10:14 09/03/2023

Thanh khoản yếu, thị trường chưa rõ xu hướng

Thu Minh

Chứng khoán An Bình đánh giá hiện tại VN-Index đang vận động theo kênh giá song song với thanh khoản giảm dần (giá trị giao dịch trung bình 6-8k tỷ/ngày), tâm lý giao dịch cẩn trọng, cung cầu yếu. Đây là vùng chưa phân định xu hướng rõ ràng, với nhiều kịch bản có thể xảy ra...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chứng khoán An Bình (ABS) vừa có báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 3/2023 trong đó đưa ra 3 kịch bản cho thị trường. 

Kịch bản 1 – tích cực (xác suất trung bình): VN-Index đi trong kênh giá, được hỗ trợ vùng giá 980-1000. Tại đây, VN-Index tạo đáy ngắn hạn đi lên kiểm định lại vùng giá 1060-1080. Nhà đầu tư có nhịp trading cổ phiếu với T5-T8 ngày.

Kịch bản 2 - trung tính (xác suất cao): VN-Index tiếp diễn xu hướng giảm, phá thủng ngưỡng 980 và giảm về mốc hỗ trợ 2 ở ngưỡng 935-950đ. Nhà đầu tư cân nhắc mua cổ phiếu ở mốc hỗ trợ này, kỳ vọng cho nhịp hồi phục lên vùng giá 1.080-1.100.

Kịch bản 3 – tiêu cực (xác suất thấp): Với yếu tố thế giới gây ảnh hưởng xấu (nhanh và mạnh), chỉ số VN-Index giảm mạnh về mốc 870-800. Đây là vùng cân nhắc đầu tư với nhà đầu tư trung hạn, giải ngân lần 1 với 50% tiền. Đối với nhà đầu tư dài hạn, khuyến nghị giải ngân lần 1 với 15% tiền.

Các số liệu vĩ mô tháng 2/2023 cho thấy một số yếu tố vĩ mô đã có sự cải thiện so với tháng trước như giá trị xuất khẩu tăng 9,8% MoM, xuất siêu 2 tháng đạt 2,82 tỷ USD. PMI đạt 51,5 điểm, cải thiện rõ rệt so với tháng trước đó. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2023 ước tính tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như lạm phát cơ bản 2 tháng đầu năm ở mức cao, tăng 4,96% svck, tổng vốn FDI giảm -38% svck chủ yếu do vốn đăng ký tăng thêm giảm -86% YoY, giải ngân đầu tư công vẫn chậm so với kế hoạch.

Sau nhịp giảm điểm trong tháng 2, P/E toàn thị trường đã giảm từ mức 12,1x xuống 11,5x, tuy nhiên vẫn cao hơn mức 10,5x trước nhịp tăng đầu tháng 1.

Sự kiện NVL không có khả năng thanh toán lãi và gốc của 2 lô trái phiếu với giá trị phải thanh toán tổng cộng gần 1.080 tỷ đồng vào ngày 13/2/2023 đã khiến tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh. Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn phải thanh toán là 71,2 nghìn tỷ đồng trong Q2/23 và 104,4 nghìn tỷ đồng trong Q3/23.

Trường hợp xấu nhất khi các doanh nghiệp phát hành không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ bị tác động mạnh. Do đó, việc Chính phủ nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn sẽ có vai trò rất quan trọng đến dòng tiền thị trường.

Thanh khoản yếu, thị trường chưa rõ xu hướng - Ảnh 1

Về các yếu tố kỹ thuật, sau 2 nhịp tăng trên biểu đồ daily, chỉ số VNIndex xác nhận đỉnh ngắn hạn vào ngày 17/1/2023 ở mức 1.124 điểm và điều chỉnh giảm 108 điểm, tương ứng -10% trong 5 tuần. Nhịp giảm điểm này hoàn toàn tương ứng nhịp điều chỉnh thứ nhất trong giai đoạn 5/12/2022- 26/12/2022 về thời gian và điểm số.

Hiện tại VN-Index đang vận động theo kênh giá song song với thanh khoản giảm dần (giá trị giao dịch trung bình 6-8k tỷ/ngày), tâm lý giao dịch cẩn trọng, cung cầu yếu. Đây là vùng chưa phân định xu hướng rõ ràng, với nhiều kịch bản có thể xảy ra với VN-Index. Nhà đầu tư cần quan sát kỹ ngưỡng hỗ trợ 980 điểm của VN-Index, là ngưỡng phân định xu hướng có tính quyết định trong thời gian tới.

Về triển vọng nhóm ngành, ABS đánh giá cao các ngành gồm hưởng lợi từ đầu tư công: Các doanh nghiệp Xây dựng hạ tầng và Vật liệu xây dựng tham gia dự án Sân bay Long Thành và 12 dự án cao tốc Bắc Nam;

Hưởng lợi từ các dự án dầu khí và giá dầu ở mức cao: Ngành Dầu khí; Hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa: Các doanh nghiệp ngành Thủy sản; Hưởng lợi từ việc giá nguyên vật liệu tăng: Ngành Thép; Các ngành Nhiệt điện, Xây lắp điện, Công nghệ thông tin.