ILO: Triển vọng phục hồi thị trường lao động vẫn còn "mong manh"

Phúc Minh
Chia sẻ

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì cao hơn mức trước Covid-19 ít nhất cho đến năm 2023. Ước tính mức thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019, theo ILO…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo Xu hướng triển vọng việc làm và xã hội thế giới năm 2022 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố cảnh báo về sự phục hồi chậm và không chắc chắn do đại dịch sẽ tiếp tục tác động đáng kể đến thị trường lao động toàn cầu.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TOÀN CẦU TRONG NĂM 2022 SẼ Ở MỨC CAO

ILO đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022, dự kiến mức thâm hụt thời giờ làm việc toàn cầu trong năm nay so với quý 4/2019, sẽ tương đương với 52 triệu việc làm toàn thời gian. Trước đó, theo dự báo tại thời điểm tháng 5/2021, ước tính mức thâm hụt chỉ tương đương với số giờ làm việc của 26 triệu việc làm toàn thời gian.

Mặc dù số liệu dự báo mới nhất này cho thấy tình hình có cải thiện hơn so với năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn số giờ làm việc toàn cầu trước đại dịch 2%.

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì cao hơn mức trước Covid-19 ít nhất cho đến năm 2023. Ước tính mức thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019. Báo cáo của ILO cũng lưu ý rằng, tác động tổng thể đến việc làm lớn hơn đáng kể so với những gì được thể hiện bởi những con số này do nhiều người đã rời khỏi lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019.

Theo ILO, việc hạ dự báo năm 2022, ở một mức độ nào đó, phản ánh tác động mà các biến thể Covid-19 mới như Delta và Omicron gây nên đối với thế giới việc làm, cũng như mức độ không chắc chắn đáng kể về diễn biến tương lai của đại dịch.

Báo cáo cảnh báo về mức độ khác biệt rõ rệt khi khủng hoảng tác động tới các nhóm lao động và các quốc gia. Những khác biệt này làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội của hầu hết mọi quốc gia, bất kể tình trạng phát triển của họ. Có thể cần nhiều năm để khắc phục thiệt hại này, và tiềm ẩn những hệ quả lâu dài về khía cạnh tham gia lực lương lao động, thu nhập hộ gia đình và sự gắn kết xã hội và có thể là cả sự gắn kết chính trị.

“Không thể có sự phục hồi thực sự từ đại dịch này nếu thị trường lao động không được phục hồi trên diện rộng. Để công cuộc phục hồi mang tính bền vững, sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng, bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội”, ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO cho biết.

TRIỂN VỌNG PHỤC HỒI VẪN “MONG MANH”

Báo cáo của ILO cho rằng, thị trường lao động ở mọi khu vực trên thế giới đều cảm nhận được tác động này, mặc dù có thể thấy được sự khác biệt lớn về quá trình phục hồi. Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ hiện có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ nhất, trong khi triển vọng cho khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và Caribe lại chậm nhất.

Ở cấp quốc gia, sự phục hồi của thị trường lao động diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nước thu nhập cao, trong khi tình hình của các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp hơn lại có xu hướng tồi tệ nhất.

Báo cáo cho biết, việc làm của phụ nữ dự kiến sẽ còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng trong những năm tới. Trong khi đó, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo “sẽ có tác động cộng gộp lâu dài” đối với thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận internet.

Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO nhận định, đã hai năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, triển vọng phục hồi vẫn còn mong manh và con đường phục hồi thì chậm và không chắc chắn. “Chúng ta đều nhận thấy những thiệt hại lâu dài có thể xảy ra đối với thị trường lao động, cùng với sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng đáng lo ngại. Nhiều lao động buộc phải chuyển sang các loại hình công việc mới, ví dụ như để đối phó với sự sụt giảm kéo dài của lĩnh vực du lịch và lữ hành quốc tế”, Tổng giám đốc ILO cho biết.

Theo ILO, cũng như trong các cuộc khủng hoảng trước đây, việc làm tạm thời đã tạo ra một vùng đệm, giúp một số người chống lại cú sốc của đại dịch. Mặc dù nhiều công việc tạm thời đã bị chấm dứt, hoặc không được tiếp tục gia hạn, những công việc khác lại được tạo ra, bao gồm cả công việc cho những lao động đã mất công việc dài hạn. Tính trung bình, số lượng công việc tạm thời không thay đổi.

Trong những bối cảnh đó, báo cáo đưa ra các khuyến nghị chính sách chính nhằm tạo dựng một công cuộc phục hồi từ khủng hoảng mang tính toàn diện và lấy con người làm trung tâm cả ở cấp quốc gia và quốc tế.

Để thực hiện được mục tiêu này, ILO cho rằng, phải thực hiện thành công bốn trụ cột là: tăng trưởng và phát triển kinh tế bao trùm; bảo vệ mọi người lao động; an sinh xã hội toàn dân và đối thoại xã hội.

 

Tại Việt Nam, theo dự báo của ILO, số lao động thất nghiệp trong năm 2022 sẽ ở mức khoảng 1,3 triệu người, tăng hơn so với năm 2021 (khoảng 1,2 triệu), và tương đương với mức thất nghiệp của năm 2020. Số lao động thất nghiệp sẽ giảm trong năm 2023 về mức tương đương năm 2021. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn so với mức tiền khủng hoảng (1,1 triệu người năm 2019).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con