Start-up Nhật “đi ra thế giới” chỉ với 34 nhân sự
Sau 6 năm, công ty Peatix đã mở rộng ra 5 thị trường quốc tế với đội ngũ khiêm tốn 34 người
Peatix là sàn tổ chức sự kiện và đặt vé ra đời tại Tokyo, Nhật Bản. Công ty này cung cấp cho đơn vị tổ chức sự kiện, quảng cáo và bán vé tham gia. Sau 6 năm, Peatix đã mở rộng ra 5 thị trường quốc tế với đội ngũ khiêm tốn 34 người.
Theo trang Tech In Asia, Peatix được thành lập bởi Taku Harada cùng các đồng nghiệp từng làm tại Amazon Nhật Bản vào tháng 5/2011.
Năm 2013, công ty này ra mắt tại Singapore và New York. Hiện nay, khoảng 30-40% việc kinh doanh của Peatix nằm ở bên ngoài nước Nhật. Công ty này dự định sẽ mở rộng ra nhiều thành phố khác tại châu Á và trước mắt là kế hoạch ra mắt tại Hồng Kông vào cuối tháng 5.
Muốn "ra biển lớn" từ ngày đầu
Taku Harada, hiện là Giám đốc điều hành (CEO), cho biết ngay từ khi thành lập, Peatix đã khác với công ty khởi nghiệp thông thường ở Nhật bởi với đội ngũ nhân viên quốc tế. Do đó, mở ra toàn cầu là mục tiêu của công ty này ngay từ ngày đầu tiên.
"Tiềm năng của chúng tôi sẽ không được biết đến nếu chỉ tập trung ở Nhật”, Harada cho biết.
Điểm đến đầu tiên của Peatrix là Singapore, được công ty này đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Đông Nam Á. Dịch vụ của Peatix từ đầu đã được đồng bộ bằng tiếng Anh nên việc mở rộng sang thị trường này khá suôn sẻ.
Tại đây, Peatrix gặt hái được nhiều thành công với hàng nghìn sự kiện được tạo qua trang web và được điều hành chỉ với 6 người. Hiện công ty này phát triển khá ổn định tại thị trường Singapore và Malaysia.
Tại Hồng Kông, Peatrix bổ sung thêm ngôn ngữ thứ ba là tiếng Trung Quốc - đánh dấu bước ngoặt đáng kể cho công ty này.
“Chúng tôi tích lũy kinh nghiệm khi làm việc tại Amazon và vận dụng vào việc điều hành Peatix. Chúng tôi cố gắng phát triển trong phân khúc "ngách" với cơ cấu vốn hiệu quả đồng thời tiến tới xây dựng một sàn điện tử toàn cầu hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau”, Harada chia sẻ.
Nhiều nhà đầu tư truyền thống cho rằng Peatix nên phát triển lớn mạnh ở Nhật Bản trước rồi mới nghĩ tới chuyện đi ra quốc tế. Theo Harada, đứng ở góc độ tài chính, việc phát triển ở một thị trường lớn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, với đội ngũ có tư tưởng toàn cầu, Peatix quyết định làm khác đi.
“Những công ty ra đời ở các thị trường nội địa nhỏ bé buộc phải nghĩ lớn vượt qua biên giới ngay từ ngày đầu thành lập, ví dụ như Skype, Spotify, hay Grab”, Harada cho biết.
Trước khi gia nhập một thị trường mới, Peatix nghiên cứu về quy mô dân số, truyền thông xã hội, thói quen dùng di động và cơ sở hạ tầng thanh toán… đặc biệt là xu hướng tiêu dùng trực tuyến và hình thức thanh toán mà người dân ở đây mong muốn.
Ví dụ, tại Nhật Bản, không phải ai cũng muốn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến, vì vậy, Peatix đã đưa ra một lựa chọn là thanh toán bằng tiền mặt tại cửa hàng tiện lợi.
Về mặt marketing, Peatix hướng tới đối tượng bình dân và tập trung vào thị trường “ngách” mà các hãng lớn bỏ qua.
“Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt. Chúng tôi xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng khác nhau và khi đã là một phần của nó, marketing theo kiểu truyền miệng sẽ ngày càng hiệu quả”, Harada cho biết.
Cụ thể, khi gia nhập một thị trường mới, Peatix chú trọng vào một danh mục sự kiện cụ thể. Ví dụ cộng đồng giới công nghệ thường muốn nắm bắt các công nghệ mới và tổ chức rất nhiều sự kiện. Kế đến là các sự kiện văn hóa như âm nhạc, điện ảnh hoặc ẩm thực. Với mỗi danh mục, công ty này kiên trì xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu thông qua hình thức truyền miệng.
Không quản lý tiểu tiết
Chia sẻ về quản lý công ty ở các thị trường khác nhau, Harada cho biết anh tin tưởng tuyệt đối và trao quyền cho đội ngũ nhân viên của mình.
“Họ được tự đưa ra quyết định. Ở cương vị giám đốc điều hành, tôi đưa ra một bức tranh tổng thể, cung cấp thông tin về các tính năng mới, còn các chi nhánh địa phương chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược triển khai của riêng mình”, Harada cho biết.
“Là một quản lý, tôi cần phải cho thấy rằng mình có quan tâm tới chi tiết và sẽ đào sâu khi cần thiết nhưng tôi không muốn quá nhỏ nhặt và manh mún. Lý do mọi người làm việc tại các công ty khởi nghiệp là họ muốn có quyền và được quyền đưa ra quyết định”, Harada chia sẻ thêm.
“Bạn phải để cho nhân viên của mình làm việc độc lập mà không can thiệp quá sâu. Không phải việc gì bạn cũng giỏi”, Harada cho cho biết.
Hiện Peatix có một đội ngũ chỉ 34 nhân viên thường xuyên trao đổi với nhau. Công ty này tìm kiếm những người có tư duy toàn cầu và chủ động trong công việc. Quản lý của văn phòng địa phương phải là người thông thạo tiếng bản địa và tiếng Anh.
Vì công ty hoạt động trải rộng ở nhiều thành phố từ Tokyo tới New York, tiêu chí chọn quản lý cho chi nhánh tại các thị trường quốc tế của Peatrix là những người có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt và có kỹ năng quản lý vững vàng.
“Chúng tôi không chỉ tuyển những người thông minh mà còn là những người tốt. Đó là lý do sau 6 năm chúng tôi mới chỉ có một đội ngũ khiêm tốn với 34 người”, Harada chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Harada, khi công ty mở rộng hơn về quy mô và đội ngũ nhân sự cũng nhiều lên, Peatix sẽ cần tới những quản lý tầm trung với kinh nghiệm dày dặn hơn.
Theo Harada, ở cương vị điều hành, có ba điều anh cần làm. Thứ nhất là đảm bảo công ty không cạn tiền. Thứ hai là tuyển đúng người đùng việc. Và cuối cùng là liên tục nhấn mạnh tầm nhìn lớn hơn cho đội ngũ của mình.
Anh cũng cho rằng, đối với một công ty khởi nghiệp, việc làm liều và đánh đổi rủi ro là điều cần thiết nhưng không bao giờ được đánh cược toàn bộ sự sinh tồn của công ty vào điều gì đó.
Theo trang Tech In Asia, Peatix được thành lập bởi Taku Harada cùng các đồng nghiệp từng làm tại Amazon Nhật Bản vào tháng 5/2011.
Năm 2013, công ty này ra mắt tại Singapore và New York. Hiện nay, khoảng 30-40% việc kinh doanh của Peatix nằm ở bên ngoài nước Nhật. Công ty này dự định sẽ mở rộng ra nhiều thành phố khác tại châu Á và trước mắt là kế hoạch ra mắt tại Hồng Kông vào cuối tháng 5.
Muốn "ra biển lớn" từ ngày đầu
Taku Harada, hiện là Giám đốc điều hành (CEO), cho biết ngay từ khi thành lập, Peatix đã khác với công ty khởi nghiệp thông thường ở Nhật bởi với đội ngũ nhân viên quốc tế. Do đó, mở ra toàn cầu là mục tiêu của công ty này ngay từ ngày đầu tiên.
"Tiềm năng của chúng tôi sẽ không được biết đến nếu chỉ tập trung ở Nhật”, Harada cho biết.
Điểm đến đầu tiên của Peatrix là Singapore, được công ty này đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Đông Nam Á. Dịch vụ của Peatix từ đầu đã được đồng bộ bằng tiếng Anh nên việc mở rộng sang thị trường này khá suôn sẻ.
Tại đây, Peatrix gặt hái được nhiều thành công với hàng nghìn sự kiện được tạo qua trang web và được điều hành chỉ với 6 người. Hiện công ty này phát triển khá ổn định tại thị trường Singapore và Malaysia.
Tại Hồng Kông, Peatrix bổ sung thêm ngôn ngữ thứ ba là tiếng Trung Quốc - đánh dấu bước ngoặt đáng kể cho công ty này.
“Chúng tôi tích lũy kinh nghiệm khi làm việc tại Amazon và vận dụng vào việc điều hành Peatix. Chúng tôi cố gắng phát triển trong phân khúc "ngách" với cơ cấu vốn hiệu quả đồng thời tiến tới xây dựng một sàn điện tử toàn cầu hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau”, Harada chia sẻ.
