S&P 500 có 6 tháng tăng tốt nhất từ 1998
Chỉ số S&P 500 đã có 6 tháng đầu năm tăng điểm tốt nhất kể từ năm 1998 cho tới nay
Thị trường chứng khoán Mỹ đã khép lại phiên 28/6, cũng là ngày giao dịch cuối cùng của 6 tháng đầu năm 2013, với kết quả tăng giảm trái chiều của ba chỉ số chính.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đều giảm điểm, chấm dứt chuỗi ba ngày tăng liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite dẫu duy trì được đà tăng nhưng mức đi lên không đáng kể, do giằng co khá mạnh trong phiên giao dịch.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 114,89 điểm, tương ứng với mức 0,76%, xuống còn 14.909,60 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 6,92 điểm, tương ứng với mức 0,43%, còn 1.606,28 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng nhẹ 1,38 điểm, tương ứng 0,04%, lên mức 3.403,25 điểm.
Đà suy giảm xuất hiện ở hầu khắp các sàn giao dịch, với 8/10 nhóm ngành cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ có hai nhóm cổ phiếu đa ngành và tiêu dùng là tăng điểm trong ngày. Tuy nhiên, chỉ số đo lường sự bất ổn VIX đi ngang tại mức 16,86 điểm.
Khối lượng giao dịch cao thứ hai trong năm, với khoảng 10 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, vượt xa mức trung bình hàng ngày trong năm.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,7%, S&P 500 tăng 0,9% và Nasdaq tăng 1,4%. Xét tháng 6, Dow Jones giảm 1,4%, S&P 500 hạ 1,5% và Nasdaq hạ 1,5%. Còn tính chung quý 2, Dow Jones tăng 2,3%, S&P 500 tăng 2,4%, còn Nasdaq vọt tới 4,2%.
Nhờ liên tục lập kỷ lục trong tháng 5 dưới tác dụng của các biện pháp nới lỏng định lượng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng, nên tính chung, chỉ số S&P 500 đã có 6 tháng đầu năm tăng điểm tốt nhất kể từ năm 1998 cho tới nay.
Mặc dù đóng cửa tháng 6 với sắc đỏ do nhà đầu tư lo ngại về khả năng FED sẽ sớm rút bỏ các biện pháp nới lỏng định lượng hoặc ít nhất là thu hẹp quy mô thực hiện, song khép quý 2, chỉ số S&P 500 vẫn mang màu xanh, đánh dấu quý 2 tăng trưởng đầu tiên trong bốn năm qua.
Tương tự, hai chỉ số công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite cũng đóng cửa tháng 6 trong sắc đỏ, nhưng vẫn tăng điểm trong toàn bộ quý 2. Theo giới phân tích, nhờ tạo dựng được động lực vào cuối quý đầu năm, nên thị trường mở đầu quý hai khá suôn sẻ và thuận lợi.
Với tình trạng hiện nay, khi thị trường đóng cửa quý 2 trong bất ổn và tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định sau những phát biểu của giới chức về số phận của các gói nới lỏng định lượng, rất có khả năng các chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ không có động lực tốt ngay đầu quý 3.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đều giảm điểm, chấm dứt chuỗi ba ngày tăng liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite dẫu duy trì được đà tăng nhưng mức đi lên không đáng kể, do giằng co khá mạnh trong phiên giao dịch.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 114,89 điểm, tương ứng với mức 0,76%, xuống còn 14.909,60 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 6,92 điểm, tương ứng với mức 0,43%, còn 1.606,28 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng nhẹ 1,38 điểm, tương ứng 0,04%, lên mức 3.403,25 điểm.
Đà suy giảm xuất hiện ở hầu khắp các sàn giao dịch, với 8/10 nhóm ngành cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ có hai nhóm cổ phiếu đa ngành và tiêu dùng là tăng điểm trong ngày. Tuy nhiên, chỉ số đo lường sự bất ổn VIX đi ngang tại mức 16,86 điểm.
Khối lượng giao dịch cao thứ hai trong năm, với khoảng 10 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, vượt xa mức trung bình hàng ngày trong năm.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,7%, S&P 500 tăng 0,9% và Nasdaq tăng 1,4%. Xét tháng 6, Dow Jones giảm 1,4%, S&P 500 hạ 1,5% và Nasdaq hạ 1,5%. Còn tính chung quý 2, Dow Jones tăng 2,3%, S&P 500 tăng 2,4%, còn Nasdaq vọt tới 4,2%.
Nhờ liên tục lập kỷ lục trong tháng 5 dưới tác dụng của các biện pháp nới lỏng định lượng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng, nên tính chung, chỉ số S&P 500 đã có 6 tháng đầu năm tăng điểm tốt nhất kể từ năm 1998 cho tới nay.
Mặc dù đóng cửa tháng 6 với sắc đỏ do nhà đầu tư lo ngại về khả năng FED sẽ sớm rút bỏ các biện pháp nới lỏng định lượng hoặc ít nhất là thu hẹp quy mô thực hiện, song khép quý 2, chỉ số S&P 500 vẫn mang màu xanh, đánh dấu quý 2 tăng trưởng đầu tiên trong bốn năm qua.
Tương tự, hai chỉ số công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite cũng đóng cửa tháng 6 trong sắc đỏ, nhưng vẫn tăng điểm trong toàn bộ quý 2. Theo giới phân tích, nhờ tạo dựng được động lực vào cuối quý đầu năm, nên thị trường mở đầu quý hai khá suôn sẻ và thuận lợi.
Với tình trạng hiện nay, khi thị trường đóng cửa quý 2 trong bất ổn và tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định sau những phát biểu của giới chức về số phận của các gói nới lỏng định lượng, rất có khả năng các chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ không có động lực tốt ngay đầu quý 3.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.909,60 | -114,89 | -0,76 |
S&P 500 | 1.606,28 | -6,92 | -0,43 | |
Nasdaq | 3.403,25 | +1,38 | +0,04 | |
Anh | FTSE 100 | 6.215,47 | -27,93 | -0,45 |
Pháp | CAC 40 | 3.738,91 | -23,28 | -0,62 |
Đức | DAX | 7.959,22 | -31,53 | -0,39 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.677,32 | +463,77 | +3,51 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.803,29 | +363,21 | +1,78 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.979,21 | +29,19 | +1,50 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.062,21 | +178,31 | +2,26 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.863,32 | +28,62 | +1,56 |
Singapore | Straits Times | 3.150,44 | +32,41 | +1,04 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |