Sụt 7%, chứng khoán Trung Quốc lại ngừng giao dịch
Phiên sụt giảm chóng mặt này đang gây sức ép mạnh cho toàn bộ thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngừng toàn bộ giao dịch phiên giao dịch ngày 7/1, sau khi chỉ số CSI 300 “bốc hơi” hơn 7% không lâu sau khi mở cửa.
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong tuần này thiết bị ngắt mạch của chứng khoán Trung Quốc được kích hoạt do thị trường giảm quá mức cho phép.
Theo tin từ CNBC, phiên sụt giảm chóng mặt này của chứng khoán Trung Quốc đang gây sức ép mạnh cho toàn bộ thị trường chứng khoán châu Á.
Trước đó, thị trường khu vực đã mở cửa phiên giao dịch trong xu hướng giảm điểm do tâm trạng bi quan của các nhà đầu tư về một loạt vấn đề như sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ lập đáy mới, và giá dầu không ngừng đà lao dốc.
Tại thị trường đại lục, chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải mất 7,32% số điểm vào lúc bị buộc đóng cửa sớm, trong khi chỉ số Shenzhen Composite của sàn Thẩm Quyến mất 8,34%. CSI 300 - chỉ số gắn với thiết bị ngắt mạch - sụt 7,21%.
Nếu CSI 300 giảm 5%, thị trường sẽ ngừng giao dịch trong 15 phút. Nếu chỉ số này giảm 7%, thị trường sẽ đóng cửa trong toàn bộ thời gian còn lại của ngày giao dịch hôm đó.
Hôm 4/1, trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2016, CSI 300 lúc đầu mất 5%, khiến thị trường tạm ngưng 15 phút. Sau đó, khi giao dịch được nối lại, chỉ số này lao dốc 7%, buộc thị trường phải đóng cửa.
Số liệu công bố ngày 6/1 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) khu vực dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng yếu đi nhiều trong tháng 12 so với tháng 11.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, điều khiến giới đầu tư đặc biệt lo ngại phiên hôm nay là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giảm tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ với mức giảm mạnh. Tỷ giá tham chiếu mà PBoC công bố cho ngày 7/1 là 6,5646 Nhân dân tệ đổi 1 USD, thấp nhất kể từ tháng 3/2011.
Tỷ giá này giảm 0,5% so với ngày hôm qua, và đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ 2% vào tháng 8 năm ngoái.
Động thái này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc đang khởi động một “cuộc chiến” thương mại với các đối thủ.
Phản ứng trước thông tin phát đi từ thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhiều thị trường tại khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm.
Chỉ số ASX 200 của chứng khoán Australia mất 1,44%, trong đó các cổ phiếu năng lượng sụt 3,7%. Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 mất 1,87% số điểm. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 1,09%.
Trong phiên giao dịch đêm qua (6/1), giá dầu thế giới sụt gần 6%, xuống mức thấp nhất 11 năm. Trong khi đó, giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên mức cao nhất 7 tuần.
Bất ổn ở Trung Đông, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, và triển vọng u ám của kinh tế thế giới đặc biệt là Trung Quốc đang đẩy mức độ lo ngại của giới đầu tư lên cao. Ngày 6/1, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 xuống còn 2,9% từ mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6/2015.
Trong bối cảnh như vậy, những tài sản an toàn như vàng, USD hay Yên Nhật đang được giới đầu tư gom mua nhiều.
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong tuần này thiết bị ngắt mạch của chứng khoán Trung Quốc được kích hoạt do thị trường giảm quá mức cho phép.
Theo tin từ CNBC, phiên sụt giảm chóng mặt này của chứng khoán Trung Quốc đang gây sức ép mạnh cho toàn bộ thị trường chứng khoán châu Á.
Trước đó, thị trường khu vực đã mở cửa phiên giao dịch trong xu hướng giảm điểm do tâm trạng bi quan của các nhà đầu tư về một loạt vấn đề như sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ lập đáy mới, và giá dầu không ngừng đà lao dốc.
Tại thị trường đại lục, chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải mất 7,32% số điểm vào lúc bị buộc đóng cửa sớm, trong khi chỉ số Shenzhen Composite của sàn Thẩm Quyến mất 8,34%. CSI 300 - chỉ số gắn với thiết bị ngắt mạch - sụt 7,21%.
Nếu CSI 300 giảm 5%, thị trường sẽ ngừng giao dịch trong 15 phút. Nếu chỉ số này giảm 7%, thị trường sẽ đóng cửa trong toàn bộ thời gian còn lại của ngày giao dịch hôm đó.
Hôm 4/1, trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2016, CSI 300 lúc đầu mất 5%, khiến thị trường tạm ngưng 15 phút. Sau đó, khi giao dịch được nối lại, chỉ số này lao dốc 7%, buộc thị trường phải đóng cửa.
Số liệu công bố ngày 6/1 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) khu vực dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng yếu đi nhiều trong tháng 12 so với tháng 11.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, điều khiến giới đầu tư đặc biệt lo ngại phiên hôm nay là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giảm tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ với mức giảm mạnh. Tỷ giá tham chiếu mà PBoC công bố cho ngày 7/1 là 6,5646 Nhân dân tệ đổi 1 USD, thấp nhất kể từ tháng 3/2011.
Tỷ giá này giảm 0,5% so với ngày hôm qua, và đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ 2% vào tháng 8 năm ngoái.
Động thái này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc đang khởi động một “cuộc chiến” thương mại với các đối thủ.
Phản ứng trước thông tin phát đi từ thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhiều thị trường tại khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm.
Chỉ số ASX 200 của chứng khoán Australia mất 1,44%, trong đó các cổ phiếu năng lượng sụt 3,7%. Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 mất 1,87% số điểm. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 1,09%.
Trong phiên giao dịch đêm qua (6/1), giá dầu thế giới sụt gần 6%, xuống mức thấp nhất 11 năm. Trong khi đó, giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên mức cao nhất 7 tuần.
Bất ổn ở Trung Đông, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, và triển vọng u ám của kinh tế thế giới đặc biệt là Trung Quốc đang đẩy mức độ lo ngại của giới đầu tư lên cao. Ngày 6/1, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 xuống còn 2,9% từ mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6/2015.
Trong bối cảnh như vậy, những tài sản an toàn như vàng, USD hay Yên Nhật đang được giới đầu tư gom mua nhiều.