Giai đoạn từ nay đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng dự kiến sẽ huy động hơn 483.000 tỷ đồng để triển khai quy hoạch và đầu tư các dự án công trình chống ngập…
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Việt Nam coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của thời đại, phải hành động ngay, hành động quyết liệt và hành động với trách nhiệm cao nhất. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, động lực đột phá và ưu tiên hàng đầu, lấy con người làm trung tâm, để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, kiên quyết "không hi sinh bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần"...
Khoản tài chính khí hậu 4,7 triệu USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu, cho phép họ mở rộng quy mô các giải pháp về khí hậu, gồm nông nghiệp bền vững, chống thất thoát và lãng phí thực phẩm, các giải pháp lưu trữ năng lượng, an ninh nguồn nước…
Diễn đàn thị trường carbon Việt Nam do Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cơ quan hợp tác phát triển- Đại sứ quán Thụy Sỹ, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và cơ quan báo chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức...
Bỉ và Việt Nam sẽ hợp tác cùng phát triển các giải pháp đột phá, nghiên cứu khí hậu đô thị, giảm phát thải khí nhà kính; cung cấp dịch vụ khí hậu hỗ trợ việc ra quyết định đối với các hiện tượng cực đoan như ngập lụt đô thị, ô nhiễm đô thị; xây dựng các hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro khí hậu đô thị ở Việt Nam; xây dựng các mô hình thí điểm về đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu…
Dự kiến trong giai đoạn đầu sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho 150 cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: Nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng, chiếm khoảng 40% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia...
Hầu hết các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long đều xảy ra lún từ 0,5-3 cm/năm. Từ năm 2016 đến nay xuất hiện 812 điểm sạt lở với chiều dài trên 1.191 km, trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 315 điểm/601 km. Cảnh báo về sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng còn chung chung. Việc xử lý sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển về cơ bản còn mang tính tình thế "đau đâu vá đấy"...
Bước vào cao điểm mùa khô, những ngày đầu tháng 2 âm lịch Ất Tỵ, tức khoảng đầu đến trung tuần tháng 3/2025, nắng hạn và xâm nhập mặn theo triều cường đang tiến sâu vào nội đồng các địa phương duyên hải miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp nơi đây...
Chuyện “cứu sạt lở bờ biển”, “giải cứu sụt lún” đồng bằng sông Cửu Long được đặt ra nhiều năm nay. Nhiều giải pháp chống xói mòn, sạt lở đã và đang được triển khai. Các chuyên gia khuyến nghị cần thay đổi cách tiếp cận quản lý tổng thể bờ biển nơi đây với đa tầng mục tiêu, kết hợp đồng bộ các giải pháp cứng và mềm, công trình và phi công trình, thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu,...
Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về xói, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, sụt lún đồng bằng, nước biển dâng… Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng “kịch bản nhấn chìm” của vùng đất Chín Rồng này đang dần hiển hiện...
Nhiều tổ chức đã xác nhận rằng 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử, và xu hướng nhiệt độ cao dường như sẽ tiếp tục kéo dài sang 2025. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ở hầu hết mọi khu vực, từ đó gây ra các đợt tăng giá đột biến...
Xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang tăng dần từ nay đến đầu tháng 4/2025 và dự báo, đợt xâm nhập mặn kết hợp triều cường có khả năng sâu nhất, nghiêm trọng nhất từ đầu mùa khô đến nay là đợt từ 24/2 - 04/3/2025...
Chính sách định giá carbon giúp các doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa được chi phí mà còn đáp ứng được kỳ vọng, nhu cầu về môi trường của khách hàng và nhà đầu tư…
Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu P4G. P4G được coi là diễn đàn hàng đầu thế giới về thúc đẩy hợp tác đối tác công– tư, kết nối các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức chính trị- xã hội để cùng đưa ra các giải pháp mang tính đột phá về tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs)...
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Chương trình khoa học công nghệ NetZero là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây không chỉ là cơ hội cải thiện chất lượng môi trường mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam...
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (mã số KC.16/2430) nêu các định hướng, giải pháp cụ thể nhằm phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam…
Biến đổi khí hậu tiếp tục là một trong ba ưu tiên hàng đầu với lãnh đạo các doanh nghiệp cấp cao (CxO) toàn cầu khi có tới 85% CxO tham gia khảo sát cho biết tăng cường đầu tư vào phát triển bền vững, tăng 10% so với năm trước. Đặc biệt 92% các CxO tin rằng doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển trong khi giảm phát thải khí nhà kính...
Chính sách "net zero" (Phát thải ròng về không) là một nỗ lực toàn cầu nhằm cân bằng lượng khí nhà kính thải ra với lượng khí được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. Chính sách "net zero" rất quan trọng vì đó là trạng thái mà sự nóng lên toàn cầu dừng lại...