưa ra sản phẩm, dịch vụ và các kỹ năng họ có để trao đổi, qua đó được cho điểm tín dụng. Sau đó, các công ty dùng điểm này để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn từ các thành viên khác.
“Một số khách hàng mà tôi cung cấp dịch vụ đóng gói có thừa đĩa ăn. Tôi nhận được số điểm tương đương với số đĩa trị giá 20.000 USD. Tôi sẽ dùng số điểm này để đổi cho các nhà hàng có nhu cầu đĩa”, ông Khoo giải thích. Sau khi trao đổi với các nhà hàng, ông sẽ được ăn miễn phí tại đó.
Như vậy, trong “đường dây”, nhà sản xuất đĩa được hưởng dịch vụ đóng gói từ ông Khoo, nhà hàng được nhận đĩa từ nhà sản xuất đĩa, còn ông Khoo được ăn tại các nhà hàng.
Một trong số này là nhà hàng Nhật có tên Megumi. Nhà hàng này đã trao đổi được số phiếu ăn trị giá hơn 10.000 USD. “Chúng tôi nhận được các dịch vụ thiết kế web và in ấn qua trao đổi. Ngoài ra, chúng tôi trở nên quen thuộc hơn rất nhiều với cộng đồng doanh nghiệp. Chức năng doanh nghiệp của chúng tôi vì thế cũng tăng lên nhiều”, Giám đốc điều hành của Megumi, ông Hazel Hok nói.
Hệ thống trao đổi này cũng không hề có biên giới địa lý. Trang web hàng đổi hàng lớn nhất châu Á Barterxchange được kết nối với hơn một chục website tương tự khác trên toàn cầu, nơi có nửa triệu doanh nghiệp tham gia trao đổi.
“Chúng tôi đã gửi hàng điện tử sang tận Nigeria”, ông Lee Oi Kum, Giám đốc điều hành Barterxchange cho hay.
Theo Hiệp hội Trao đổi hàng hóa Quốc tế (IRTA) cho biết, thị trường hàng đổi hàng toàn cầu hiện nay có doanh thu hàng năm 8 tỷ USD. Mức độ phổ biến của hoạt động này cũng đang ngày càng gia tăng. Riêng tại mạng Barterxchange, số thành viên đã tăng 30% trong thời gian từ năm 2007 tới nay.
Rõ ràng là các công ty không thể chỉ hoạt động dựa trên hoạt động hàng đổi hàng. Nhưng không ai có thể phủ nhận đây là một lựa chọn thay thế để vượt qua khó khăn trong giai đoạn suy thoái này.
(Theo BBC)