Xe điện và "cuộc xâm lấn" của các ông lớn công nghệ

Phạm Vinh
Chia sẻ

Các hãng công nghệ liên tục công bố khoản đầu tư tỷ USD vào thị trường xe điện, bao gồm các công ty start-up, hợp tác các nhà sản xuất truyền thống… để không chậm chân, hòng chiếm lĩnh thị trường...

Ô tô điện thông minh VFe34 của VinFast có giá 590 triệu đồng.
Ô tô điện thông minh VFe34 của VinFast có giá 590 triệu đồng.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, doanh số toàn cầu của các loại ô tô điện tăng trưởng tới 39% trong năm vừa qua – đạt 3,1 triệu chiếc bất chấp khó khăn chung của ngành.

TĂNG TRƯỞNG QUÁ NÓNG

Tesla, hãng xe điện tự hành được xem là dẫn đầu thị trường hiện nay và đang trên đường trở thành công ty 2.000 tỷ USD sau khi cổ phiếu tăng 400% trong năm 2020. Giá trị của công ty này gấp 5 lần so với 2 gã khổng lồ ngành ô tô truyền thống Ford và General Motor cộng lại. 

Theo dự báo của Canalys, ô tô điện sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021 với doanh số dự kiến tăng trưởng 66%, vượt mốc 5 triệu xe (tương đương 7% số xe mới bán ra trên toàn cầu). Thị trường ô tô điện sẽ đạt 30 triệu xe bán ra vào năm 2028, trước khi chiếm 48% tổng số ô tô du lịch tới tay người tiêu dùng vào năm 2030.

Những thị trường ô tô chạy điện tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua là châu Âu và Trung Quốc, với khoảng 1,3 triệu xe tới tay người tiêu dùng. Con số này gấp bốn lần doanh số xe điện tại Mỹ, nơi Tesla – nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới mới chỉ chiếm 2,4% tổng số ô tô du lịch bán ra.

Ngoài ra, các tên tuổi lớn của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đều đã có chiến lược phát triển xe điện, từng bước thay thế hoàn toàn sản phẩm sử dụng động cơ đốt trong. GM mới đây tuyên bố sẽ đầu tư 27 tỷ USD cho việc phát triển dòng xe này và Volkswagen còn mạnh tay hơn với khoản đầu tư lên tới 86 tỷ USD.

Tesla nổi tiếng có Model X, Model Y hay Model 3 được xem là rẻ nhất trong làng xe điện với hơn nửa triệu xe tới tay người dùng trong năm qua. Người tiêu dùng còn có hàng loạt lựa chọn khác. Ở nhóm hạng sang, Porsche Taycan, Mercedes-Benz EQC, Audi e-tron, BMW iX/i4/i3, MINI Cooper SE Electric... chiếm ưu thế.

Ở phân khúc phổ thông, Ford Mustang Mach E, Chevrolet Bolt, Hyundai Ioniq/Kona EV, KIA Niro, Nissan LEAF, Honda e, Toyota Mirai, Mitsubishi i-MiEV... là những cái tên đáng chú ý đều có những sản phẩm trên thị trường xe điện và cả những dự án riêng.

Sandy Fitzpatrick, Phó chủ tịch Canalys, nhận định: Doanh số bùng nổ liên tục được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy sự phổ biến của ô tô chạy điện, với những chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn từ phía các chính phủ. Hiện, làn sóng các nhà sản xuất ô tô điện “chạy đua” đầu tư cải thiện hạ tầng sạc, hiệu năng xe và thêm nhiều tính năng tiện dụng cho người dùng. Tuy nhiên, ngành sản xuất ô tô điện hiện đang khó khăn do thiếu hụt vật liệu bán dẫn.

CUỘC ĐUA CỦA CÁC ÔNG LỚN CÔNG NGHỆ

“Câu chuyện hiện nay không nằm ở động cơ – trái tim của xe, mà là ở "khối óc". Những chiếc xe hơi chạy điện không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn có thể tự mình vận hành trên đường, kết nối với đường phố, các xe xung quanh bằng một hệ thống cảm biến phức tạp đến mức con người cách đây 10 năm không thể tưởng tượng ra”, Sandy Fitzpatrick nói. 

Đó cũng là lý do các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Apple, Amazon, Google, Foxconn tự tin rằng mình có thể "lấn sân" và tham vọng chiếm lĩnh thị trường, bỏ xa các hãng ô tô truyền thống.

Không rầm rộ nhưng Amazon và Alphabet (công ty mẹ của Google) đã bước chân vào cuộc chơi ô tô từ lâu – hay ít nhất có kết nối với thị trường này. Amazon đầu tư vào hãng start-up xe điện Rivian trong khi Alphabet phát triển hẳn một công nghệ tự lái có tên Waymo.

Trong khi đó, Apple được đồn đoán sẽ sớm cho ra mắt một mẫu ô tô tự lái chạy bằng điện với tên Apple Car hoặc iCar. Mới đây, Apple cũng đã “ngỏ lời” với Hyundai và Kia để sản xuất xe điện vào năm 2024. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán có vẻ đã đi vào ngõ cụt khi Hyundai chỉ muốn hợp tác gia công cho Apple.

Sự hợp tác giữa Fisker Inc và Foxconn sản xuất xe điện Ocean SUV và kế hoạch sẽ sản xuất khoảng 250.000 chiếc xe điện năm 2023. Ở một diễn biến khác, Foxconn lại đang nỗ lực “bắt tay khắp nơi” để thực hiện hoá tham vọng xe điện của mình.

Tại Việt Nam, VinFast đã bán được khoảng 30.000 xe hơi năm qua và dự đoán trong năm 2021 doanh số bán sẽ tăng lên 45.000 chiếc. Chính vì thế, Foxconn đã đề nghị mua lại dây chuyền sản xuất xe điện của VinFast (theo Reuters). Tuy nhiên, công ty con của Tập đoàn Vingroup muốn thiết lập quan hệ hợp tác với Foxconn thay vì bán lại dây chuyền.

Foxconn có lợi thế về các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như khả năng gia công sản phẩm. Hãng sẵn sàng trở thành đơn vị sản xuất, cung cấp linh kiện cho mọi đối tác. Tham vọng của hãng là xây dựng một nền tảng xe điện tự lái giống như phiên bản hệ điều hành Android dành cho smartphone hiện nay.

Ngay cả những tập đoàn vốn sản xuất smartphone lớn nhất của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi cũng nhảy vào lĩnh vực phát triển xe ô tô điện. Chính phủ Trung Quốc đã chi ra khoảng 60 tỷ USD tiền trợ cấp; 500.000 trạm sạc điện, gấp 5 lần số trạm sạc của Mỹ. Trung Quốc đặt kỳ vọng cứ 4 xe chạy trên đường phố vào năm 2025 thì có 1 xe là chạy năng lượng mới.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con