Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
Các công ty sữa chỉ việc gửi thông báo tăng giá và cơ quan chức năng không thể can thiệp
Rất nhiều doanh nghiệp đã đổi tên gọi sản phẩm từ “sữa bột” hoặc “sữa công thức” thành “sản phẩm dinh dưỡng”. Nhờ Luật Giá, những sản phẩm với tên gọi mới này đã tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Nhìn nhận thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất Bộ Y tế chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm dinh dưỡng, đồng thời, xem xét việc đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá.
Theo Luật Giá, chỉ mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi mới thuộc diện bình ổn giá. Các sản phẩm dinh dưỡng khác như thực phẩm bổ sung, sữa chua, sữa đầu nành là những sản phẩm dinh dưỡng và không thuộc danh mục này.
Trong khi đó, khảo sát thị trường cho thấy, hầu hết các sản phẩm sữa cho trẻ em, kể cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được ghi nhãn với tên gọi mới là “sản phẩm dinh dưỡng”, hoặc không ghi nhãn.
Phản hồi với ghi nhận thị trường này, Cục Quản lý giá cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị này nhận được thông báo giá bán các sản phẩm của 4 công ty. Các doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chính của việc điều chỉnh tăng giá bán của các sản phẩm trên là do thời gian qua giá vốn hàng bán thay đổi, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí tiền lương điều chỉnh tăng..., nên doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán.
Tuy nhiên, các mặt hàng này đều không có sản phẩm nào có tên là “sữa”! Vì vậy, các công ty chỉ việc gửi thông báo tăng giá và cơ quan chức năng không thể can thiệp. Thế nhưng, tại các đại lý, các sản phẩm được người bán hàng và người tiêu dùng gọi tên là “sữa” đều tăng giá.
Xem xét từ khía cạnh thị trường, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã kiến nghị Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra 3 vấn đề về thương phẩm, chất lượng và giá cả mặt hàng, không thể chỉ kỳ vọng vào giá.
Theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng của Bộ Y tế, nhiều sản phẩm trước đây được ghi là sữa và đăng ký giá tại Bộ Tài chính, các sở tài chính, đã được doanh nghiệp thay đổi tên gọi và đăng ký với tên gọi mới như thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... Sự “lệch pha” giữa tên gọi trên nhãn hàng và tên gọi thực tế của sản phẩm trong sử dụng hàng ngày đang trở thành điểm khúc mắc trong quản lý của cơ quan chức năng đối với giá sữa.
Nhìn nhận thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất Bộ Y tế chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm dinh dưỡng, đồng thời, xem xét việc đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá.
Theo Luật Giá, chỉ mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi mới thuộc diện bình ổn giá. Các sản phẩm dinh dưỡng khác như thực phẩm bổ sung, sữa chua, sữa đầu nành là những sản phẩm dinh dưỡng và không thuộc danh mục này.
Trong khi đó, khảo sát thị trường cho thấy, hầu hết các sản phẩm sữa cho trẻ em, kể cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được ghi nhãn với tên gọi mới là “sản phẩm dinh dưỡng”, hoặc không ghi nhãn.
Phản hồi với ghi nhận thị trường này, Cục Quản lý giá cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị này nhận được thông báo giá bán các sản phẩm của 4 công ty. Các doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chính của việc điều chỉnh tăng giá bán của các sản phẩm trên là do thời gian qua giá vốn hàng bán thay đổi, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí tiền lương điều chỉnh tăng..., nên doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán.
Tuy nhiên, các mặt hàng này đều không có sản phẩm nào có tên là “sữa”! Vì vậy, các công ty chỉ việc gửi thông báo tăng giá và cơ quan chức năng không thể can thiệp. Thế nhưng, tại các đại lý, các sản phẩm được người bán hàng và người tiêu dùng gọi tên là “sữa” đều tăng giá.
Xem xét từ khía cạnh thị trường, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã kiến nghị Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra 3 vấn đề về thương phẩm, chất lượng và giá cả mặt hàng, không thể chỉ kỳ vọng vào giá.
Theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng của Bộ Y tế, nhiều sản phẩm trước đây được ghi là sữa và đăng ký giá tại Bộ Tài chính, các sở tài chính, đã được doanh nghiệp thay đổi tên gọi và đăng ký với tên gọi mới như thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... Sự “lệch pha” giữa tên gọi trên nhãn hàng và tên gọi thực tế của sản phẩm trong sử dụng hàng ngày đang trở thành điểm khúc mắc trong quản lý của cơ quan chức năng đối với giá sữa.