Tamari: nước chấm thực dưỡng thần kỳ
Tamari là một loại gia vị có xuất xứ từ Nhật Bản. Vị đậm đà ngon ngọt đặc trưng và nổi bật của nó có thể kết hợp tốt với rất nhiều món ăn và khiến cho việc nấu nướng trở nên thú vị bất ngờ.
Tamari là sản phẩm phụ của quá trình làm tương miso – một loại tương làm từ đậu nành lên men và muối, có thể có thêm gạo nếp hay bột mì nhưng đậu nành vẫn là thành phần chính yếu nhất. Quá trình làm tương đậu nành cho sản phẩm phần cái là miso, phần nước chắt ra chính là tamari. Thời gian ủ tương quyết định đến chất lượng của nó, thời gian càng lâu thì sản phẩm càng có vị ngọt êm hơn và đậm đà hơn.Cũng là một loại nước tương, nhưng tương Tamari lại được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng cũng như những lợi ích sức khỏe cho người thương của bạn mà nước tương thông thường không thể làm được. Nước tương thông thường (tiếng Nhật thường gọi là Shoyu) là loại nước tương đang chiếm khoảng 85% trên thị trường. Shoyu được làm bằng cách nấu đậu nành với lúa mì hoặc ngũ cốc khác rồi rang lên, tiếp đến ủ chúng trong nước có muối để lên men. Ngoài ra, người ta còn cho thêm các phụ gia bảo quản chống mốc, hương liệu. Loại này không thích hợp cho người dị ứng gluten.
Nước tương Tamari là phần nước lắng xuống cuối cùng của miso, được lên men theo phương pháp truyền thống từ 100% đậu nành thiên nhiên, rất ít hoặc không có lúa mì được thêm vào, cho nên những người bị dị ứng gluten có thể sử dụng an toàn. Tamari thường sáng hơn nước tương thường và có vị mặn hơn, đậm đà hơn, hương thơm tự nhiên của loại đậu nành lên men và không có thêm chất phụ gia để tăng hương vị.Tamari có độ đạm rất cao, vì thế nếu trong bếp của bạn có loại nước tương này, nó sẽ quyết định phần lớn hương vị của các món ăn. Tamari có thể dùng để nêm nước súp, chế biến các món chiên xào với ngũ cốc, hoặc với vô số các loại rau củ khác nhau. Nó còn có thể đi kèm với các loại đậu hạt, đặc biệt là xích tiểu đậu và rong biển, tạo thành một bộ ba có hương vị hấp dẫn và tác dụng hiệu quả lên thận. Người ta còn thêm tamari vào đồ uống như các loại trà như trà sắn dây, trà ngũ cốc rang…để làm tăng thêm hương vị và làm phục hồi thể trạng nhanh chóng.
Nhưng hơn cả một loại gia vị cho món ăn, Tamari nếu kết hợp đúng cách với một số loại thực phẩm khác còn là một bài thuốc. Chẳng hạn, Tamari khi được đun cùng dấm mơ và bột sắn quấy là một loại đồ uống có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tâm an, giải độc, chống mệt mỏi uể oải, phòng cảm cúm cảm lạnh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy hoặc tối trước khi đi ngủ rất hiệu quả. Nó làm cho dòng máu được dương hóa nhanh chóng.
Tuy nhiên, do chứa rất nhiều đạm và hàm lượng muối cao nên đừng vì những tác dụng thần kì của nó mà lạm dụng. Nếu dùng quá nhiều Tamari trong tiết trời nắng nóng có thể gây shock tạm thời. Vậy nên, mỗi ngày, hãy chỉ sử dụng vài thìa cà phê Tamari là đủ.
Cách làm Tamari:- Đậu nành rửa sạch và ngâm vào nước muối trắng đã bão hoà. Sau đó đậu được đem vo sạch, ngâm nước từ 2 - 3 giờ rồi nấu chín, tiếp đến là cho đậu vào khạp sạch có chứa nước muối được lắng và tiến hành đem đậu ra phơi nắng.- Khạp chứa đậu có nắp khạp là một tấm kính trong suốt giúp đậu hấp thụ được ánh nắng của mặt trời dễ dàng mà không bị lẫn bất kỳ tạp chấp và bị mất đi một lượng nước không đáng kể.- Sau từ 2 - 3 tháng phơi nắng, tương sẽ có mùi thơm. Tiến hành lọc lấy nước và phơi nắng tiếp tục trong 10 tháng, sau đó đưa vào sử dụng (lúc này nước tương có màu nâu đen và đậm đặc). Tuy nhiên, để tương Tamari phát huy tác dụng tốt nhất thì nên sử dụng sau 3 năm. Đặc biệt càng để lâu càng tốt và thơm ngon.