Nhiều nhà đầu tư truyền thống cho rằng Peatix nên phát triển lớn mạnh ở Nhật Bản trước rồi mới nghĩ tới chuyện đi ra quốc tế. Theo Harada, đứng ở góc độ tài chính, việc phát triển ở một thị trường lớn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, với đội ngũ có tư tưởng toàn cầu, Peatix quyết định làm khác đi.
“Những công ty ra đời ở các thị trường nội địa nhỏ bé buộc phải nghĩ lớn vượt qua biên giới ngay từ ngày đầu thành lập, ví dụ như Skype, Spotify, hay Grab”, Harada cho biết.
Trước khi gia nhập một thị trường mới, Peatix nghiên cứu về quy mô dân số, truyền thông xã hội, thói quen dùng di động và cơ sở hạ tầng thanh toán… đặc biệt là xu hướng tiêu dùng trực tuyến và hình thức thanh toán mà người dân ở đây mong muốn.
Ví dụ, tại Nhật Bản, không phải ai cũng muốn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến, vì vậy, Peatix đã đưa ra một lựa chọn là thanh toán bằng tiền mặt tại cửa hàng tiện lợi.
Về mặt marketing, Peatix hướng tới đối tượng bình dân và tập trung vào thị trường “ngách” mà các hãng lớn bỏ qua.
“Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt. Chúng tôi xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng khác nhau và khi đã là một phần của nó, marketing theo kiểu truyền miệng sẽ ngày càng hiệu quả”, Harada cho biết.
Cụ thể, khi gia nhập một thị trường mới, Peatix chú trọng vào một danh mục sự kiện cụ thể. Ví dụ cộng đồng giới công nghệ thường muốn nắm bắt các công nghệ mới và tổ chức rất nhiều sự kiện. Kế đến là các sự kiện văn hóa như âm nhạc, điện ảnh hoặc ẩm thực. Với mỗi danh mục, công ty này kiên trì xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu thông qua hình thức truyền miệng.
Không quản lý tiểu tiết
Chia sẻ về quản lý công ty ở các thị trường khác nhau, Harada cho biết anh tin tưởng tuyệt đối và trao quyền cho đội ngũ nhân viên của mình.
“Họ được tự đưa ra quyết định. Ở cương vị giám đốc điều hành, tôi đưa ra một bức tranh tổng thể, cung cấp thông tin về các tính năng mới, còn các chi nhánh địa phương chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược triển khai của riêng mình”, Harada cho biết.
“Là một quản lý, tôi cần phải cho thấy rằng mình có quan tâm tới chi tiết và sẽ đào sâu khi cần thiết nhưng tôi không muốn quá nhỏ nhặt và manh mún. Lý do mọi người làm việc tại các công ty khởi nghiệp là họ muốn có quyền và được quyền đưa ra quyết định”, Harada chia sẻ thêm.
“Bạn phải để cho nhân viên của mình làm việc độc lập mà không can thiệp quá sâu. Không phải việc gì bạn cũng giỏi”, Harada cho cho biết.
Hiện Peatix có một đội ngũ chỉ 34 nhân viên thường xuyên trao đổi với nhau. Công ty này tìm kiếm những người có tư duy toàn cầu và chủ động trong công việc. Quản lý của văn phòng địa phương phải là người thông thạo tiếng bản địa và tiếng Anh.
Vì công ty hoạt động trải rộng ở nhiều thành phố từ Tokyo tới New York, tiêu chí chọn quản lý cho chi nhánh tại các thị trường quốc tế của Peatrix là những người có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt và có kỹ năng quản lý vững vàng.
“Chúng tôi không chỉ tuyển những người thông minh mà còn là những người tốt. Đó là lý do sau 6 năm chúng tôi mới chỉ có một đội ngũ khiêm tốn với 34 người”, Harada chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Harada, khi công ty mở rộng hơn về quy mô và đội ngũ nhân sự cũng nhiều lên, Peatix sẽ cần tới những quản lý tầm trung với kinh nghiệm dày dặn hơn.
Theo Harada, ở cương vị điều hành, có ba điều anh cần làm. Thứ nhất là đảm bảo công ty không cạn tiền. Thứ hai là tuyển đúng người đùng việc. Và cuối cùng là liên tục nhấn mạnh tầm nhìn lớn hơn cho đội ngũ của mình.
Anh cũng cho rằng, đối với một công ty khởi nghiệp, việc làm liều và đánh đổi rủi ro là điều cần thiết nhưng không bao giờ được đánh cược toàn bộ sự sinh tồn của công ty vào điều gì đó.