S&P 500 rời xa ngưỡng cao kỷ lục
Khoảng 5,16 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq
Thị trường chứng khoán Mỹ mở đầu tháng giao dịch thứ 4 trong năm 2013 với kết quả đi xuống của cả ba chỉ số chính, cùng khối lượng giao dịch thuộc vào hàng thấp nhất kể từ đầu năm tới nay.
Tuần trước, Phố Wall đã kết thúc tháng 3 với kết quả tăng mạnh của các chỉ số chính, trong đó đặc biệt đáng chú ý là chỉ số công nghiệp Dow Jones liên tục lập mức cao kỷ lục mới, còn chỉ số S&P 500 đã chính thức vượt qua ngưỡng đỉnh cao mọi thời đại. Điều này đã khiến nhiều nhà phân tích lo ngại thị trường sẽ có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự đi xuống trong ngày 1/4 lại không xuất phát từ việc nhà đầu tư chốt lời, mà từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Mỹ. Theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số hoạt động sản xuất tại các nhà máy Mỹ trong tháng 3 vừa qua đã giảm xuống còn 51,3 điểm, từ mức 54,2 điểm trong tháng 2. Đây là tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang giảm tốc.
Bản báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung đã gây ra những lo ngại nhất định đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, mức giảm của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã được ngăn chặn sau khi Bộ Thương mại Mỹ cùng ngày cho biết rằng, chi tiêu xây dựng tháng 2 đã tăng 1,2%, cao hơn so với dự báo ban đầu của các nhà phân tích.
Việc đi xuống của thị trường xuất phát từ yếu tố bất lợi của nền kinh tế Mỹ, theo giới phân tích, là diễn biến phù hợp. Bởi trước đó, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng điểm mạnh mẽ, cũng là nương theo đà hồi phục của nền kinh tế đầu tàu thế giới. Do đó, một khi xuất hiện những dấu hiệu kinh tế giảm tốc, thị trường chứng khoán sẽ phải chịu tác động.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 5,69 điểm, tương ứng 0,04%, xuống còn 14.572,85 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm nhẹ 7,02 điểm, tương ứng với mức 0,45%, xuống 1.562,17 điểm, rời xa ngưỡng cao kỷ lục mọi thời đại. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh 28,35 điểm, tương ứng 0,87%, còn 3.239,17 điểm.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm hôm qua, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của hãng công nghệ Apple, nhà sản xuất điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, đã hạ tới 3,1%, xuống còn 428,91 USD. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của hãng Tesla Motors Inc tăng vọt tới 15,9% lên 43,93 USD sau khi hãng này đưa ra dự báo lạc quan về tình hình kinh doanh quý một.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường thuộc hàng thấp nhất trong năm, với khoảng 5,16 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,45 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội số tăng trên sàn New York với tỷ lệ 7/3, còn ở sàn Nasdaq là 3/1.
Tuần trước, Phố Wall đã kết thúc tháng 3 với kết quả tăng mạnh của các chỉ số chính, trong đó đặc biệt đáng chú ý là chỉ số công nghiệp Dow Jones liên tục lập mức cao kỷ lục mới, còn chỉ số S&P 500 đã chính thức vượt qua ngưỡng đỉnh cao mọi thời đại. Điều này đã khiến nhiều nhà phân tích lo ngại thị trường sẽ có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự đi xuống trong ngày 1/4 lại không xuất phát từ việc nhà đầu tư chốt lời, mà từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Mỹ. Theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số hoạt động sản xuất tại các nhà máy Mỹ trong tháng 3 vừa qua đã giảm xuống còn 51,3 điểm, từ mức 54,2 điểm trong tháng 2. Đây là tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang giảm tốc.
Bản báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung đã gây ra những lo ngại nhất định đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, mức giảm của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã được ngăn chặn sau khi Bộ Thương mại Mỹ cùng ngày cho biết rằng, chi tiêu xây dựng tháng 2 đã tăng 1,2%, cao hơn so với dự báo ban đầu của các nhà phân tích.
Việc đi xuống của thị trường xuất phát từ yếu tố bất lợi của nền kinh tế Mỹ, theo giới phân tích, là diễn biến phù hợp. Bởi trước đó, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng điểm mạnh mẽ, cũng là nương theo đà hồi phục của nền kinh tế đầu tàu thế giới. Do đó, một khi xuất hiện những dấu hiệu kinh tế giảm tốc, thị trường chứng khoán sẽ phải chịu tác động.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 5,69 điểm, tương ứng 0,04%, xuống còn 14.572,85 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm nhẹ 7,02 điểm, tương ứng với mức 0,45%, xuống 1.562,17 điểm, rời xa ngưỡng cao kỷ lục mọi thời đại. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh 28,35 điểm, tương ứng 0,87%, còn 3.239,17 điểm.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm hôm qua, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của hãng công nghệ Apple, nhà sản xuất điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, đã hạ tới 3,1%, xuống còn 428,91 USD. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của hãng Tesla Motors Inc tăng vọt tới 15,9% lên 43,93 USD sau khi hãng này đưa ra dự báo lạc quan về tình hình kinh doanh quý một.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường thuộc hàng thấp nhất trong năm, với khoảng 5,16 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,45 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội số tăng trên sàn New York với tỷ lệ 7/3, còn ở sàn Nasdaq là 3/1.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.572,85 | -5,69 | -0,04 |
S&P 500 | 1.562,17 | -7,02 | -0,45 | |
Nasdaq | 3.239,17 | -28,35 | -0,87 | |
Anh | FTSE 100 | 6.411,74 | +24,18 | +0,38 |
Pháp | CAC 40 | 3.731,42 | +19,78 | +0,53 |
Đức | DAX | 7.795,31 | +6,22 | +0,08 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 12.135,02 | -262,89 | -2,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.299,63 | -165,19 | -0,74 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.234,40 | -2,23 | -0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.899,24 | -19,37 | -0,24 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.995,99 | -8,90 | -0,44 |
Singapore | Straits Times | 3.307,58 | -0,52 | -0,02 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |